Phân tích bài “VĂN TẾ NGHĨA SĨ CẦN GIUỘC”
(Nguyễn Đình Chiểu)
1.
Lý thuyết
1.1.
Tác giả
Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888) tự là Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai, sinh tại quê mẹ - làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh). Ông xuất thân trong gia đình nhà nho.
- Năm 1843, ông đỗ tú tài tại trường thi Gia Định.
- Năm 1846, ông ra Huế học, chuẩn bị thi tiếp tại quê
cha, nhưng lúc sắp vào trường thi thì nhận được tin mẹ mất, phải bỏ thi trở về
Nam chịu tang (1849). Dọc đường về, Nguyễn Đình Chiểu bị đau mắt nặng rồi bị
mù. Không khuất phục trước số phận oan nghiệt, ông về Gia Định dạy học, bốc thuốc.
- Khi giặc Pháp đánh vào Gia Định (1859), ông đã đứng
vững trên tuyến đầu của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, cùng các lãnh tụ
nghĩa quân bàn mưu tính kế đánh giặc và sáng tác những vần thơ cháy bỏng căm hờn,
sục sôi ý chí chiến đấu với tấm lòng thủy chung son sắt đến hơi thở cuối cùng.
- Nguyễn Đình Chiểu là một trong những nhà thơ đầu
tiên ở Nam Kì sáng tác bằng chữ Nôm. Ngòi bút của ông suốt đời chiến đấu không
mệt mỏi cho đạo đức, chính nghĩa, cho độc lập tự do của dân tộc.
1.2.
Tác phẩm
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là bài văn mang đậm tính bi tráng của Nguyễn Đình Chiểu viết theo yêu cầu của Đỗ Quang, tuần phủ Gia Định, để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp ở Cần Giuộc đêm 16 – 12 – 1861.
1.3.1. Lung khởi:
(từ đầu – “tiếng vang như mõ”) Khái quát về cuộc đời người nghĩa sĩ Cần Giuộc
- Câu mở đầu bài văn tế: “Hỡi ơi!” câu cảm thán như tiếng
than làm lay động lòng người, như một sự mở đầu đi thẳng vào lòng bạn đọc bằng
những cảm xúc mãnh mẽ.
- Tác giả dùng nghệ thuật đối, tách câu văn ra thành 2
vế: “Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ.”
+ Sự đối lập về bằng trắc: T – T – T – B và B – B – B
– T.
+ Sự đổi chuyển ý khéo léo, tinh tế giữa thế lực xâm
lược tàn bạo và ý chí kiên cường của người nông dân.
+ Hình ảnh không gian vũ trụ rộng lớn “trời, đất”, cùng các động từ “rên, tỏ” gợi sự khuếch tán của âm thanh và sự rực rỡ của ánh sáng. => Nhà văn đã tái hiện lại phong cảnh bão táp của một thời đại lịch sử đầy máu lửa, cũng như sự đụng độ quyết liệt giữa sức mạnh giữa quân xâm lược thực dân Pháp “súng giặc” với ý chí bất khuất bảo vệ đất nước của nhân dân ta “lòng dân”.
- Nghệ thuật đối tiếp tục được sử dụng: “Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi
như phao; một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.” Sự đối ý nhau giữa “Mười năm công vỡ ruộng” là giá trị vật chất, những con người với
công việc thầm lặng không ai biết đến và “một
trận nghĩa đánh Tây” thiên về giá trị tinh thần chống giặc xâm lược, là một
sự kiện lớn nhiều người biết đến “vang như mõ”. => Thể hiện sự bất tử của
cái chết vì nghĩa lớn, nhà văn tạo dựng một cái nền thật hoành tráng để tôn lên
bức tượng đài người nông dân nghĩa sĩ có một không hai trong lịch sử văn học Việt
Nam.
1.3.2. Thích thực:
(tiếp theo – “tàu đồng súng nổ”) Những
hồi tưởng về cuộc đời và những chiến công hiển hách của người nghĩa sĩ
- Lai lịch và hoàn cảnh sống của những người nghĩa sĩ:
“Cui cút” là sự cô đơn, sống chui lủi một mình, bơ vơ
không nơi nương tựa, sống một cuộc đời cặm cụi, lủi thủi, lầm lụi…Cuộc sống mở
ra với hai từ “cui cút” và lại kết thúc đắng cay hơn với sự “nghèo khó”. Những
người nông dân chỉ biết quen làm, gắn bó với công việc nhà nông chân lấm tay
bùn, chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, chưa hề biết gì tới binh đao
chiến trận, nhưng vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng ra trận khi có quân xâm lăng,
vẫn một lòng trung thành với nước nhà, hi sinh vì độc lập dân tộc.
“Việc cuốc, việc
cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ,
mắt chưa từng ngó.”
Trong tay họ chỉ có những vũ khí thô sơ như cuốc, xuổng,
gậy, gộc hay dao, cây gậy tầm vông mà lại phải đối đầu với những vũ khí tân tiến
súng đạn dược của bọn quân thù. Họ vẫn không hề gì, chân họ không chùn bước, vẫn
tiến lên phía trước với tinh thần yêu nước sục sôi. Khi đất nước lâm nguy, họ
trông đợi tin quan, trông đợi vào sự chiến đấu của triều đình “trông tin quan
như trời hạn trông mưa”, lòng căm hờn đối với kẻ thù “ghét thói mọi như nhà
nông ghét cỏ”. Họ nhận thức được đất nước là một khối đại đoàn kết toàn vẹn
không thể để kẻ thù chia cắt, họ thực sự đã xác định được trách nhiệm của bản
thân, muốn sống và cống hiến hết mình vì lý tưởng yêu nước ấy một cách tự nguyện
không ép buộc.
=> Những bước chuyển biến tình cảm, nhận thức, ý thức
cũng những người nông dân nghĩa sĩ bình thường thành người nghĩa sĩ đánh Tây được
miêu tả chân thực, sinh động, gắn với cách suy nghĩ cũng như lời ăn tiếng nói
hàng ngày của người nông dân. => Tạo sự gần gũi, quen thuộc, dân dã như
chính con người của những người nghĩa sĩ vậy.
- Hoàn cảnh chiến đấu:
+ Quân triều đình gồm quân cơ, quân vệ, theo dòng ở
lính diễn binh được luyện tập với ban võ nghệ: “Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chin chục trận binh thư, không
chờ bày bố”. Còn với những người nghĩa sĩ, họ là dân ấp, dân quen làm, chưa
từng được tập luyện, chưa từng biết bày binh bố trận. Họ tự trang bị bao tấu, bầu
ngòi, ngọn tầm vông, dao tu, nón gõ, hỏa mai, dao phay, nhưng vô cùng tự tin “Chi nhọc quan quản gióng trống kì trống giục,
đạp rào lưới tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn to đạn nhỏ,
xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có”. Họ hỏa mai bằng rơm con cúi, gươm
bằng lưỡi dao phay, vật dụng thô sơ trong sinh hoạt hàng ngày đã trở thành vũ
khí đánh giặc. Trong khi lực lượng của bọn giặc đông hơn ta gấp nhiều lần, với
đạn to đạn nhỏ, tàu sắt, súng nổ, toàn là những vũ khi hiện đại.
=> Hình cảnh đoàn quân áo vải hiện lên thật giản dị,
nhà văn đã miêu tả hoàn toàn bằng bút pháp hiện thực ánh lên vẻ đẹp mộc mạc
nhưng thật anh hùng.
- Tinh thần chiến đấu:
+ Hệ thống động từ mạnh: “đạp”, “lướt”, “xô”, “xông”, “liều”, “chém” … Các từ ngữ chéo, chỉ phương hướng
ngược nhau tạo sự đối lập: “đạp rào lướt
tới”, “xô cửa xông vào”, “đâm ngang, chém ngược”, …
=> Tất cả tạo nhịp điệu mạnh mẽ, nhanh, âm hưởng
hào hùng, tái hiện không khí chiến đấu khẩn trương, máu lửa, sục sôi khí thế.
Với tinh thần chiến đấu mạnh mẽ quyết liệt ấy thì những
người nghĩa sĩ của ta đã “chém rớt đầu quan hai họ”, “đốt xong nhà dạy đạo
kia”. => Ngòi bút tả thực kết hợp với trữ tình, phép tương phản giàu nhịp điệu,
tác giả đã tạo dựng nên tượng đài nghệ thuật về người nông dân nghĩa sĩ bình dị
mà dũng cảm phi thường.
1.3.3. Ai vãn (phần
còn lại) Tiếng khóc thương tiếc cho những người đã hi sinh và tưởng niệm biết
ơn công lao của họ và phần Kết.
a. Tiếng khóc cho những người nghĩa sĩ:
Tiếng khóc xót thương ở đây là của tác giả, của gia
đình, của nhân dân Nam Bộ nói riêng và cả nước nói chung.
“Một chắc sa trường
rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi
gươm hùm treo mộ…” Những người nghĩa
sĩ đã hi sinh, xả thân vì độc lập dân tộc, họ đã quên đi thân mình, một lòng
chiến đấu dẫu có phải ngã xuống thì họ cũng đã chết trong vinh quang, để lại tiếng
thơm muôn đời. Bên cạnh đó, tác giả đã vạch ra những tội ác tàn bạo của thực
dân Pháp đối với dân tộc ta, tố cáo những tội ác phi nhân tính ấy.
=> Đó là tiếng khóc có tầm sử thi, cộng hưởng với
tình yêu thiên nhiên và con người, có cỏ, cây, sông, chợ, ngọn đèn, mẹ, vợ, … Sự
hi sinh của những người anh hùng dân tộc đã làm thiên nhiên đất trời cũng đau
xót, gây thương cảm cho người dân cả nước.
“Đoái sông Cần
Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng; nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ.”
- Đến đây, nhà văn làm nổi bật lên quan niệm nhân sinh
về lẽ sống nhục, vinh.
+ “Sống làm chi
theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi
ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.”
+ “Thà thác mà đặng
câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man
di rất khổ.”
Sự phân biệt rõ ràng thái độ hành động của hai chữ nhục,
vinh. Dù nguồn gốc xuất thân có khác nhau nhưng vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng
ra trận khi có quân xâm lăng, vẫn một lòng trung thành với nước nhà, hi sinh vì
độc lập dân tộc. Thái độ căm ghét, thù hằn với những kẻ nịnh Tây, đầu hang, quỳ
gối trước bọn Tây tàn bạo. Dù có chết, cũng chết trong vinh quang:
“Thà chết vinh còn
hơn sống nhục”
=> Bởi thế mà quan niệm sống của ông cha ta thời kỳ
ấy không thể tách rời hai chữ nhục – vinh. Vinh có nghĩ là kiên kiền bất khuất
đứng dậy đẩy lùi bọn giặc ngoại xâm, còn nhục là bọn bán nước, cướp nước, theo
Tây chịu cuối đầu trước kẻ thù độc ác.
=>
Thể hiện một thái độ kiên quyết, dứt khoát, rõ ràng về quan niệm nhân sinh
trong giai đoạn ấy, cũng như cổ vũ tinh thần dân tộc đoàn kết bảo vệ Tổ quốc.
b. Tiếng khóc cho một thời đại đau thương:
Trở lại hiện thực, khóc thương, chia sẻ với gia đình nỗi
mất mát, mẹ mất con, vợ mất chồng, con trẻ mồ côi, gia đình chia li:
“Đau đớn bấy! Mẹ
già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; não nùng thay! Vợ yếu chạy
tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.”
Cuối cùng là lời tự vấn trung thành với đất nước:
- Những giá trị nhân bản hiện lên qua tiếng khóc đau
thương ấy:
+ Ngợi ca tấm lòng vì dân của nghĩa sĩ theo hướng viễn
hóa “danh thơm đồn lục tỉnh”
+ Ca ngợi tinh thần: sống đánh giặc, chết cũng đánh giặc
+ Lệ khóc thương người anh hùng không khô, ơn nghĩa
không nguôi muôn đời ai cũng mộ.
=> Đây là những dòng văn toàn bích viết về nỗi đau
mất mát to lớn của dân tộc trong chiến tranh bảo vệ gìn giữ Tổ quốc.
2.
Luyện tập
Đề: Nói về quan niệm
sống của ông cha ta thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, Giáo sư Trần Văn Giàu
đã viết: “Cái sống được cha ông ta quan niệm là không thể tách rời với hai chữ
nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc
xâm lược của Tây: đánh Tây là vinh, theo Tây là nhục.” Phân tích bài văn tế để
thể hiện đầy đủ sâu sắc triết lí nhân sinh đó.
1. Mở bài:
Giới thiệu tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm “Văn
tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.
Nguyễn Đình Chiểu (1822 -
1888) là một trong những nhà thơ đầu tiên ở Nam Kì sáng tác bằng chữ Nôm. Ngòi
bú của ông suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho đạo đức, chính nghĩa, cho độc lập
tự do của dân tộc:
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”
(Dương
Từ - Hà Mậu)
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một trong những tác phẩm
xuất sắc của ông mang đậm tính bi tráng. Ông viết theo yêu cầu của Đỗ Quang, tuần
phủ Gia Định, để tế những nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận tập kích đồn quân Pháp
ở Cần Giuộc đêm 16 – 12 – 1861. Bài văn tế đã nói lên quan niệm nhân sinh sâu sắc
của ông cha ta thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, bởi thế Giáo sư Trần Văn
Giàu đã viết: “Cái sống được cha ông ta
quan niệm là không thể tách rời với hai chữ nhục, vinh. Mà nhục hay vinh là sự đánh giá theo thái độ chính trị đối với cuộc xâm lược của Tây: đánh Tây
là vinh, theo Tây là nhục.”
2. Thân bài:
Tinh thần yêu nước là giá trị cơ bản cốt lõi trong già
trị truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Và cũng theo giáo sư Trần Văn Giàu
thì “tình cảm và tư tưởng yêu nước là
tình cảm và tư tưởng lớn nhất của nhân dân, của dân tộc Việt Nam”. Đúng vậy,
đối với dân tộc Việt Nam ta qua 4000 năm chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập tự
do dân tộc thì đồng bào ta đã thể hiện được tinh thần đoàn kết, quyết tử cho Tổ
quốc quyết sinh bởi lẽ “chủ nghĩa yêu nước
là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ thời cổ đại đến hiện đại”
và “Yêu nước trở thành một triết lý xã hội
và nhân sinh của người Việt Nam”.
Lịch sử là một minh chứng hùng hồn nhất cho tất cả những
khẳng định ấy. Trải qua những cuộc đô hộ thế kỷ, chống thực dân Pháp, thời kỳ đầu
máu và nước mắt nhưng cũng là thời kỳ thể hiện sức mạnh quật cường của dân tộc
Việt Nam, sự đứng dậy vươn lên của một dân tộc đầy chí khí. Rất đúng với câu
nói của Bác “Dân ta
có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến
nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một
làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn
chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.” Vận nước nhục hay vinh, suy hay thịnh mất hay còn là
phụ thuộc vào tình thần ấy.
=> Bởi thế mà quan niệm sống của ông cha ta thời kỳ
ấy không thể tách rời hai chữ nhục – vinh. Vinh có nghĩ là kiên kiền bất khuất
đứng dậy đẩy lùi bọn giặc ngoại xâm, còn nhục là bọn bán nước, cướp nước, theo
Tây chịu cuối đầu trước kẻ thù độc ác.
=> Thể hiện một thái độ kiên quyết, dứt khoát, rõ
ràng về quan niệm nhân sinh trong giai đoạn ấy, cũng như cổ vũ tinh thần dân tộc
đoàn kết bảo vệ Tổ quốc.
- Bài văn tế đã thể hiện rất rõ ràng quan niệm ấy qua
những câu văn hào hùng, khí thế hừng hực:
+ “Súng giặc đất
rền, lòng dân trời tỏ. Mười năm công vỡ ruộng, chưa ắt còn danh nổi như phao; một
trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất tiếng vang như mõ.”
+ “Sống làm chi
theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn; sống làm chi
ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.”
+ “Thà thác mà đặng
câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man
di rất khổ.”
+ “Sống đánh giặc,
thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù
kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền
công đó.”
=> Sự phân biệt rõ ràng thái độ hành động của hai
chữ nhục, vinh. Dù nguồn gốc xuất thân có khác nhau, xa lạ, là những người nông
dân chân lấm tay bùn, chỉ biết bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, chưa hề biết
gì tới binh đao chiến trận, nhưng vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng ra trận khi có
quân xâm lăng, vẫn một lòng trung thành với nước nhà, hi sinh vì độc lập dân tộc.
Thái độ căm ghét, thù hằn với những kẻ nịnh Tây, đầu hang, quỳ gối trước bọn
Tây tàn bạo.
“Việc cuốc, việc
cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ,
mắt chưa từng ngó.”
Trong tay họ chỉ có những vũ khí thô sơ như cuốc, xuổng,
gậy, gộc hay dao, cây gậy tầm vông mà lại phải đối đầu với những vũ khí tân tiến
súng đạn dược của bọn quân thù. Họ vẫn không hề gì, chân họ không chùn bước, vẫn
tiến lên phía trước với tinh thần yêu nước sục sôi. Dù có chết, cũng chết trong
vinh quang:
“Thà chết vinh còn
hơn sống nhục”
Dù có “Gục lên
súng mũ bỏ quên đời” thì họ vẫn ngã nên mãnh đất quê hương, họ để lại tiếng
thơm muôn đời, vang danh mãi mãi.
- Nhà văn đã nêu lên giá trị hiện thực của bài văn tế:
Ông thấy rõ những khó khăn về lực lượng, vũ khí, … Nhưng dân ta đã kiên cường
vượt qua tất cả để chiến đấu, không ngần ngại hi sinh thân mình đổi lấy hòa
bình độc lập tự do dân tộc. Ngợi ca tinh thần yêu nước, vinh danh tất cả những
con người dũng cảm xả thân quên mình ấy.
=> Ngòi bút trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn
tả thật chân thực, sinh động, hào hùng tình cảm dân tộc đối với những người
nghĩa sĩ Cần Giuộc, vốn là những người nông dân thật thà chất phác là những người
hùng của dân tộc. Thể hiện rõ quan niệm nhân sinh sâu sắc mà Giáo sư Trần Văn
Giàu đã nói về vấn đề nhục, vinh.
3. Kết bài:
Ta thấy rằng tư tưởng yêu nước luôn là kim chỉ nam cho
hành động, đem lại một sức mạnh to lớn, thúc đẩy một dân tộc đi lên.
“Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu là
tiếng khóc bi tráng cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng vĩ đại của dân tộc,
là bức tượng đài bất tử về người nông dân dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc. Bài
văn kết hợp nhuần nhuyễn chất trữ tình và hiện thực, ngôn ngữ mộc mạc, bình dị.