Phân tích bài thơ “HẦU TRỜI

(Tản Đà)

 

1. Lí thuyết

1.1. Tác giả:

Tản Đà (1889 - 1939) tên khai sinh là Nguyễn Khắc Hiếu, quê ở làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây). Ông sinh ra và lớn lên trong buổi giao thời, Hán học đã tàn, mà Tây học cũng mới bắt đầu, nên con người ông, kể cả học vấn, lối sống và sự nghiệp văn chương đều mang dấu ấn “người của hai thế kỉ” (Hoài Thanh). Ông theo học chữ Hán từ nhỏ, nhưng sau hai khóa thi Hương hỏng, ông bỏ thi, chuyển sang sáng tác văn chương quốc ngữ.


- Những năm 20 của thế kỉ XX, tên tuổi của Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng trên thi đàn. Các tác phẩm: “Khối tình con I, II” (thơ – 1916, 1918), “Giấc mộng con I, II” (truyện phiêu lưu viễn tưởng – 1916, 1932), “Thơ Tản Đà” (1925), …

- Tâm hồn ông mới mẻ, “cái tôi” lãng mạn bay bổng, phóng khoáng và ngông nghênh, vừa cảm thương, ưu ái trong thơ văn ông đã chinh phục bao thế hệ độc giả mới đầu thế kỉ XX. Giữa lúc thơ phú nhà nho tàn cuộc, Tản Đà có lối đi riêng, vừa tìm về với ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc, vừa có những sáng tạo độc đáo, tài hoa.

- Thơ văn của ông được xem là gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.

1.2. Tác phẩm:

Bài thơ “Hầu trời” được in trong tập “Còn chơi” xuất bản lần đầu năm 1921. Trong tác phẩm này còn có những bài nổi tiếng khác như: “Thề non nước”, “Hỏi gió”, “Cảm thu tiễn thu”, …

1.3. Đọc hiểu bài thơ:

1.3.1. Vài nét giới thiệu về câu chuyện Tản Đà sắp kể:

- Tìm hiểu cốt truyện trong bài thơ:

Bài thơ “Hầu trời” là một tác phẩm rất mới mẻ, với nhiều sáng tạo độc đáo của nhà thơ. Mạch thơ rõ ràng, hấp dẫn, với cốt truyện đơn giản nhưng thú vị và bay bổng. Nhà thơ đang nằm một mình, cảm thấy không vui nên dậy nấu nước ấm uống rồi bỗng nhiên ngâm thơ, đọc văn. Lúc ấy người thi nhân chẳng may làm kinh động đến chốn trời cao, tiên bèn xuống hỏi rồi đưa ông lên gặp Trời. Ông được được đón tiếp thật trang trọng ở chốn thiên đình, mọi người mời ông giới thiệu về bản thân rồi đọc ngâm thơ giãi bày tâm tư cùng Trời và các chư tiên. Vì thơ quá hay, làm lay động cả Trời nên ông được khen ngợi không ngớt lời rồi sai người đưa về hạ giới. Những liên tưởng độc đáo tạo nên cảm giác hiếu kì cho người đọc.


“Đêm qua chẳng biết có hay không

Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.

Thật hồn ! Thật phách ! Thật thân thể !

Thật được lên tiên – sướng lạ lùng.”

- Nhà thơ đã bắt đầu câu chuyện thú vị của mình với ngôn từ gần gũi, giản di, giọng điệu tự nhiên và hóm hỉnh. Ông kể lại câu chuyện lạ đời vào đêm qua, nêu lên lí do lên hầu Trời, rất mộc mạc và dễ tiếp nhận vì nó quá thực và dễ tin.

“Nguyên lúc canh ba nằm một mình

Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh

Nằm buồn ngồi dậy đun nước uống

Uống xong ấm nước, nằm ngâm văn”

 Ông đón nhận những điều xảy ra rất điềm nhiên, không lo sợ “chẳng phải hoảng hốt, không mơ màng”, ông khẳng định mình rất tỉnh táo. Âm thanh của tiếng ngâm thơ vào lúc đêm khuya thanh vắng đã làm kinh động đến giấc ngủ quý giá của Trời cao, thế là ông được tiên đưa lên hầu Trời.

- Ông kể lại câu chuyện thần kì ấy một cách tự nhiên, vô tư như là chuyện có thật trên đời:

Thật hồn ! Thật phách ! Thật thân thể !

Thật được lên tiên – sướng lạ lùng.

+ Cấu trúc câu đặc biệt, câu ngắn với dấm chấm than đầy biểu cảm.

+ Điệp cú pháp “Thật … !” tạo nên âm điệu nhip nhàng.

=> Tác giả đã khẳng định lối kể rất thật của mình, và điều đó làm ông vui, phấn khích, sung sướng lạ lùng, cảm xúc thật khó tả.

- Qua những câu thơ mở đầu, ta thấy được tâm hồn yêu đời lạc quan vui sống của nhà thơ, “Chơi văn ngâm chán lại chơi trăng”, rồi lại “cùng bóng đi tung tăng” khoảng không gian tĩnh lặng, ông không ngủ mà nằm ngâm thơ, rồi ngắm trăng. Bởi thế mà hồn thơ của ông lúc nào cũng bay bổng và tự nhiên thu hút đến lạ, “Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà” ấy lôi cuốn cả Trời cao.

- Ông lại miêu cả khung cảnh của thiên đình khi lần đầu được lên tiên:

“Người tiên nghe tiếng lại như quen …

Cửa son đỏ chói, oai rực rỡ …

Ghế bành như tuyết vân như mây …”

Khung cảnh mà ông ao ước mãi mới được thấy, nơi cao sang quý phái nhưng ông ngỡ như rất quen thuộc, lung linh, lộng lẫy và tráng lệ vô cùng.

1.3.2. Thi nhân ngâm thơ cho các vị chư tiên cùng nghe

Khi làm xong các nghi lễ cung kính với Trời, khi các chư tiên đã an tọa tĩnh túc, yên lặng lắng nghe, Trời còn ưu ái cho nhấp chén nước để lấy giọng trước khi đọc, ông thưa:

Dạ bẩm lạy Trời con xin đọc.”

- Ông đọc văn theo một trình tự hợp lí, thống nhất:

“Đọc hết văn vần sang văn xuôi

Hết văn thuyết lí lại văn chơi” …

“Thần tiên, Giấc mộng văn tiểu thuyết

Đài gương,Lên sáu văn vị đời

Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch

Vừa đọc văn nhưng ông cũng không quên thể hiện cá tính ngông đáng yêu của mình, ông nhấp thêm ngụm chè cho giọng thêm thanh:

“Đương cơn đắc ý đọc đã thích”


rồi lại tự khen mình “Văn dài hơi tốt ran cung mây”, ông vô cùng tự nhiên mà khảng khái thoải mái ngâm văn thơ đến nỗi Trời “lấy làm hay”, ngôi sao “lè lưỡi”, Hằng Nga, Chức Nữ “chau mày”, Tiểu Ngọc thì “lắng tai đứng”.

Những câu văn hài hước cũng làm cho Trời bật cười vì vui thích, chư tiên thì ao ước có được những vần thơ hay như vậy, lắm lối, giàu ngôn từ, muốn nhà thơ gánh lên chợ Trời mà bán.

1.3.3. Cuộc trò chuyện giữa thi nhân và Trời

Ngoài ra, nhà thơ còn mượn lời Trời để tự khen mình:

Trời lại phê cho: Văn thật tuyệt!

Văn trần được thế chắc có ít

Nhời văn chuốt đẹp như sao băng

+ Lời thơ đầy vần điệu, đọc nghe thật bắt tai.

+ Nhà thơ sử dụng những so sánh liên tưởng độc đáo, sáng tạo lặp lại cấu trúc “như” “sao băng”, “mây chuyển”, “sương”.

=> Bằng những tưởng tượng thiên tài của mình, Tản Đà đã cho thấy tài năng làm thơ điệu nghệ của mình. Ông bộc lộ quan niệm mới mẻ về nghề viết văn chân chính và thể hiện cái tôi cá nhân đầy tích cực và cá tính mạnh mẽ.

 

Cảnh hầu Trời của thi nhân

- Ông hiên ngang khẳng định cái tôi tài năng và tự tin giới thiệu tên họ quê quán:

Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn

Quê ở Á châu về Địa cầu

Sông Đà núi Tản nước Việt Nam

Ít nhà thơ làm được như Tản Đà khi ông dám nói ra tên thật của mình chứ không phải là bút danh, có lẽ đó là một sự cung kính tôn trong với Trời cao. Ông vỗ ngực xưng tên, giới thiệu quê hương => Sự tự hào khi là con đất Việt, lòng tự tôn dân tộc được nêu cao.

Ông thể hiện cái ngông của người có tài và biết trân trọng, thật dí dỏm và hóm hỉnh, ông tự biết và yêu cái cá tính đó của mình, ông bị đày xuống hạ giới cũng “vì tội ngông”.

- Tác giả thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ làm con dân trong thiên hạ nói chung và của một người thi nhân, người nghệ sĩ nói riêng. Ông đề cập đến việc “thiên lương” của nhân loại. Theo ông, thiên lương của mỗi con người phụ thuộc vào sự tu dưỡng của bản thân. Ở những tác phẩm khác, Tản Đà vẫn tự nhận mình là người được Trời trao cho nhiệm vụ làm sao cho thiên lương được hưng thịnh ở hạ giới:

“Hai chữ thiên lương thằng Hiếu nhớ

Dám xin không phụ Trời trông mong”

(“Tiễn ông Công lên chầu Trời” – Tản Đà)

=> Nghệ thuật vị nhân sinh đã được tác giả thể hiện ở việc sống trên trời phải vì lương tâm, sống có ích cho đời, giữ thiên lương cho lành vững, đạo làm người không thể quên. Đó chính là ý nghĩa cao cả của văn chương, nghệ thuật. Có cơ hội được bày tỏ tâm sự nên Tản Đà đã chia sẻ những suy nghĩ, tâm tư, nỗi lòng về nghề văn cũng như về cuộc đời. Ông nói rằng nghề văn kiếm tiền rất khó, kiếm được thì ít mà tiêu thì nhiều nên hoàn cảnh rất khó khăn vất vả, ông có vốn liếng một bụng văn đó nhưng làm mãi quanh năm mà chẳng đủ tiền sinh sống qua ngày. Nghiệt ngã thay, tuổi tác của ông ngày càng cao, sức non yếu đã hiện rõ thì chỉ biết cố gắng để che chống. Tản Đà đã coi nghề văn là nghề chính để kiếm sống, lại rất yêu nghề, ông được coi là người tiên phong đặt nền móng cho Thơ mới, ông đã hành văn bằng cả con tim, cả tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng và đầy tình cảm của mình. Ông làm văn vì đam mê, có lẽ vì thế mà ông tự an ủi bản thân bằng những lời lẽ đầy cảm thương, có chút buồn tủi: “Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết!

- Đoạn cuối là nhà thơ kể sau buổi hầu trời được chư tiên đóng xe tiễn về dương thế, cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng đọng lại bao cảm xúc khó tả “Hai hàng lụy biệt giọt sương rơi”. Tản Đà quay về hạ giới trong đêm khuya sao thưa vắng vẻ, chỉ có trăng tà là người bạn đưa lối, soi bước cho Đà về đến nơi. Nhà thơ bày tỏ chút tiếc nuối vì khó có cơ hội được lên hầu Trời lần nữa.

Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!”

- Hình thức của bài thơ là một câu chuyện vui vẻ, hóm hỉnh, ngôn từ rất đời thường, giọng điệu văn xuôi và ngôn ngữ bình dân đã mang lại cho người đọc những điều thật thú vị trong tâm hồn nhà thơ, nhưng qua đó ta cũng cảm nhận được tấm lòng của Tản Đà đối với sự nghiệp mình đã chọn, đối với thiên lương mà mình hướng tới, khẳng định tài năng của người nghệ sĩ và cái tôi đầy cá tính

2. Luyện tập

Đề: Anh (chị) hiểu thế nào là “ngông”? Cái “ngông” trong văn chương thường bộc lộ một thái độ sống như thế nào? Cái “ngông” của thi sĩ Tản Đà trong bài thơ được biểu hiện ở những điểm nào và có thể giải thích ra sao?

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Tản Đà và tác phẩm “Hầu Trời”

- Giới thiệu cái “ngông” trong thơ văn nói chung và của Tản Đà nói riêng.

2. Thân bài:

- Giải thích cái “ngông”: là một chút tự hào và vững tin về ngòi bút của các nhà thơ, nhà văn, khẳng định tài năng và cái tôi cá nhân trong mỗi tác phẩm. Dù học có trải qua bao nhiêu khó khăn, vấp ngã nhưng họ vẫn ngẩng cao đầu, tự mình nói lên chính mình một cách hiên ngang và ngạo nghễ. Ngông là thái độ chưa hài lòng với bản thân mà muốn vượt ra khỏi ranh giới của bản thân, của những cái tầm thường mà mưu cầu nghiệp lớn, phi thường và to tát hơn. Họ ngông vì họ có khả năng và tin tưởng tưởng bản thân mình làm được, rất hiện thực chứ không hề mơ tưởng viễn vông.

- Dẫn chứng các hồn thơ thể hiện cái “ngông”:

+ Nguyễn Công Trứ ngông và ngất ngưởng. Cái “ngất ngưởng” khác người ấy thể hiện ở cách sống không giống ai. Ông hoạt động hết mình, say mê làm việc và cống hiến, không ngại gian lao vất vả, vì ông luôn tâm niệm rằng:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông”

Nguyễn Công Trứ tự tách mình ra khỏi cái trật tự xã hội mục nát, lố lắng, nhiều kẻ vỗ ngực xưng tên là đấng quân tử. Xã hội phong kiến đương thời tưởng như bằng phẳng, êm ấm, nhưng thực chất thối nát. Ông không muốn mình bị “đồng hóa” nên mới tìm cho mình một hướng đi riêng, một con đường chân chính.

+ Nguyễn Duy đứng từ cỏ dại bụi bặm nhìn ra thế giới:

“Địa cầu mải miết suy tư

Cho râu tóc cỏ rối bù trong đêm”

(“Cỏ dại” – Nguyễn Duy)

Từ những người dân giã, bé nhỏ họ khao khát chiếm lĩnh trung tâm, thể hiện ý thức vai trò của bản thân.

+ Phan Bội Châu đã đề cập đến chí làm nam nhi trên đời:

Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời

Đã là kẻ làm trai trong thiên hạ thì cần phải biết trách nhiệm bổn phận của mình với đất nước, phải cống hiến hết mình. Nam nhi không thể ngồi yên mà nhìn “càng khôn” tự chuyển dời. Đó chính là ý nghĩa của từ “mong có điều lạ”, phải sống nhiệt huyết, có mưu cầu xây dựng nghiệp lớn, xoay chuyển trời đất, sống phi thường, hiển hách chứ không thể ngồi yên mà chấp nhận số phận, sống tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi, than thân trách phận. Đó chính là nỗi khát khao mãnh liệt được góp công cho đời.

- Con người thể hiện tầm vóc của mình không hề nhỏ bé trong vũ trụ. Đấng nam nhi ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc. Dưới thời phong kiến xưa cũ thì người ta quan niệm rằng, con người sinh ra đã gắn với một số phận, định mệnh mà khó thay đổi được. Nhưng Phan Bội Châu đã rất táo bạo, mới mẻ, không chấp nhận điều đó, chủ động xoay chuyển đất trời.

- Cái “ngông” của Tản Đà:

Tâm hồn ông mới mẻ, “cái tôi” lãng mạn bay bổng, phóng khoáng và ngông nghênh, vừa cảm thương, ưu ái trong thơ văn ông đã chinh phục bao thế hệ độc giả mới đầu thế kỉ XX. Giữa lúc thơ phú nhà nho tàn cuộc, Tản Đà có lối đi riêng, vừa tìm về với ngọn nguồn thơ ca dân gian và dân tộc, vừa có những sáng tạo độc đáo, tài hoa. Thơ văn của ông được xem là gạch nối giữa hai thời đại văn học của dân tộc: trung đại và hiện đại.

Khi nói về “ngông”, theo cuốn “Tản Đà thơ và đời” ông cho rằng:

Ngông trước hết là một tính cách. Biểu hiện của tính cách đó là những hành động khác đời gây nên sự chú ý của số đông, những hành động ngông thường mang tính chất ngang tàng, phóng túng, đùa cợt.Tính cách ngông biểu hiện một mâu thuẫn với số đông bình thường, nó tách ra, nổi lên.Tính cách ngông vừa mang tính bi kịch lại vừa mang tính hài kịch và nó là sự phủ định thực tại, chỉ trích thực tại bằng sự giễu cợt và khinh thường.

Ngông cũng là một cách sống, cách sống ấy vượt ra ngoài khuôn khổ của xã hội đương thời, trở thành một thách thức với xã hội đó. Cách sống ấy mang tính chất chủ quan và coi thường dư luận xã hội.

Ngông còn là một hiện tượng tư tưởng: đó là tư tưởng bất mãn, bất đắc chí, bất cần đời, khinh thế ngạo vật.

Một con người không có bản lĩnh không thể ngông, không có tâm sự không thể ngông, không đối kháng và phủ định thực tại trong những khía cạnh nào đó cũng không thể ngông”.

Qua những lời mà chính Tản Đà chiêm nghiệm, ta có thể hiểu “ngông” thể hiện thái độ, phản ứng của người nghệ sĩ tài hoa có cốt cách, tâm hồn khác biệt với người thường, không chấp nhận sự đơn điệu mà luôn phá cách, sống phóng túng, tự do khẳng định cá tính và bản lĩnh của mình.

+ Trong bài thơ “Hầu Trời”, Tản Đà đã thể hiện một cái ngông rất riêng và cá tính. Thể hiện ở:

+ Việc giới thiệu về câu chuyện Tản Đà sắp kể

+ Cuộc trò chuyện và ngâm thơ cho các vị chư tiên cùng nghe

+ Cuộc trò chuyện giữa thi nhân và Trời

Bằng những tưởng tượng thiên tài của mình, Tản Đà đã cho thấy tài năng làm thơ điệu nghệ của mình. Ông bộc lộ quan niệm mới mẻ về nghề viết văn chân chính và thể hiện cái tôi cá nhân đầy tích cực và cá tính mạnh mẽ.

Nhà thơ đã bắt đầu câu chuyện thú vị của mình với ngôn từ gần gũi, giản di, giọng điệu tự nhiên và hóm hỉnh. Ông kể lại câu chuyện lạ đời vào đêm qua, nêu lên lí do lên hầu Trời, rất mộc mạc và dễ tiếp nhận vì nó quá thực và dễ tin.

Nhà thơ đã bắt đầu câu chuyện thú vị của mình với ngôn từ gần gũi, giản di, giọng điệu tự nhiên và hóm hỉnh. Ông kể lại câu chuyện lạ đời vào đêm qua, nêu lên lí do lên hầu Trời, rất mộc mạc và dễ tiếp nhận vì nó quá thực và dễ tin.

3. Kết bài:

Tản Đà đã mạnh dạn biểu hiện cái tôi cá nhân, một cái tôi ngông nghênh, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình và khao khát được khẳng định giữa cuộc đời.

Bài viết gợi ý: