Bài soạn “BA CỐNG HIẾN VĨ ĐẠI CỦA CÁC MÁC

(Phri-đrích Ăng-ghen)




Câu 1: Bài điếu văn này có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung của từng phần.

Văn bản “Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác” là bài điếu văn của Ăng-ghen đọc trước mộ Mác. Trong bài điếu văn này, ông chia làm 3 phần chính:

- Phần 1: từ đầu – “bậc vĩ nhân ấy gây ra”: Tác giả thông báo về sự qua đời của Các Mác, đó một sự tổn thất lớn của nhân loại.

Chúng ta cảm thấy trống vắng, tiếc nuối và xót thương do sự qua đời đột ngột của “bậc vĩ nhân” Các Mác. Cũng qua đó thể hiện tình cảm của Ăng-ghen đối với người bạn thân thiết Các Mác.

- Phần 2: tiếp theo – “không làm gì thêm nữa”: Ăng-ghen nêu ra những đóng góp to lớn và đánh giá những cống hiến vĩ đại của Các Mác.

+ Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người.

+ Mác cũng tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra. Đó là quy luật của giá trị thặng dư.

+ Mác đã kết hợp giữa lí luận và thực tiễn

=> Những đóng góp ấy đã đi vào lịch sử nhân loại, đánh dấu tên tuổi của nhà lãnh tụ kiệt xuất, để lại những dấu ấn vô cùng sâu đậm trong lòng mỗi người.

- Phần 3: phần còn lại: Tác giả bày tỏ sự tiếc thương, khẳng định sự bất tử của Các Mác và học thuyết Mác.

=> Các Mác vẫn sống mãi, có giá trị và sức sống trường tồn. Tư tưởng, lý luận ấy của Các Mác và chủ nghĩa Mác là một kho tàng vô giá, mãi mãi cần phải khám phá, hiểu biết, vận dụng và phát triển.

Câu 2: Nêu những đóng góp to lớn của Mác khiến ông trở thành “nhà tư tưởng vĩ đại nhất trong số những nhà tư tưởng hiên đại”

- Cống hiến thứ nhất:

Trong tang lễ của Mác, Ăng-ghen đã đánh giá công lao vĩ đại của Mác: “Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người”, bản chất của quy luật này là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng nghĩa là vật chất (chủ nghĩa duy vật) quyết định ý thức (chủ nghĩa duy tâm). Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội chứ không phải ngược lại, phương thức sản xuất đời sống vật chất quyết định các quá trình sinh hoạt xã hội, chính trị và tinh thần nói chung. Mọi người cho rằng con người và xã hội sống tách biệt độc lập với nhau, không phụ thuộc mật thiết với nhau. Các Mác đã chỉ ra quy luật rằng không phải như vậy.

Lập luận của tác giả vô cùng chặt chẽ, ông đã đưa ra một so sánh ngang bằng “giống như”. Giống như Đác-uyn – nhà tự nhiên học và sinh vật học người Anh, là người sáng lập ra học thuyết Đác – Uyn về tiến hóa. Ông đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, thì Mác cũng tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người.

- Cống hiến thứ hai:

Mác cũng tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra”. => Ông đã tìm ra quy luật của giá trị thặng dư, nghĩa là giá trị lao động sống tạo thêm ra ngoài giá trị sức lao động, là lao động không công của người công nhân làm thuê. Ông đã mang tới một luồng ánh sáng mới, khi chưa có ai phát hiện ra, họ đều mò mẫn trong bóng tối thì Mác đã tìm ra được, khai sáng được những thắc mắc của các nhà khoa học, các nhà phê bình xã hội chủ nghĩa.  => Đây là quy luật tiền đề quan trọng để xây dựng một xã hội công bằng tốt đẹp, không có sự bóc lột.

- Cống hiến thứ ba:

 Là cống hiến to lớn quan trọng và vĩ đại nhất. Mác đã kết hợp giữa lí luận và thực tiễn. Khoa học với Mác là động lực lịch sử, động lực cách mạng, ông đã mang lại niềm vui cho chính mình khi những phát kiến của mình nhanh chóng có tác động cách mạng đến công nghiệp, đến sự phát triển lịch sử. Mác là một nhà cách mạng, ông tham gia vào việc lật đổ xã hội tư sản và các thiết chế nhà nước, tham gia vào sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản hiện đại. Đấu tranh chính là hành động tự nhiên của Mác, ông đã hoạt động một cách say sưa, miệt mài, kiên cường, nhiệt huyết hết mình và có kết quả.

Câu 3: Để làm nổi bật tầm vóc vĩ đại của Mác, Ăng-ghen đã sử dụng biện pháp so sánh tầng bậc (còn gọi là biện pháp tăng tiến). Biện pháp ấy đã được thể hiện như thế nào trong bài điếu văn?

- Bằng những lập luận chặt chẽ, kết hợp biện pháp so sánh ấn tượng, Ăng-ghen đã giúp chúng ta nhận thức sâu sắc những cống hiến vĩ đại của Mác đối với xã hội loài người. Ăng-ghen đã đề cập đến những cống hiến của Mác một cách có trật tự, sắp xếp và theo mức độ tăng tiến, “giống như” => “nhưng không chỉ có thế thôi” quan trọng của mỗi đóng góp ấy.

Đầu tiên, “Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người”, bản chất của quy luật này là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng nghĩa là vật chất quyết định ý thức. Giống như Đác-uyn đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, thì Mác cũng tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người. Ăng-ghen đã đề cập đến những cống hiến của Mác một cách có trật tự, sắp xếp và theo mức độ tăng tiến, “giống như” rồi đến “nhưng không chỉ có thế thôi” quan trọng của mỗi đóng góp ấy. Đến thành tự thứ hai: “Mác cũng tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện nay và của xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra”. Ông đã tìm ra quy luật của giá trị thặng dư

=> Tất cả làm nổi bậc tầm vóc vĩ đại của Mác.

Câu 4: Phân tích thái độ và tình cảm của Ăng-ghen đối với Mác qua cách lập luận so sánh trong bài điếu văn.

Ăng-ghen hiểu được những khát khao, cố gắng hoàn thiện, xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, hiểu được người bạn của mình đã rất say mê học hỏi không ngừng và đạt nhiều thành quả nên không thể tránh khỏi bị căm ghét, vu khống, đổ tội cho ông. “Các chính phủ - cả chuyên chế lẫn cộng hòa – đều trục xuất ông, bọn tư sản – cả bảo thủ lẫn dân chủ cực đoan – đều thi nhau vu khống và nguyền rủa ông”. Nhưng ông bỏ ngoài tai những lời thị phi thiên hạ, sống chân chính, đúng đắn.

Để rồi khi bậc vĩ nhân kì tài ấy mất đi, tất cả mọi người đã tôn kính, yêu mến và khóc thương ông, dù có rất nhiều kẻ thù địch nhưng tất cả đều công nhận tài năng của ông nên rất kính trọng và tiếc nuối trước sự ra đi này.

- Câu cuối cùng của tác phẩm, tác giả viết nên như lời khẳng định, công nhận những công lao mà Mác đã cống hiến cho xã hội loài người:

Tên tuổi và sự nghiệp của ông đời đời sống mãi!” Đây chính là minh chứng hùng hồn về sự bất tử của học thuyết Mác. Kết thúc bằng một dấu chấm than đầy cảm xúc, biểu cảm, đến đây tất cả xúc cảm tâm sự chỉ còn đọng lại trong sự lặng im và tưởng nhớ.

Câu 5: Nêu cảm nhận về ý kiến: “Ông có thể có nhiều kẻ thù địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả”

Các Mác là nhà triết học và lí luận chính trị vĩ đại, là lãnh tụ thiên tài của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới, là nhà hoạt động cách mạng và triết học. Ông mở đường cho nhân loại bước vào kỉ nguyên xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Học thuyết của ông là vũ khí lí luận và hành động của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh chống ách thống trị tư sản.

Ông là người đứng đầu lãnh đạo cho phong trào công nhân và nhân dân lao động trên thế giới, đứng ra đòi lại quyền lợi cho những người bị áp bức bóc lột.Vì thế, ông sẽ phải đối đầu với giai cấp tư sản, giai cấp thống trị. Nên ông rất ít khi được sự đồng tình của các giai cấp. Hơn nữa vì ông đấu tranh cho toàn thể giai cấp nhân dân trên thế giới, cho nên dù ông có kẻ thù cũng chính là kẻ thù chung của toàn thể giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới.

Vì những cống hiến vĩ đại của ông đã góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, nền văn minh nhân loại bước sang một kỉ nguyên mới phát triển tiến bộ hơn, Nên suy cho cùng, chúng ta không thể không công nhận những đóng góp lớn lao ấy.

 

Bài viết gợi ý: