Soạn bài “LƯU BIỆT KHI
XUẤT DƯƠNG”
(“Xuất dương lưu biệt” – Phan Bội Châu)
Câu 1: Nêu lên bối cảnh lịch
sử đất nước và những ảnh hưởng từ nước ngoài để hiểu bài thơ.
Phong trào yêu nước của
nhân dân ta đầu thế kỷ XX chịu ảnh hưởng của các cuộc cách mạng tư sản bên
ngoài, phong trào yêu nước Việt Nam diễn ra sôi nổi theo hai khuynh hướng
chính:
+ Khuynh hướng bạo động
vũ trang do Phan Bội Châu lãnh đạo.
Sau khi cách mạng Tân
Hợi ở Trung Quốc (1911) thắng lợi, Phan Bội Châu về Trung Quốc thành lập Việt
Nam Quang phục Hội, chủ trương vũ trang chống Pháp ở trong nước, khôi phục độc
lập dân tộc.
+ Khuynh hướng cải cách
dân chủ do Phan Châu Trinh (1782 - 1926) tổ chức. Vào những năm 1906 - 1908,
ông chủ trương cải cách dân chủ nâng cao trình độ dân trí, khuyến khích động
viên tinh thần, cải thiện nâng cao đời sống nhân dân bằng con đường bất bạo
động, công khai việc khai hóa cải cách, chấn hưng văn hóa, công nghệ, chống lại
vấn đề mê tín dị đoan.
Các phong trào yêu nước
theo khuynh hướng dân chủ tư sản phản ảnh tinh thần dân tộc của một bộ phận tri
thức, tư sản Việt Nam nhưng tất cả đều thất bại. Nguyên nhân thất bại chính là
do thiếu đường lối đúng đắn. Địa vị kinh tế, chính trị non yếu của giai cấp tư
sản Việt Nam đã không đủ sức lãnh đạo cách mạng.
Tóm lại, cuối thế kỉ
XIX, đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam đang ở thời điểm khủng hoảng, bế tắc về
đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo. Cách mạng Việt Nam ví như "trong
đêm tối không có đường ra"
Như vậy ta có thể thấy,
lúc bấy giờ, đối với các nhà yêu nước Việt Nam, hướng về Nhật Bản nghĩa là
hướng về một chân trời mới với đầy ắp niềm tin và hi vọng, khát khao thoát khỏi
tình cảnh khốn khó hiện tại. Năm 1905, Phan Bội Châu lên đường sang Nhật nhờ
giúp đỡ khí giới, tiền bạc để chống Pháp. Người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho
cuộc bạo động vũ trang này. Hội Duy Tân đã phát động chính trị để nâng cao hiểu
biết. Nhiều sáng tác thơ văn yêu nước và cách mạng phong trào Đông Du gửi về
nước, có tác động mạnh mẽ trong việc động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân
ta.
Phan Bội Châu trước lúc
lên đường sang Nhật đã làm một bài thơ để giã từ bạn bè đồng chí. Đó là
"Lưu biệt khi xuất dương".
Câu 2: Tư duy mới mẻ, táo bạo
và khát vọng hành động của nhà chí sĩ cách mạng trong buổi ra đi tìm đường cứu
nước được biểu lộ như thế nào?
“Sinh vi nam tử yếu
hi kì,
Khẳng hứa càn khôn tự
chuyển di.”
Dịch nghĩa:
“Đã sinh làm kẻ nam
nhi thì cũng phải mong có điều lạ
Há lại để trời đất tự
chuyển vần lấy sao”
Dịch thơ:
“Làm trai phải lạ ở
trên đời
Há để càn khôn tự chuyển
dời”
Phan Bội Châu đã đề cập
đến chí làm nam nhi trên đời. Đã là kẻ làm trai trong thiên hạ thì cần phải
biết trách nhiệm bổn phận của mình với đất nước, phải cống hiến hết mình. Nam
nhi không thể ngồi yên mà nhìn “càng khôn” tự chuyển dời. Đó chính là ý
nghĩa của từ “mong có điều lạ”, phải sống nhiệt huyết, có mưu cầu xây
dựng nghiệp lớn, xoay chuyển trời đất, sống phi thường, hiển hách chứ không thể
ngồi yên mà chấp nhận số phận, sống tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi, than thân
trách phận. Đó chính là nỗi khát khao mãnh liệt được góp công cho đời.
Con người thể hiện tầm
vóc của mình không hề nhỏ bé trong vũ trụ. Đấng nam nhi ý thức trách nhiệm cá
nhân trước thời cuộc. Dưới thời phong kiến xưa cũ thì người ta quan niệm rằng,
con người sinh ra đã gắn với một số phận, định mệnh mà khó thay đổi được. Nhưng
Phan Bội Châu đã rất táo bạo, mới mẻ, không chấp nhận điều đó, chủ động xoay
chuyển đất trời.
- Thái độ quyết liệt
trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ:
“Ư bách niên trung tu
hữu ngã
Khởi thiên tải hậu cánh
vô thùy”
Dịch nghĩa:
“Giữa khoảng trăm năm
này, phải có ta chứ
Chẳng nhẽ ngàn năm sau
lại không có ai (để lại tên tuổi) ư?”
Dịch thơ:
“Trong khoảng trong
năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há
không ai?
Non sông đã chết sống
thêm nhục
Hiền thánh còn đâu học
cũng hoài!”
Con người phải biết sống
cho đời, làm những điều có ích cho đất nước mà người khác không dám làm. Chí
làm trai gắn liền với ý thức của cái tôi tác giả. Đây là một cái tôi đầy trách
nhiệm với cuộc đời. Ta sinh ra không phải để hưởng thụ những thú vui trên đời.
Đó là một khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát, khồng hề phân vân, do dự, tư tưởng ấy
đã vượt ra ngoài tầm vóc giới hạn của vòng luẩn quẩn lợi danh để ghi dấu ấn tên
riêng của mình, lưu danh ngàn đời.
- Tác giả khát vọng hành
động và tư thế buổi lên đường:
“Muốn vượt bể Đông
theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn
ra khơi”
Khát vọng muốn vươn xa khỏi những cái tầm thường, từ “muốn”. Con người không còn là nô lệ, khuất phục trước áp bức bóc lột của chế độ phong kiến tàn nhẫn, mà với khát vọng hiển hách, phát huy hết tài năng, bản lĩnh. => Khẳng định sức mạnh ý chí to lớn của một con người thời đại, khơi dậy sự nhiệt huyết của cả một thế hệ.
Câu 3: Nhận xét về hai câu 6
và 8 của bản dịch thơ so với nguyên tác (đối chiếu với phần dịch nghĩa)?
So với bản phiên âm,
phần dịch thơ có nhiều điều khác biệt:
Câu 6: “Hiền thánh
liêu nhiên tụng diệc si!” – “Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!”
Câu 8: “Thiên trùng
bạch lãng nhất tề phi” – “Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”
Phần phiên âm, tác giả
đã dùng từ Hán Việt, những từ ngữ rất hàm xúc, cô đọng, súc tích, ý thơ sâu sắc
vô cùng. Vì thế mà chí làm trai cũng được thể hiện một cách rõ nét nhất, hiển
hách và khí phách hơn người. Nhưng khi qua bản dịch thơ của Tôn Quang Phiệt, vì
phải tuân thủ những quy tắc thơ, giàu sức biểu cảm, gieo vần điệu mà tác giả đã
làm giảm bớt đi sức mạnh cũng như sự tác động mạnh mẽ đến người đọc. Ý thơ được
bộc lộ không được đong đầy, không được mãnh liệt như phần phiên âm. Mọi thứ như
bay bổng, nhẹ nhàng và nên thơ hơn.
Câu 4: Những yếu tố nào
đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ của bài thơ này?
- Bài thơ được viết nên
bằng giọng thơ tâm huyết, có sức lay động mạnh mẽ, tác phẩm đã khắc họa vẻ đẹp
lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư
tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sục sôi và khát vọng cháy bỏng trong buổi
ra đi tìm đường cứu nước.
- Tình yêu đối với quê
hương đất nước luôn là đề tài làm lay động lòng người, hơn nữa trong thời điểm
sôi nổi của phong trào yêu nước thì bài thơ càng có ảnh hưởng tác động to lớn
đến đồng bào dân tộc.
- Tác giả sử dụng các hình ảnh lớn lao, kì vĩ. Hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ: “bể Đông”, “cánh gió”, “sóng bạc” mang tầm vóc vũ trụ. Đó là một khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát, không hề phân vân, do dự, tư tưởng ấy đã vượt ra ngoài tầm vóc giới hạn của vòng luẩn quẩn lợi danh chật hẹp để ghi dấu ấn tên riêng của mình, lưu danh ngàn đời => để đánh thức ý chí cống hiến sức mình cho đất nước.
- Thể thơ thất ngôn bát
cú Đường luật bằng chữ Hán, cô đọng, hàm xúc làm dội lại trong lòng người đọc
bao nhiêu cảm xúc khó tả. “Lưu biệt khi xuất dương” mang âm điệu của một bản anh
hùng ca, tác giả làm nổi bậc chí làm nam nhi đầy ngạo nghễ nhưng chan chứa tình
yêu và quyết tâm mãnh liệt lên đường cứu nước.