Bài soạn đầy đủ tác phẩm “BÀI CA NGẤT NGƯỞNG”

(Nguyễn Công Trứ)



 

Câu 1: Trong “Bài ca ngất ngưởng”, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần? Anh (chị) hãy xác định nghĩa của từ “ngất ngưởng” qua các văn cảnh sử dụng đó.

Trong tác phẩm, tác giả đã năm lần nhắc đến từ “ngất ngưởng” (tính luôn cả nhan đề).

“Ngất ngưởng” là một từ láy tượng hình. Theo như từ điển Tiếng Việt thì ngất ngưởng có nghĩa là đứng không vững, chất ngất, lắc lư, nhưng ở trong tác phẩm này, ngất ngưởng mang một ý nghĩa trừu tượng của sự “ngông” của một con người tự tin, luôn ngẩn cao đầu trước thời cuộc, kiêu hãnh, ngang tàn thể hiện khí phách của một đấng hào kiệt, một nhân cách lớn.

a. Đặt trong hoàn cảnh khi Nguyễn Công Trứ còn làm quan trong triều: ta thấy được cái tôi “ngất ngưởng”, phóng khoáng. Theo quan niệm của riêng ông, kẻ làm trai phải mang lấy cái nợ và phải tung hoành ngang dọc để trả cho trọn cái nợ ấy.

Ông cũng đã từng khẳng định:

“Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc

Nợ tang bồng vay trả trả vay

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể…”

(“Chí anh hùng” – Nguyễn Công Trứ)

Ngay cả cách gọi “Ông Hi Văn” có nghĩa là một nhà văn hiếm hoi, hi hữu mới có thể gặp. Ông cho phép mình tự gọi mình một cách đầy trang trọng, ngạo nghễ như khẳng định khả năng của bản thân. Nguyễn Công Trứ đã phá vỡ tính quy luật phi ngã của thi pháp trung đại, ông có cái tôi riêng, không ép mình vào khuôn khổ với cái ta chung của mọi người.

=> Ông ý thức rõ về tài năng và nhân cách của mình => Đó chính là cái ngông của một con người tự tin và bản lĩnh, đầy khí phách của một nhân cách lớn.

- Cái “ngất ngưởng” khác người ấy thể hiện ở cách sống không giống ai. Ông hoạt động hết mình, say mê làm việc và cống hiến, không ngại gian lao vất vả, vì ông luôn tâm niệm rằng:

“Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông”

- Ông đã nuôi lý tưởng giúp đời giúp người, lập công danh sự nghiệp.

b. Đặt trong bối cảnh ông về ở ẩn tại quê nhà:

Nguyễn Công Trứ tự tách mình ra khỏi cái trật tự xã hội mục nát, lố lắng, nhiều kẻ vỗ ngực xưng tên là đấng quân tử. Xã hội phong kiến đương thời tưởng như bằng phẳng, êm ấm, nhưng thực chất thối nát. Ông không muốn mình bị “đồng hóa” nên mới tìm cho mình một hướng đi riêng, một con đường chân chính.

Thái độ vô cùng tự tin, kiêu hãnh được lột tả đậm nét bằng một giọng điệu ngang tàn không giống ai. Có lẽ khi đã thoát ra khỏi chốn quan trường nhiều thị phi thì ông không còn chịu bất kì sự ràng buộc nào nên ông sẽ tự do sống theo cách của riêng mình.

Khi ông đã quyết định thoát khỏi mũ quan, thì cuộc sống của ông từ đây thay đổi “đã nên dạng từ bi” => cuộc sống như một người tu hành, ẩn dật, tâm hồn an nhiên, không vướng bận sự đời, bình thản trước thời cuộc.

- Sự “ngông” này chính ông đã tự nhận xét mình:

“Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”

Thái độ vô cùng tự tin, kiêu hãnh được lột tả đậm nét bằng một giọng điệu ngang tàn không giống ai. Có lẽ khi đã thoát ra khỏi chốn quan trường nhiều thị phi thì ông không còn chịu bất kì sự ràng buộc nào nên ông sẽ tự do sống theo cách của riêng mình.

Câu 2: Dựa vào văn bản “Bài ca ngất ngưởng”, anh (chị) hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.

Nguyễn Công Trứ có cái nhìn khác đời khác người về việc làm quan. Cùng chiêm ngưỡng bức chân dung tự họa về chính cuộc đời của nhà thơ tài hoa này:

“Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc bình Tây, cờ đại tướng

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên…”

Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã sử dụng hàng loạt từ mượn, vì thế phải hiểu rõ nghĩ của từng từ ngữ thì ta mới có thể hiểu sâu hơn và thấm thía những triết lí mà nhà thơ đã tâm huyết viết nên. (“tài bộ”: tài hoa, “vào lồng”: làm quan được xem là bị giam hãm trong lồng, mất tự do, “Tham tán”: chứ Tham tán đại thần, “Tổng đốc Đông”: chức Tổng đốc Hải An, “thao lượt”: tài năng quân sự, “phủ doãn”: quan đầu tỉnh, nơi có kinh đô, Nguyễn Công Trứ nhậm chức Phủ doãn Thừa Thiên năm 1848, ...).

-  Nhà thơ sử dụng thể hát nói bằng chữ Nôm để thấy được cái tôi “ngất ngưởng”, phóng khoáng. Theo quan niệm của riêng ông, kẻ làm trai phải mang lấy cái nợ và phải tung hoành ngang dọc để trả cho trọn cái nợ ấy.

- Nguyễn Công Trứ đã thực hiện một cách ngang ngửa với đời:

“Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng”

Nguyễn Công Trứ là một vị quan thanh liêm, chính trực. Tuy thuở còn bé nhà nghèo nhưng sau khi đỗ làm quan thì ông vẫn giữ được cốt cách từ tốn, sống đạm bạc, không cho mình là hơn người hơn đời, hống hách coi thường khinh khi người khác. Ông toàn tâm toàn ý vì dân vì nước. Suốt cuộc đời bốn phần năm thế kỷ, Nguyễn Công Trứ đã làm nhiều việc, say mê hoạt động, cống hiến hết sức mình, sống vì lý tưởng “chí nam nhi”. Ông là một hồn thơ lạc quan, phóng khoáng:

“Còn trời, còn đất, còn non nước

Có lẽ ta đâu mãi thế này”

Câu 3: Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình. Vì sao ông cho mình là ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình như thế nào?

Nguyễn Công Trứ đã dùng ngòi bút tài nghệ khéo léo để thể hiện bức họa về cuộc đời của mình. Một cuộc đời “ngất ngưởng”, thể hiện cái ngông của một người thi nhân, một tâm hồn bay bổng, hiên ngang.

Ông cho phép mình tự gọi mình là “Ông Hi Văn”, một cách đầy trang trọng, ngạo nghễ như khẳng định khả năng của bản thân. Nguyễn Công Trứ đã phá vỡ tính quy luật phi ngã của thi pháp trung đại, ông có cái tôi riêng, không ép mình vào khuôn khổ với cái ta chung của mọi người. Ông ý thức rõ về tài năng và nhân cách, rất thẳng thắn về lối sống của mình. Đó chính là cái ngông của một con người tự tin và bản lĩnh, đầy khí phách. Sự “ngông” này chính ông đã tự nhận xét mình:

“Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”

Ông đã vượt lên trên cái tầm thường của nhân gian để sống cuộc đời của riêng mình. Tiếng cười của ông vừa có chút trào phúng lại mang tính triết lí cụ thể và làm nổi bậc được quan niệm sống của nhà thơ.

Nguyễn Công Trứ tổng kết lại cuộc đời của mình rằng:

“Cũng may thay công đăng hỏa có là bao, theo đòi nhờ phân lại nhờ duyên, quan trọng năm bảy thứ, quan ngoài tám chín phen, nào cờ nào quạt, nào mão nào đại, nào hèo hoa gươm bạc, nào võng tía dù xanh, mặt tài tình trong hội kiếm cung, khắp trời Nam bế Bắc cũng tung hoành, mùi thế trải qua ngần ấy đủ; Thôi quyết hẳn cuộc phong trần chi nữa tá, ngất ngưởng chẳng tiên mà chẳng tục, hầu gái một vài cô, hầu trai năm bảy câu, này cờ này kiệu, này rượu này thơ, này đàn ngọt hát hay, này chè chuyên chén mẫu, tay thao lược ngoài vòng cương tỏa, lấy gió mát trăng trong làm tri thức, tuổi trời ít nữa ấy là hơn”.

Nguyễn Công Trứ đã làm nhiều việc, say mê hoạt động, cống hiến hết sức mình, sống vì lý tưởng “chí nam nhi”.

Câu 4: Hãy chỉ ra những nét tự do của thể tài hát nói so với thơ Đường Luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó?

- Hát nói là một thể văn vần có tính văn học cao, tự do, phóng khoáng. Số chữ trong mỗi câu hát là không hạn định, phải đúng với quy luật bằng trắc.

- Hát nói là biến thể của thể thơ song thất và lục bát, của song thất lục bát và nói lối trong tuồng. Sự hiệp vần, gieo vần thích hợp khéo léo và sự phân bố bằng trắc làm cho câu văn rắn rỏi, mạnh mẽ. Nên nhiều nhà thơ nhà văn đã gửi gắm tâm tư của mình bằng những sáng tác sử dụng thể hát nói này.

- So sánh với thơ Đường luật với thể hát nói, thơ Đường có quy luật gò bó, chặt chẽ, khuôn khổ và không thoải mái. Thể hát nói tôn trọng sự tự do, sáng tác theo cách riêng của mình, thể hiện cái tôi nghệ sĩ, giãi bày tâm sự. Tuy hát nói không ngoại trừ những quy luật phải tuân thủ nhưng tác giả có quyền sáng tạo, phá cách để làm nên một tác phẩm đậm chất cá nhân, không trói buộc.

Bài viết gợi ý: