Phân tích
“VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH”
(Trích “Thượng kinh kí sự” – Lê Hữu Trác)
1.
Lí thuyết
1.1. Tác giả:
Lê Hữu Trác (1724 - 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông,
người làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (tỉnh Hưng
Yên).
- Ông là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn
sách, mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học. Bộ “Hãi Thượng y tông tâm lĩnh” gồm 66 quyển, là công trình nghiên cứu
y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam.
- “Thượng kinh
kí sự” là tập kí sự bằng tiếng Hán, hoàn thành năm 1783, được xếp ở cuối bộ
“Hãi Thượng y tông tâm lĩnh” như một
quyển phụ lục.
1.2.
Tác phẩm:
- “Thượng kinh
kí sự” là tập kí sự bằng tiếng Hán, hoàn thành năm 1783, được xếp ở cuối bộ
“Hãi Thượng y tông tâm lĩnh” như một
quyển phụ lục.
- “Thượng kinh
kí sự” tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh và
quyền uy, thế lực của nhà chúa – những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong
chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh
Sâm. Qua đó người đọc thấy được thái độ coi thường danh lợi của tác giả. Tác phẩm
kết thúc với việc Lê Hữu Trác được về lại quê nhà, trở về với cuộc sống tự do
trong tâm trạng hân hoan, tiếp tục cống hiến đời mình cho y thuật.
- Đoạn trích “Vào
phủ chúa Trịnh” nói về việc Lê Hữu Trác lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ
chúa để bắt mạch, kê đơn cho Trịnh Cán.
1.3.
Đọc hiểu văn bản
1.3.1. Kể lại con đường mà Lê Hữu Trác vào trong phủ và quang cảnh trong phủ chúa Trịnh (từ đầu – “nhưng phiền một nỗi là không có dịp”)
- Tác giả đề cập ngay đến thời gian khi mới mở đầu câu
chuyện “Mồng 1 tháng 2” lại “Sáng tinh mơ” thì ông đã nghe tiếng gõ cửa
rất gấp. “Có thánh chỉ triệu cụ vào!”, quan báo tin rằng thế tử Trịnh Cán lâm bệnh
nên điều ông vào cung để chữa trị.
- Ông đi vào phủ và chứng kiến cảnh tượng huy hoàng, xa
hoa, vàng son, tráng lệ nơi cung cấm.
+ Ông được dẫn qua tận mấy lớp cửa, đâu đâu cũng là
cây cối um tùm, lại thêm “chim kêu ríu
rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”. Dù trên đường đi,
ông bị quân lính chạy như ngựa lồng, bị xóc đến khổ không nói hết, nhưng thật
công nhận khung cảnh đường đi thật lãng mạn, lộng lẫy, trăng thanh gió mát.
+ Những dãy hành lang san sát, quanh co liên tiếp nối nhau, lính cáng, quan lại làm việc nhộn nhịp, tấp nập, bận rộn, chạy như mắc cưỡi.
+ Ông tận mắt thấy cảnh tượng nơi chốn phồn hoa, ông mới
hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường. Nơi đây như một khu
vườn địa đàng nào đó trên tiên giới trong các truyện cổ tích dân gian. Ông còn
ngâm thơ để ghi nhớ việc này:
“Lính nghìn cửa
vác đòng nghiêm nhặt
Cả trời Nam sang
nhất là đây!
Lầu từng gác vẽ
tung mây,
Rèm châu, hiên ngọc,
bóng mai ánh vào
Hoa cung thoảng ngạt
ngào đưa tới
Vườn ngự nghe vẹt
nói đòi phen
Quê mùa cung cấm
chưa quen,
Khác gì ngư phủ
đào nguyên thuở nào!”
=> Tác giả đã bộc lộ những nét suy nghĩ chân thành
khi lần đầu trong đời bắt gặp một nơi giàu sang khó tin như thế. Ông không phải
là người sống ham vinh hoa phú quý, sống trong cảnh nhung lụa, nhưng khi đến
nơi đây, thực làm lòng người khó kìm nén cảm xúc bồi hồi vì nó quá đẹp. Ông
cũng đã cất tiếng ngợi ca vẻ đẹp lung linh như trong mơ ấy.
+ Tuy có xa lạ chưa quen nhưng ông không hề tỏ vẻ sợ
hãi, choáng ngợp, ngơ ngác trước cảnh uy nghi, tráng lệ này. Vẫn rất điềm
nhiên, bình tĩnh và đi theo chỉ dẫn của lính. Qua đến điếm, có mấy cái cây lạ
lùng, những còn đá kì lạ. Trong điếm thì cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật
xinh đẹp. => Ông đã quan sát rất kĩ, dù quân lính đưa ông đi thoáng qua
nhưng con mắt tinh ý của ông không thể bỏ lỡ những khoảnh khắc kì thú này.
+ Qua dãy hành lang phía Tây, đến một cái nhà lớn, cao
và rộng, hai bên là hai cái kiệu dành cho vua chúa. Đồ dùng cho vua chúa đều được
sơn son thếp vàng.
+ Lại tiếp tục qua một cửa, cột đều sơn son thếp vàng.
Ông vừa đi qua Đại đường, cái nhà này là Quyển bổng, cái gác là gác tía. Phòng
dùng trà của thế tử nên gọi là phòng trà. => Sự phân chia rất rõ ràng cụ thể,
sự tôn kính đặc biệt dành cho vua chúa.
+ Ông được đặt ngồi giữa hàng ghế của các lương y. Tuy
ông làm nghề rất giỏi, được mọi người biết đến nhưng không hề kêu ngạo, ra vẻ
tài giỏi, nhưng cũng không hề khúm núm, run sợ, và rất chững chạc, lịch sự. “Tôi là kẻ ở nơi quê mùa, làm sao biết được
các vị ở nơi triều đình đông đúc như thế này?”
+ Ông theo lời quan vào ăn cơm sáng ở tại điếm Hậu mã.
Mâm cơm ăn cũng là mâm vàng, chén bạc, toàn của ngon vật lạ. Ông bây giờ mới được
cảm nhận cái phong vị của nhà đại gia.
1.3.2. Diễn biến quá
trình Lê Hữu Trác bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán (phần còn lại)
+ Sau bữa cớm sáng thịnh soạn, ông được đưa đến phòng
của thế tử, một căn phòng khang trang, được trang trí lộng lẫy, hoa lệ, có người
hầu hai bên, đèn chiếu sáng xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt.
+ Ông lạy bốn lạy trước khi vào.
+ Ông khúm núm đến xem mạch cho thế tử, xem rất kĩ, cả
lưng, bụng, chân tay một lượt.
+ Ông chẩn đoán bệnh của thế tử, ông mạnh dạn nói lên
bệnh tình hiện tại, vì thế tử “ăn quá no,
mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi” với lại “nguyên khí hao mòn, tổn thương quá mức.” => Ông đã nói lên được
căn bệnh ngu dốt, ăn uống xa xỉ, thừa mứa, lãng phí của bọn vua chúa. Chốn trướng
phủ màng che ấy làm con người ngày càng hao mòn, vì chỉ lo hưởng thụ mà không
lao động, vận động chân tay đầu óc thì làm sao có được sức khỏe tốt.
+ Ông thấy được sự ngu dốt của bọn quan đông y, chỉ lo
dùng loại thuốc công phạt, sẽ làm người bệnh càng yếu đi. Mà họ lại không biết
rằng ta nên dùng phương thuốc hòa hoãn.
+ Nhưng rồi tấm lòng của một người lương y tâm huyết,
mẫu mực đã không cho phép ông làm trái với lương tâm của mình. Mà phải dốc hết
cả lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của ông cha ta.
+ Ông quyết tâm chữa bệnh cho thế tử. Ông nói với quan
tình trạng của người bệnh, cách dùng thuốc là phải thật bổ để bồi dưỡng tì và
thận, cốt giữ được cái căn bản tiên nhiên, và làm nguồn gốc cho cái hậu thiên.
Thế rồi ông kê đơn thuốc.
=> Ông đã làm đứng với thiên lương của một người thầy
thuốc chân chính, dùng cả tấm lòng để trị bệnh.
Tất cả những gì qua con mắt tinh ý của ông Trác đã cho
ta thấy được một xã hội mà vua chúa lợi dụng chức quyền mưu cầu danh lợi, chỉ
biết đến bản thân => một triều đại suy đồi, sắp diệt vong vì bọn sâu đục thủng
bộ máy nhà nước, dân chúng sẽ rơi vào cảnh lầm than.
2.
Luyện tập
Đề:
Phân
tích ngòi bút miêu tả chi tiết của tác giả để vẽ lại một bức tranh sinh động về
cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh.
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Lê Hữu Trác và tác phẩm “Vào phủ
chúa Trịnh”
- Qua đó thấy được ngòi bút tài hoa của tác giả, đã
miêu cả một bức họa sinh động về cuộc sống giàu sang, xa hoa của phủ chúa.
2. Thân bài:
Tác giả đã dùng ngòi bút điệu nghệ, tài hoa của mình để
miêu tả quang cảnh khi trên đường vào phủ của người danh y được vua triệu hồi
vào cung để chữa bệnh trong thế tử Trịnh Cán.
Tác giả đề cập ngay đến thời gian khi mới mở đầu câu
chuyện “Mồng 1 tháng 2” lại “Sáng tinh mơ” thì ông đã nghe tiếng gõ cửa
rất gấp. “Có thánh chỉ triệu cụ vào!”,
quan báo tin rằng thế tử Trịnh Cán lâm bệnh nên điều ông vào cung để chữa trị.
Ông đi vào phủ và chứng cảnh tượng huy hoàng, vàng
son, tráng lệ nơi cung cấm
+ Ông được dẫn qua tận mấy lớp cửa, đâu đâu cũng là
cây cối um tùm, lại thêm “chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang
thoảng mùi hương”. Dù trên đường đi, ông bị quân lính chạy như ngựa lồng, bị xóc
đến khổ không nói hết, nhưng thật công nhận khung cảnh đường đi thật lãng mạn,
lộng lẫy, trăng thanh gió mát.
+ Những dãy hành lang san sát, quanh co liên tiếp nối
nhau, lính cáng, quan lại làm việc nhộn nhịp, tấp nập, bận rộn, chạy như mắc cưỡi.
+ Ông tận mắt thấy cảnh tượng nơi chốn phồn hoa, ông mới
hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường. Nơi đây như một khu
vườn địa đàng nào đó trên tiên giới trong các truyện cổ tích dân gian. Ông còn
ngâm thơ để ghi nhớ việc này:
“Lính nghìn cửa
vác đòng nghiêm nhặt
Cả trời Nam sang
nhất là đây!
Lầu từng gác vẽ
tung mây,
Rèm châu, hiên ngọc,
bóng mai ánh vào
Hoa cung thoảng ngạt
ngào đưa tới
Vườn ngự nghe vẹt
nói đòi phen
Quê mùa cung cấm
chưa quen,
Khác gì ngư phủ
đào nguyên thuở nào!”
Tác giả đã bộc lộ những nét suy nghĩ chân thành khi lần
đầu trong đời bắt gặp một nơi giàu sang khó tin như thế. Ông không phải là người
sống ham vinh hoa phú quý, sống trong cảnh nhung lụa, nhưng khi đến nơi đây, thực
làm lòng người khó kìm nén cảm xúc bồi hồi vì nó quá đẹp. Ông cũng đã cất tiếng
ngợi ca vẻ đẹp lung linh như trong mơ ấy.
Tuy có xa lạ chưa quen nhưng ông không hề tỏ vẻ sợ
hãi, choáng ngợp, ngơ ngác trước cảnh uy nghi, tráng lệ này. Vẫn rất điềm
nhiên, bình tĩnh và đi theo chỉ dẫn của lính. Qua điếm, có mấy cái cây lạ lùng,
những còn đá kì lạ. Trong điếm thì cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật
xinh đẹp. => Ông đã quan sát rất kĩ, dù thoáng qua nhưng con mắt tinh ý của
ông không thể bỏ lỡ những khoảnh khắc kì thú này.
Qua dãy hành lang phía Tây, đến một cái nhà lớn, cao
và rộng, hai bên là hai cái kiệu dành cho vua chúa. Đồ dùng cho vua chúa đều được
sơn son thếp vàng.
Lại tiếp tục qua một cửa, cột đều sơn son thếp vàng.
Ông vừa đi qua Đại đường, cái nhà này là Quyển bổng, cái gác là gác tía. Phòng
dùng trà của thế tử nên gọi là phòng trà. => Sự phân chia rất rõ ràng cụ thể,
sự tôn kính đặc biệt dành cho vua chúa.
+ Ông được đặt ngồi giữa hàng ghế của các lương y. Tuy
ông làm nghề rất giỏi, được mọi người biết đến nhưng không hề kêu ngạo, ra vẻ
tài giỏi, nhưng cũng không hề khúm núm, run sợ, và rất chững chạc, lịch sự. “Tôi là kẻ ở nơi quê mùa, làm sao biết được
các vị ở nơi triều đình đông đúc như thế này?”
+ Ông theo lời quan vào ăn cơm sáng ở tại điếm Hậu mã.
Mâm cơm ăn cũng là mâm vàng, chén bạc, toàn của ngon vật lạ. Ông bây giờ mới được
cảm nhận cái phong vị của nhà đại gia.
+ Sau bữa cớm sáng thịnh soạn, ông được đưa đến phòng
của thế tử, một căn phòng khang trang, được trang trí lộng lẫy, hoa lệ, có người
hầu hai bên, đèn chiếu sáng xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt. Ông lạy bốn
lạy trước khi vào rồi ông khúm núm đến xem mạch cho thế tử, xem rất kĩ, cả
lưng, bụng, chân tay một lượt.
+ Ông chẩn đoán bệnh của thế tử, ông mạnh dạn nói lên
bệnh tình hiện tại, vì thế tử “ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi” với lại
“nguyên khí hao mòn, tổn thương quá mức.” => Ông đã nói lên được căn bệnh
ngu dốt, ăn uống xa xỉ, thừa mứa, ngu dốt của bọn vua chúa. Chốn trướng phủ
màng che ấy làm con người ngày càng hao mòn, vì chỉ lo hưởng thụ mà không lao động,
vận động chân tay đầu óc thì làm sao có được sức khỏe tốt.
+ Ông thấy được sự ngu dốt của bọn quan đông y, chỉ lo
dùng loại thuốc công phạt, sẽ làm người bệnh càng yếu đi. Mà họ lại không biết
rằng ta nên dùng phương thuốc hòa hoãn.
+ Nhưng rồi tấm lòng của một người lương y tâm huyết,
mẫu mực đã không cho phép ông làm trái với lương tâm của mình. Mà phải dốc hết
cả lòng thành, để nối tiếp cái lòng trung của ông cha ta.
+ Ông quyết tâm chữa bệnh cho thế tử. Ông nói với quan
tình trạng của người bệnh, cách dùng thuốc là phải thật bổ để bồi dưỡng tì và
thận, cốt giữ được cái căn bản tiên nhiên, và làm nguồn gốc cho cái hậu thiên.
Thế rồi ông kê đơn thuốc.=> Ông đã làm đứng với thiên lương của một người thầy
thuốc chân chính, dùng cả tấm lòng để trị bệnh.
Tất cả những gì qua con mắt tinh ý của ông Trác đã cho
ta thấy được một xã hội mà vua chúa lợi dụng chức quyền mưu cầu danh lợi, chỉ
biết đến bản thân => một triều đại suy đồi, sắp diệt vong vì bọn sâu đục thủng
bộ máy nhà nước, dân chúng sẽ rơi vào cảnh lầm than.
Thật sự phải có một con mắt tinh tế, một trái tim đầy
cảm nhận, một tâm hồn, một nhân cách cao thượng thì tác giả mới có thể có cái
nhìn chi tiết, chân thực về cuộc sống giàu sang chốn cung cấm. => Thấy được
biệt tài không chỉ là bốc thuốc chữa bệnh mà còn là một nhà văn tài ba, một con
người với thiên lương cao đẹp, đáng trân trọng, nể phục.
3. Kết bài:
Bằng ngòi bút quan sát tinh tế và ghi chép chi tiết
chân thực, sâu sắc, sắc sảo, tác giả đã vẽ nên bức họa đẹp lộng lẫy nơi phủ
chúa Trịnh quyền quý, nhưng bên cạnh đó cũng là bức biếm họa về cuộc sống xa
hoa, chỉ biết ăn chơi xa đoạn mà không lo gì đến vận mệnh của đất nước.