Phân tích: “LẼ GHÉT THƯƠNG”

(Trích “Truyện Lục Vân Tiên” – Nguyễn Đình Chiểu)

 

1. Lý thuyết

1.1. Tác giả

Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, sinh tại quê mẹ - làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Ông xuất thân trong gia đình nhà nho.


- Năm 1846, ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp tại quê cha, nhưng lúc sắp vào trường thi thì nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi trở về Nam chịu tang (1849). Dọc đường về, Nguyễn Đình Chiểu bị đau mắt nặng rồi bị mù. Không khuất phục trước số phận oan nghiệt, ông về Gia Định dạy học, bốc thuốc.

- Khi giặc Pháp đánh vào Gia Định (1859), ông đã đứng vững trên tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cùng các lãnh tụ nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc và sáng tác những vần thơ cháy bỏng căm hờn, sục sôi ý chí chiến đấu với tấm lòng thủy chung son sắt đến hơi thở cuối cùng.

- Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ đầu tiên ở Nam Kì sáng tác bằng chữ Nôm. Ngòi bút của ông suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho đạo đức, chính nghĩa, cho độc lập tự do của dân tộc.

1.2. Tác phẩm

Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu có lẽ được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, khi ông đã bị mù, về dạy và chữa bệnh cho dân ở Gia Định.

Cốt truyện xoay quanh cuộc xung đột giữa cái thiện và ác, nhằm đề cao tinh thần nhân nghĩa, thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả và của nhân dân đương thời về một xã hội tốt đẹp, mọi mối quan hệ của con người đều thấm đượm tình cảm yêu thương, nhân ái.

Tác phẩm thuộc loại truyện Nôm bác học nhưng mang nhiều tính chất dân gian. “Lẽ ghét thương” là đoạn thơ trích từ câu 473 đến câu 504 của “Truyện Lục Vân Tiên”, kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng Nho sinh (Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm) khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quán của ông trước lúc vào thi.

1.3. Đọc hiểu văn bản

1.3.1. Từ cuộc đối thoại giữa ông Quán và Vân Tiên, ông đã đưa ra quan niệm bàn về lẽ ghét trong cuộc sống

Đoạn trích mở ra bằng 4 câu thơ lục bát là lời đối thoại trò chuyện giữa chàng nho sinh và ông Quán:

“Quán rằng: “Kinh sử đã từng,

Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.

Hỏi thời ta phải nói ra,

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”

Ông Quán chia sẻ với Vân Tiên, ông lấy kinh sử, sách sử mà học trò xưa học để đi thi nói với chàng nho sinh trẻ về những tâm tư suy nghĩ của mình rằng “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”. Ông chia sẻ với Vân Tiên rằng chuyện ghét thương luôn có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Đã thương cái hướng thiện chắc hẳn sẽ ghét điều sai trái, xấu xa. “Thương” chính vì từ “sự ghét”, ông trăn trở về cuộc đời con người, về lẽ ghét thương. Chẳng phải tự nhiên mà ông Quán lại ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm bọn quan lại tham nhũng, hoang dâm vô độ, mà là vì ông là con người có lòng thương người, nhân ái, thương yêu dân chúng, gắn bó với quần chúng như với những người thân ruột thịt, những người vua làm lục đục nội bộ triều đình, tàn bạo, vô đạo, kéo bè kết cánh gây nên loạn lạc khiến dân phải điêu đứng, đẩy nhân dân vào cảnh cơ cực, khốn khổ. Nên đó là lí do lớn nhất khiến ông ghét họ đến như vậy. Cũng chính vì thế mà ông thương những người dân cùng khổ, lầm than, trân trọng những con người nhân nghĩa, có tài năng, có đức độ.

Ở những câu tiếp theo, ông Quán bàn về lẽ ghét theo quan niệm của mình:

“Quán rằng: “Ghét việc tầm phào,

Ghét cay ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.”

Dường như cái ghét ấy đã ngấm sâu trong tâm trí của tác giả, mức độ cũng vô cùng sâu sắc, chữ “ghét” liên tiếp nhắc đến 3 lần trong câu bát đã thể hiện sự ghét như khắc vào đá, găm vào tim và không thể phai mờ được.

“Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,

Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.

Ghét đời U, Lệ đa đoan,

Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.

Ghét đời Ngũ bá phân vân,

Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.

Ghét đời thúc quý phân bang,

Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.”

Tác giả đã sử dụng phép lặp độc đáo, tạo phần nhạc điệu thu hút cho bài thơ. Từ “ghét” được lặp lại rất nhiều lần ở câu lục, ông Quán liệt kê ra những điều khiến mình ghét trên đời. Ông ghét tột độ những đời vua khiến dân chúng lầm than: “đời Kiệt, Trụ mê dâm”: vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Thương là hai ông vua bạo ngược, vô đạo trong lịch sử Trung Quốc, “đời U, Lệ đa đoan”: U Vương và Lệ Vương là hai ông vua khét tiếng tàn bạo, hoang dâm đời nhà Chu, gây ra nhiều chuyện rắc rối, “đời Ngũ bá phân vân”: đời nhà Chu, thời Xuân Thu, năm vua chư hầu kế tiếp nhau nổi lên làm bá chủ (Ngũ bá). Họ dựa trên uy lực, kéo bè kết cánh đánh đấm lẫn nhau, gây nên loạn lạc khiến nhân dân phải điêu đứng, “đời thúc quý phân băng”: nói đến đời suy loạn, sắp bị diệt vong, chia lìa, đổ nát.

Những trò ăn chơi xa xỉ hoang dâm vô độ của bọn vua quan

Điểm chung của những đời vua này là họ là những ông vua “mê dâm”, “đa đoan”, tất trách, hi sinh lợi ích của nhân dân, bá tánh để mua vui cho bản thân, cho triều đình, gây ra bao nhiêu cảnh tan thương, chia lìa, bạo hành vô nhân đạo, đàn áp, áp bức bóc lột dân thường. Họ còn bày ra những trò mua dâm kinh tởm, ăn chơi xa xỉ ngày này qua ngày nọ. Họ chia bè phái đánh nhau tranh quyền đoạt lợi. Vì vậy, ông Quán bày tỏ sự phẫn nộ, “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” bọn vương triều chỉ biết đến bản thân, mưu cầu lợi danh mà không màn đến an nguy thiên hạ. Ông là một con người vì nước thương dân, yêu ghét phân minh, bất bình trước những việc làm xấu xa trái với đạo lí.

Cái ghét của ông Quán cũng chính là lẽ ghét của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, ông đưa ra một quan niệm nhân nghĩa, thấm đượm tư tưởng nhân văn, luôn đứng về phía chính nghĩa, hướng về nhân nhân. Trong lời lẽ đầy ai oán, trách móc những đời vua ấy là sự đan xen, pha nỗi buồn thương, cảm thông và uất ức cho quần chúng lao khổ, bị bọn vua tôi hành hạ. Trong ghét có thương là như vậy.

Sự lặp lại có dụng ý của nhà thơ, không những tạo câu thơ có nhịp điệu, lôi cuốn, nhịp nhàng, tự nhiên nhưng cũng rất dứt khoát, mà còn giàu cảm xúc, có sức biểu cảm mạnh mẽ. Tuy đôi mắt không còn thấy nữa, nhưng tâm nhãn của Nguyễn Đình Chiểu thì rất sáng, trái tim ấm nóng luôn dạt dào, chan chứa niềm thương yêu vô bờ.

1.3.2. Quan niệm của ông Quán về lẽ thương trong cuộc sống

Lẽ ghét thương là chuyện thường tình ở đời, trong ghét có thương. Trong phần nói về lẽ thương, ông Quán đã nêu ra những tấm gương người tài, có tài năng xuất chúng nhưng số phận lại lận đận, khó khăn, ước nguyện không thành. Những người mà ông Quán thương là những nhân vật cụ thể, có thật trong lịch sử của Trung Quốc:

+ “đức thánh nhân” là chỉ Khổng Tử, người nước Lỗ thời Xuân Thu, tên Khâu, tự Trọng Ni, ông tổ của Nho giáo, nền tảng tinh thần của xã hội phong kiến thời xưa. Ông đã đi nhiều nước “Tống, Vệ, Trần, Khuông” để tìm cách hành đạo nhưng không thành, sau trở về nước Lỗ mở trường dạy học.

Khổng Tử

+ “thầy Nhan Tử” là người nước Lỗ, Nhan Hồi, tự là Tử Uyên, học trò đức hạnh nhất của Khổng Tử, rất hiếu học nhưng chết sớm nên ông Quán lại càng “thương”.

“Thương thầy Nhan Tử dở dang,

Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh”

+ “ông Gia Cát tài lành” tức là Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, sống thời Tam Quốc, làm quân sư cho Lưu Bị, mong khôi phục cơ nghiệp nhà Hán nhưng không gặp thời vận “gặp cơm Hán mạt đã đành phui pha”. Cho đến lúc ông mất năm 54 tuổi thì chí nguyện vẫn chưa thành.

Gia Cát Lượng nuôi chí lớn phục quốc nhưng không thành

+ “thầy Đổng Tử” là Đổng Trọng Thư, bậc đại nho thời Hán, học rộng, tài cao, từng ra làm quan nhưng lại không được trọng dụng, không có điều kiện để thi thố tài năng. “Chí thời có chí, ngôi mà không nguôi

+ “người Nguyên Lượng” là người thời Tấn, tên tự của Đào Tiềm, tức Đào Uyên Minh, tính tình cao thượng, không cầu danh lợi và giỏi thơ văn. Nhà nghèo, có cha mẹ già, ông nhận chức quan nhỏ nhưng vì không chịu khom lưng cúi đầu trước quan trên nên ông lui về sống ẩn dật.

“Thương người Nguyên Lượng ngùi ngùi,

Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.”

+ “ông Hàn Dũ” là nhà văn nổi tiếng thời Đường, đỗ tiến sĩ, làm quan trong triều, vì dâng sớ can ngăn vua không nên quá mê tín đạo Phật mà bị giáng chức và phải đi đày xa.

+ “thầy Liêm, Lạc” là Chu Đôn Di ở Liêm Khê và hai anh em Trình Hạo, Trình Di người Lạc Dương. Cả ba đều là những triết gia nổi tiếng thời Tống, có ra làm quan nhưng không được trọng dụng lại lui về dạy học, trở thành những thầy giáo nổi tiếng.

Những người mà ông Quán nói thương đều là những con người có tài năng, có tri thức cao, hiểu biết sâu rộng và lại có đức độ, sống lương thiện, ngay thẳng không vì danh lợi mà bán rẻ nhân phẩm, danh dự. Họ là những con người sống theo đạo lí, có lương tâm, lương tri, sống vì nước vì dân nhưng đều bị triều đình phong kiến tẩy chay, không trọng dụng vì họ sẵn sàng nêu lên ý kiến quan điểm cá nhân để giúp triều đình thoát khỏi cảnh thối nát. Họ không bị đồng hóa bởi bọn quan lại tham túng, xấu xa kia mà sống theo lẽ phải. Cuối cùng những con người chính nghĩa ấy cũng về ở ẩn và gắn bó với dân làng, dạy học tích đức làm đẹp cho đời.

Tác giả đã sử dụng thành công thể thơ lục bát kết hợp phương diện ngôn ngữ, gồm hàng loạt các điệp từ “thương”, từ láy “lằng nhằng”, “nhọc nhằn”, “phui pha”, “ngùi ngùi”, “dở dang”, tiểu đối thể hiện thái độ rõ ràng rạch ròi và dứt khoát.

Ở đây, đối tượng “thương” của tác giả là rất nhiều, phong phú hơn người ông ghét, vì những người ông thương là quần chúng nhân dân, là lực lượng đông đảo trong xã hội, qua đây ta thấy rằng, số lượng người tốt vẫn chiếm số lượng lớn, nhưng nghiệt ngã thay, họ bị bạc đãi, bị đối xử tồi tệ bởi chính những người thống trị đất nước.

Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện quan điểm của một nhà nho chân chính, ông đã nối tiếp tư tưởng của các bậc hiền nhân đi trước, điển hình là Nguyễn Trãi trong bản tuyên ngôn “Bình ngô Đại cáo”:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Ông đã dùng một thái độ hòa nhã, điềm đạm để thể hiện những kinh nghiệm về cuộc sống, những lẽ sống, chia sẻ với thế hệ trẻ là 4 nho sinh giúp họ hiểu hơn về thời thế cũng như nhân tình thế thái.

- Hai câu thơ cuối đoạn trích là tấm lòng và tư tưởng nhân văn của tác giả:

“Xem qua kinh sử mấy lần,

Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương”

Ông bày tỏ quan điểm về lẽ sống cũng như thể hiện tấm lòng của ông đối với cuộc đời.



2. Luyện tập

Đề: Phân tích nhân vật ông Quán và quan niệm về lẽ ghét thương của ông qua đoạn trích “Lẽ ghét thương” của Nguyễn Đình Chiểu.

1. Mở bài:

Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ nổi tiếng với những sáng tác chân thực, gần gũi với đời sống. Ngòi bút của ông suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho đạo đức, chính nghĩa, cho độc lập tự do của dân tộc. Bởi thế, mỗi tác phẩm ông viết ra luôn để lại dấu ấn đậm nét trong lòng độc giả.

Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm xuất sắc, được sáng tác vào khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, khi ông đã bị mù, về dạy và chữa bệnh cho dân ở Gia Định. Cốt truyện xoay quanh cuộc xung đột giữa cái thiện và ác, nhằm đề cao tinh thần nhân nghĩa, thể hiện khát vọng lí tưởng của tác giả và của nhân dân đương thời về một xã hội tốt đẹp, mọi mối quan hệ của con người đều thấm đượm tình cảm yêu thương, nhân ái. “Lẽ ghét thương” là đoạn thơ trích từ câu 473 đến câu 504 của “Truyện Lục Vân Tiên”. Đoạn trích là những lời tâm huyết mang tính nhân bản sâu sắc của Nguyễn Đình Chiều, ông mượn hình ảnh nhân vật ông Quán để nói lên lời tuyên ngôn về quan niệm ghét thương của mình. Đoạn trích nói lên những tình cảm yêu, ghét rất phân minh, mãnh liệt và tấm lòng thương dân sâu sắc của tác giả.

2. Thân bài:

a. Giới thiệu nhân vật ông Quán:

Nhân vật ông Quán là một nhân vật phụ trong truyện nhưng lại rất được yêu thích, bởi lẽ đó là biểu tượng của tình cảm yêu ghét phân minh, trong sáng của quần chúng nhân dân. Ông Quán xuất hiện trong hoàn cảnh khi bốn chàng nho sinh là Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm và Bùi Kiệm, khi họ cùng uống rượu, làm thơ trong quán của ông trước lúc vào trường thi.

Đoạn trích bắt đầu bằng tên của ông cùng lời đối thoại giữa ông và Lục Vân Tiên:

“Quán rằng: “Kinh sử đã từng,

Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.

Hỏi thời ta phải nói ra,

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”

Ông Quán chia sẻ với Vân Tiên, ông lấy kinh sử, sách sử mà học trò xưa học đi thi để nói với chàng nho sinh trẻ về những tâm tư suy nghĩ của mình rằng “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”. Ông chia sẻ với Vân Tiên rằng chuyện ghét thương luôn có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Đã thương cái hướng thiện chắc hẳn sẽ ghét điều sai trái, xấu xa. Thương chính vì từ sự ghét, ông trăn trở về cuộc đời con người, về lẽ ghét thương. Ông là con người có lòng thương người, nhân ái, thương yêu nhân chúng, gắn bó với quần chúng như với những người thân ruột thịt. Cũng chính vì thế mà ông thương những người dân cùng khổ, lầm than, trân trọng những con người nhân nghĩa, có tài năng, có đức độ.

b. Những quan niệm của ông Quán về lẽ ghét thương ở đời:

Ông đã dùng một thái độ hòa nhã, điềm đạm để thể hiện những kinh nghiệm về cuộc sống, những lẽ sống, chia sẻ với thế hệ trẻ là 4 nho sinh giúp họ hiểu hơn về thời thế cũng như nhân tình thế thái.

Ở những câu tiếp theo, ông Quán bàn về lẽ ghét theo quan niệm của mình:

“Quán rằng: “Ghét việc tầm phào,

Ghét cay ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm.”

Dường như cái ghét ấy đã ngấm sâu trong tâm trí của tác giả, mức độ cũng vô cùng sâu sắc, chữ “ghét” liên tiếp nhắc đến 3 lần trong câu bát đã thể hiện sự ghét như khắc vào đá, găm vào tim và không thể phai mờ được.

“Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,

Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.

Ghét đời U, Lệ đa đoan,

Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.

Ghét đời Ngũ bá phân vân,

Chuộng bề dối trá làm dân nhọc nhằn.

Ghét đời thúc quý phân bang,

Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.”

Tác giả đã sử dụng phép lặp độc đáo, tạo phần nhạc điệu thu hút cho bài thơ. Từ “ghét” được lặp lại rất nhiều lần ở câu lục, ông Quán liệt kê ra những điều khiến mình ghét trên đời. Ông ghét tột độ những đời vua khiến dân chúng lầm than: “đời Kiệt, Trụ mê dâm”: vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Thương là hai ông vua bạo ngược, vô đạo trong lịch sử Trung Quốc, “đời U, Lệ đa đoan”: U Vương và Lệ Vương là hai ông vua khét tiếng tàn bạo, hoang dâm đời nhà Chu, gây ra nhiều chuyển rắc rối, “đời Ngũ bá phân vân”: đời nhà Chu, thời Xuân Thu, năm vua chư hầu kế tiếp nhau nổi lên làm bá chủ (Ngũ bá). Họ dựa trên uy lực, kéo bè kết cánh đánh đấm lẫn nhau, gây nên loạn lạc khiến nhân dân phải điêu đứng, “đời thúc quý phân băng”: nói đến đời suy loạn, sắp bị diệt vong, chia lìa, đổ nát.

Điểm chung của những đời vua này là họ là những ông vua “mê dâm”, “đa đoan”, tất trách, hi sinh lợi ích của nhân dân, bá tánh để mua vui cho bản thân, cho triều đình, gây ra bao nhiêu cảnh tan thương, chia lìa, bạo hành vô nhân đạo, đàn áp, áp bức bóc lột dân thường. Họ còn bày ra những trò mua dâm kinh tởm, ăn chơi xa xỉ ngày này qua ngày nọ. Họ chia bè phái đánh nhau tranh quyền đoạt lợi. Vì vậy, ông Quán bày tỏ sự phẫn nộ, “ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm” bọn vương triều chỉ biết đến bản thân, mưu cầu lợi danh mà không màn đến an nguy thiên hạ. Ông là một con người vì nước thương dân, yêu ghét phân minh, bất bình trước những việc làm xấu xa trái với đạo lí.

Cũng như cái ghét cay ghét đắng của Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô Đại Cáo

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.”

Bọn vua tôi chẳng khác gì bọn giặc đàn áp dân ta, họ là những kẻ bán nước. Nếu đây là bản cáo trạng mà Nguyễn Trãi buộc tội bọn giặc ngoại xâm vì tội ác mà chúng gây ra thì tác giả Nguyễn Đình Chiểu cũng đang lên án tố áo bọn bán nước, làm dân chúng khốn khổ.

Cái ghét của ông Quán cũng chính là lẽ ghét của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, ông đưa ra một quan niệm nhân nghĩa, thấm đượm tư tưởng nhân văn, luôn đứng về phía chính nghĩa, hướng về nhân nhân. Trong lời lẽ đầy ai oán, trách móc những đời vua ấy là sự đan xen, pha nỗi buồn thương, cảm thông và uất ức cho quần chúng lao khổ, bị bọn vua tôi hành hạ. Trong ghét có thương là như vậy.

Sự lặp lại có dụng ý của nhà thơ, không những tạo câu thơ có nhịp điệu, lôi cuốn, nhịp nhàng, tự nhiên nhưng cũng rất dứt khoát, mà còn giàu cảm xúc, có sức biểu cảm. Tuy đôi mắt không còn thấy nữa, nhưng tâm nhãn của Nguyễn Đình Chiểu thì rất sáng, trái tim ấm nóng luôn dạt dào, chan chứa niềm thương yêu vô bờ.

Lẽ ghét thương là chuyện thường tình ở đời, trong ghét có thương. Trong phần nói về lẽ thương, ông Quán đã nêu ra những tấm gương người tài, có tài năng xuất chúng nhưng số phận lại lận đận, khó khăn, ước nguyện không thành. Những người mà ông Quán thương là những nhân vật cụ thể, có thật trong lịch sử của Trung Quốc: “đức thánh nhân” là chỉ Khổng Tử, người nước Lỗ thời Xuân Thu, tên Khâu, tự Trọng Ni, ông tổ của Nho giáo, nền tảng tinh thần của xã hội phong kiến thời xưa. Ông đã đi nhiều nước “Tống, Vệ, Trần, Khuông” để tìm cách hành đạo nhưng không thành, sau trở về nước Lỗ mở trường dạy học. “thầy Nhan Tử” là người nước Lỗ, Nhan Hồi, tự là Tử Uyên, học trò đức hạnh nhất của Khổng Tử, rất hiếu học nhưng chết sớm nên ông Quán lại càng “thương”.

“Thương thầy Nhan Tử dở dang,

Ba mươi mốt tuổi tách đàng công danh”

ông Gia Cát tài lành” tức là Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, sống thời Tam Quốc, làm quân sư cho Lưu Bị, mong khôi phục cơ nghiệp nhà Hán nhưng không gặp thời vận “gặp cơm Hán mạt đã đành phui pha”. Cho đến lúc ông mất năm 54 tuổi thì chí nguyện vẫn chưa thành. “thầy Đổng Tử” là Đổng Trọng Thư, bậc đại nho thời Hán, học rộng, tài cao, từng ra làm quan nhưng lại không được trọng dụng, không có điều kiện để thi thố tài năng. “Chí thời có chí, ngôi mà không nguôi”. “người Nguyên Lượng” là người thời Tấn, tên tự của Đào Tiềm, tức Đào Uyên Minh, tính tình cao thượng, không cầu danh lợi và giỏi thơ văn. Nhà nghèo, có cha mẹ già, ông nhận chức quan nhỏ nhưng vì không chịu khom lưng cúi đầu trước quan trên nên ông lui về sống ẩn dật.

“Thương người Nguyên Lượng ngùi ngùi,

Lỡ bề giúp nước lại lui về cày.”

ông Hàn Dũ” là nhà văn nổi tiếng thời Đường, đỗ tiến sĩ, làm quan trong triều, vì dâng sớ can ngăn vua không nên quá mê tín đạo Phật mà bị giáng chức và phải đi đày xa. “thầy Liêm, Lạc” là Chu Đôn Di ở Liêm Khê và hai anh em Trình Hạo, Trình Di người Lạc Dương. Cả ba đều là những triết gia nổi tiếng thời Tống, có ra làm quan nhưng không được trọng dụng lại lui về dạy học, trở thành những thầy giáo nổi tiếng.

Những người mà ông Quán nói thương đều là những con người có tài năng, có tri thức cao, hiểu biết sâu rộng và lại có đức độ, sống lương thiện, ngay thẳng không vì danh lợi mà bán rẻ nhân phẩm, danh dự. Họ là những con người sống theo đạo lí, có lương tâm, lương tri, sống vì nước vì dân nhưng đều bị triều đình phong kiến tẩy chay, không trọng dụng vì họ sẵn sàng nêu lên ý kiến quan điểm cá nhân để giúp triều đình thoát khỏi cảnh thối nát. Họ không bị đồng hóa bởi bọn quan lại tham túng, xấu xa kia mà sống theo lẽ phải. Cuối cùng những con người chính nghĩa ấy cũng về ở ẩn và gắn bó với dân làng, dạy học tích đức làm đẹp cho đời.

Tác giả đã sử dụng thành công thể thơ lục bát kết hợp phương diện ngôn ngữ, gồm hàng loạt các điệp từ “thương”, từ láy “lằng nhằng”, “nhọc nhằn”, “phui pha”, “ngùi ngùi”, “dở dang”, tiểu đối thể hiện thái độ rõ ràng rạch ròi và dứt khoát.

Ở đây, đối tượng “thương” của tác giả là rất nhiều, phong phú hơn người người ông ghét, vì những người ông thương là quần chúng nhân dân, là lực lượng đông đảo trong xã hội, qua đây ta thấy rằng, số lượng người tốt vẫn chiếm số lượng lớn, nhưng nghiệt ngã thay, họ bị bạc đãi, bị đối xử tồi tệ bởi chính những người thống trị đất nước.

Nguyễn Đình Chiểu đã thể hiện quan điểm của một nhà nho chân chính, ông đã nối tiếp tư tưởng của các bậc hiền nhân đi trước, điển hình là Nguyễn Trãi trong bản tuyên ngôn “Bình ngô Đại cáo”:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

3. Kết bài:

Lẽ ghét thương” của Nguyễn Đình Chiểu là một bài ca về lẽ sống chính nghĩa của tác giả cũng như của mỗi con người, thắm đượm tình cảm yêu thương, nhân ái, đầy tính nhân văn sâu sắc.

 

Bài viết gợi ý: