Bài soạn “VỀ LUÂN LÍ XÃ HỘI Ở NƯỚC TA”

(Trích “Đạo đức và luân lí Đông Tây” – Phan Châu Trinh)


 

Câu 1: Cấu trúc đoạn trích gồm 3 phần. Hãy nêu ý chính của từng phần và xác lập mối liên hệ giữa chúng. Chủ đề tư tưởng của đoạn trích là gì?

Về luân lí xã hội ở nước ta” là một đoạn trích trong phần ba của bài “Đạo đức và luân lí Đông Tây” (gồm 5 phần chính, kể cả nhập đề và kết luận), được Phan Châu Trinh diễn thuyết vào đêm 19 – 11 – 1925 tại nhà Hội Thanh niên ở Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh).

- Tác phẩm gồm 3 phần:

+ Phần 1: Tác giả khẳng định rằng ở nước ta chưa có luân lí xã hội, mọi người chưa có ý niệm gì về luân lí xã hội (từ đầu đến “Cái chủ ý bình thiên hạ mất đi đã từ lâu rồi”):

Ở câu văn trên, tác giả đã chỉ ra một vấn đề thực tế rằng, chúng ta không thể hiểu đơn giản rằng luân lí xã hội chẳng qua là tình cảm bạn bè giữa người này với người khác được. Mà hơn hết chúng ta phải đặt ra vấn đề, đưa vào thực tế thời đại mà suy xét khách quan để có cái nhìn đúng đắn.

+ Phần 2: So sánh luân lí xã hội ở nước ta với châu Âu (tiếp theo đến “không có là cũng vì thế”)

Để thấy được những đối lập, khó khăn mà thua thiệt khi nước ta chưa có luân lí xã hội, Phan Châu Trinh đã đề cập ngay đến “Cái xã hội chủ nghĩa” ở bên châu Âu để so sánh, để có cái nhìn thực tế hơn giữa nước ta và châu Âu. Ông dùng phép so sánh mở rộng để thấy được những khác biệt trong tư tưởng tiếp nhận luân lí ở nước ta và châu Âu.

+ Phần 3: Chủ trương truyền bá xã hội chủ nghĩa cho con người Việt Nam (còn lại):

Đoạn trích trên đã toát lên dũng khí của một người yêu nước, dám lên tiếng vạch trần thực trạng đen tối u ám của xã hội, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước. Tác giả đã kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và biểu cảm tạo nên nét độc đáo, lôi cuốn người đọc. Ngôn từ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc kiên quyết, đanh thép, vừa mạnh mẽ vừa nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục.

- Chủ đề tư tưởng của đoạn trích trên:

Đoạn trích trên đã toát lên dũng khí của một người yêu nước, dám lên tiếng vạch trần thực trạng đen tối u ám của xã hội, đề cao tư tưởng đoàn thể vì sự tiến bộ, hướng về một ngày mai tươi sáng của đất nước. Tác giả đã kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và biểu cảm tạo nên nét độc đáo, lôi cuốn người đọc. Ngôn từ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc kiên quyết, đanh thép, vừa mạnh mẽ vừa nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục.

Với Phan Châu Trinh, chủ nghĩa xã hội hay luân lí xã hội là nghĩa vụ trong quan hệ cộng đồng xã hội giữa đồng bào với nhau và giữa nhân dân đối với đất nước. Chúng ta cần coi trọng đoàn thể, ý thức về sự đoàn kết để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc chống chọi trước mọi khó khăn thử thách. Tấm lòng của một con người yêu nước thương dân đã được thể hiện sâu sắc qua đoạn trích này, ghét cường bạo, yêu chính nghĩa, luôn hướng về nhân dân lao động. Bài diễn thuyết này cũng chính là tiếng nói mạnh mẽ của Phan Châu Trinh muốn thay đổi số phận đất nước. Với tầm nhìn xuyên lịch sử, thấu thời đại, ông nhận thấy những trở ngại mà nước ta đang và sẽ gặp phải nên bày tỏ sự thấu hiểu, luôn hướng đất nước đến một tương lai tươi sáng, có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.

Câu 2: Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đã chọn cách vào đề như thế nào để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội?

Tác giả đã đưa ra ý kiến để vạch trần thực trạng mục nát của xã hội Việt Nam trong bài diễn thuyết của mình, khẳng định mạnh mẽ, trực tiếp và đưa ra vấn đề một cách rõ ràng để mọi người thấy rõ tình hình nước ta hiện tại, để không còn ai có những suy nghĩ ngộ nhận về luân lí xã hội ở nước ta. Luân lí xã hội là luân lí của chủ nghĩa xã hội, coi trọng sự bình đẳng của con người, không chỉ quan tâm đến từng gia đình, quốc gia mà còn đến cả thế giới.

Phan Châu Trinh thẳng thắn cho rằng: “Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều. Một tiếng bè bạn không thể thay cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì.”

Riêng về luân lí xã hội là thứ luân lí đang được cổ vũ, khuyến khích và phát triển rộng rãi ở các nước phương Tây thì người dân ta lại chưa có niệm gì, “tuyệt nhiên không ai biết đến”, vậy nên cũng dể hiểu tại sao tác giả dùng từ “dốt nát” để chỉ về tầm vóc hiểu biết của dân ta về luân lí xã hội. Cũng theo Phan Châu Trinh, trong xã hội Việt Nam thời đó, cả luân lí gia đình lẫn luân lí quốc gia đều đã suy đồi, hiêu tàn, dần biến mất. Đây là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng mất nước, chính bên trong bộ máy nhà nước còn không liên kết chặt chẽ thì thù trong giặc ngoài xâm chiếm càng dễ làm lung lay nước nhà hơn.

Ở câu văn trên, tác giả đã chỉ ra một vấn đề thực tế rằng, chúng ta không thể hiểu đơn giản rằng luân lí xã hội chẳng qua là tình cảm bạn bè giữa người này với người khác được. Mà hơn hết chúng ta phải đặt ra vấn đề, đưa vào thực tế thời đại mà suy xét khách quan để có cái nhìn đúng đắn.

=> Cách vào đề của tác giả vô cùng đặc biệt, sáng tạo, trực tiếp và nhạy bén của Phan Châu Trinh.

Câu 3: Trong phần 2, ở hai đoạn đầu, tác giả đã so sánh “bên Âu châu”, “bên Pháp” với “bên ta” về điều gì?

Ông dùng phép so sánh mở rộng để thấy được những khác biệt trong tư tưởng tiếp nhận luân lí ở nước ta và châu Âu:

Cái xã hội chủ nghĩa bên Âu châu rất thịnh hành như thế, đã phóng đại ra như thế, thế mà người bên ta thì điềm nhiên như có kẻ ngủ không biết gì là gì” Ông thẳng thắng chỉ trích thái độ hờ hững xem nhẹ luân lí của nước ta. Ông đưa ra hàng loạt các bằng chứng để chứng minh cho lời mình nói. Đối với châu Âu hay bên Pháp, khi người có chức có quyền lấy sức mạnh mà đè nén áp bức quyền lợi của nhân dân thì họ sẵn sàng “kêu nài, chống cự, thị oai, vận dụng kì cho đến được công bình mới nghe”, họ phô bày sức mạnh về quyền làm người, quyền được đối xử công bằng để đòi lại luân lí. Bởi vì họ có đoàn thể, họ ý thức sẵn sàng làm việc chung, giúp đỡ lẫn nhau và tôn trọng quyền lợi của người khác. Họ hình thành ý thức cá nhân ngay từ thuở sơ khai, họ có ăn có học, biết dùng suy nghĩ và lí trí để hành động. Còn nhìn lại dân ta, một đất nước mà dân chúng bị mù chữ, không được giáo dục, đầu tư học hành thì làm sao phát triển theo kịp châu Âu được. Chính Bác cũng đã đề cập vấn đề này trong phong trào Bình dân học vụ rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Bởi thế mà người dân mình “phải ai tai nấy, ai chết mặc ai”, đi đường gặp chuyện bất bình cũng ngơ mắt đi qua.

Ông chợt nhìn lại xã hội Việt Nam thời cổ sơ cũng không đến nỗi tàn tạ, thối nát như bây giờ, dù sao cũng không trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, ù lì. Họ cũng đã từng biết sống bên vực nhau, coi trọng giúp đỡ lẫn nhau khi hoạn nạn. Ông cha ta từng nói: “Không ai bẻ đũa cả nắm” và “Nhiều tay làm nên bộp”. Họ đã có ý thức về sức mạnh của đoàn thể, biết công ích và cũng biết góp gió thành bão, chụp cây gây rừng. Nhưng bây giờ, nội bộ nước ta. “Dân không biết đoàn thể, không trọng công ích”, còn nữa “học trò trong nước mắc ham quyền tước, ham bả vinh hoa của các triều vua” mà sinh ra tật xấu “giả dối nịnh hót”, bọn chúng xây dựng nền pháp luật, phá tan nát đoàn thể của quốc dân chỉ vì muốn giữ túi tham không đáy.

=> Những so sánh thể hiện thái độ giận dữ, thẳng thắn chỉ ra những sai trái trong nội bộ nước ta. Ông cũng bày tỏ sự đồng cảm, hiểu thấu được nổi khổ của dân, đau xót trước cảnh bi thảm của đất nước, thương dân bị đàn áp dưới ách thống trị tàn bạo của chế độ phong kiến cũ nát. Và khát khao muốn thay đổi xã hội.

Câu 4: Ở các đoạn sau của phần 2, tác giả chỉ ra nguyên nhân của tình trạng “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích” là gì? Tác giả đã đả kích chế độ vua quan chuyên chế ra sao?

Nguyên nhân của tình trạng “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích” đó là dân ta không được giáo dục, nạn mù chữ hoành hành. Người không được giáo dục, dạy dỗ về đạo lí, đạo đức thì sẽ dẫn đến tư tưởng sai lệch.

Vì bộ máy nhà nước lợi dụng quyền hành mà áp bức dân chúng, bọn chúng xây dựng nền pháp luật, phá tan nát đoàn thể của quốc dân chỉ vì muốn giữ túi tham không đáy.

Xã hội bây giờ đã chuyển xu thế chạy theo quan lại chức tước, dẫu cực khổ đến đâu mà có kẻ “mang đai đội mũ, ngất ngưởng ngồi trên” là những người vua quan nằm trên ngôi cao, hay còn có kẻ “áo rộng khăn đeo lúc nhúc lạy dưới” là bọn tôi tớ nịnh bợ quan trên, thì tất cả cũng coi như không có gì. Từ việc trực tiếp chỉ ra vấn đề sai trái đến tức giận và giờ Phan Châu Trinh như yếu lòng đi vì thương xót cho quần chúng nhân dân lao khổ, không được đầu tư đi học để rồi tư tưởng lệch lạc, trong đường đi cũng lầm lỗi.

Câu 5: Nhận xét về cách kết hợp yếu tố biểu cảm với yếu tố nghị luận trong đoạn trích.

- Cấu trúc câu trùng điệp, dồn dập, cũng các cặp từ đối lập nhau như phút trải lòng của tác giả.  

- Tác giả đã kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và biểu cảm tạo nên nét độc đáo, lôi cuốn người đọc.

- Ngôn từ rõ ràng, lập luận chặt chẽ, lúc từ tốn, mềm mỏng, lúc kiên quyết, đanh thép, vừa mạnh mẽ vừa nhẹ nhàng mà đầy sức thuyết phục.

 

Bài viết gợi ý: