CHUYÊN ĐỀ : HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA 
 
                                                               *          *            * 
I_Tác giả , tác phẩm 

1: Tác giả :
-Vũ Trọng phụng (1912-1939) quê ở làng Hỏ , huyện Mĩ Hào , tỉnh Hưng Yên , nhưng sinh ra và sống chủ yếu ở Hà Nội.
-Ông là một trong những đai biểu xuất sắc nhất của trào lưu vưa học hiện thực 1930-1945, môt cây bút đầy tài năng , đã có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam 

2.Sự nghiệp :
-Tuy cuộc đời ngắn ngủi nhưng Vũ Trọng Phụng để lại sự nghiệp văn học rất phong phú bao gồm nhiều thể loại , trong đó nổi trội nhất lf tiểu thuyết và phóng sự 
-Về tiểu thuyết, các tác phẩm tiêu biểu là : Gioong tố (1936) , Số đỏ (1936), Vỡ đê (1936),..... 
-Về phóng sự : Cạm bẫy người (1933), Cơm thầy cơm cô (1936)

3.Tác phẩm :
-Số đỏ -lần đầu ra mắt trên Hà Nội báo , từ số 40 ( 7-10-1936) - là cuốn tiểu thuyết hiện thực trào phúng nổi tiếng của Vũ Trọng Phụng 
-Tác phẩm xoay quanh cuộc đời nhân vật Xuân , thường gọi là Xuân tóc đỏ , vốn là đứa trẻ mồ côi , vô học , sống bằng việc trèo me , trèo sấu , bán phá xa , nhăt ban .......
-Hạnh phúc của môt tang gia trích từ chương XV trong tiểu thuyết Số đỏ 

II_TÌM HIỂU VĂN BẢN

1, Ý nghĩa nhan đề:

- "Hạnh phúc của một tang" đó là nhan đề vô cùng lạ gây nhiều sự chú ý và tò mò cho người đọc 
.

- Những mâu thuẫn trào phúng đã được thể hiện ngay nhan đề . Người thân trong gia đình lai vô cùng thỏa mãn phấn khích trước cái chết của Cụ cố Hồng 

- Cũng chính ở tác phẩm tác giả đã tạo dựng những hình ảnh vô cùng đối lập giữa bên trong và bên ngoài của những con người vô tâm và không có tình người . Vẻ ngoài là sự đau xót cho người thân mình với những lời nói đan xen hành động giả tạo thì thực chất bên trong đó lại là sử hả hê sung sướng trước cái chết của người thân mình 

2. Mâu thuẫn trào phúng trong đoạn trích

+ Cụ cố Hồng là người tham lam, thích được già để mọi người gọi là cố, hạnh phúc khi tưởng tượng ra cảnh được mặc áo xô gai, chống gậy lụ khụ, vừa ho khạc, vừa khóc mếu, để được khen : "Úi kìa, con giai nhơn đã già thế kia à !" ......Với lời nói to , câu ngắt vô nghĩa , ngơ ngẩn "Biết rồi khổ lắm nói mãi " 1872 lần => Phóng đại , thậm xưng . Cái chết của cha làm Cụ cố Hồng lên chức to nhất trong nhà , câu gắt thể hiện sự uy quyền 

Dáng vẻ : Nhắm mắt nghiền lại mơ màng chống gậy , lụ khụ thể hiện rằng con trai đã già thế kia cho mọi người. Nhưng bên ngoài là nét mặt ấy còn bên trong là cái bả chất bì ổi kia . Con dao trào phúng rất sắc đã rạch vào trong cái mơ màng cái tâm địa của đứa con 

=> HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA VÔ PHÚC 

=>> Đây là một nhân vật điển hình cho nghệ thuật trào phúng và sự vô đao đức trong đoạn trích

+ Vợ chồng Văn Minh và ông Typn vui mừng vì đây là dịp tốt để lăng xê các mốt quần áo tang và tờ chúc thư đã đi vào thực hành . Qua những dòng miêu tả ngắn nhưng lại khắc hoan rất rõ => Sự xót ruột , kẻ khao khát tiền và danh vọng

+ Ông Phán nhận thấy cái sừng có giá trị vì ông sẽ được thêm vài nghìn đồng trong phần chia gia tài. Ngay cái tên của ông : dân gian _"mọc sừng"bỡn cợt , có chút hài hước và sự ngờ nghệch , thương hại cho người bị vợ ngoại tình

+ Cô Tuyết sung sướng có dịp mặc bộ váy ngây thơ, để chứng tỏ mình còn trong trắng và thể hiện khuôn mặt buồn lãng mạn rất đúng mốt

+ Cậu Tú tân, nhân dịp này chứng minh hiệu quả của máy ảnh.
- Cái chết của cụ cố tổ không chỉ làm cho người trong gia đình cụ cố Hồng vui sướng mà còn mang hạnh phúc đến cho những người ngoài gia đình

 "Cảnh sát bỗng có việc làm và có tiền"Bạn bè của cụ cố có dịp khoe các huy chương và đủ kiểu râu ria. Gia đình, phố phường tưng bừng huyên náo như ngày hội. Bọn con cháu vô tâm ai cũng sung sướng thoả thích… Người ta tưng bừng vui vẻ đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma…

- Với những mâu thuẫn trên, đặc biệt là việc miêu tả tỉ mỉ niềm hạnh phúc của mọi người trước cái chết của cụ cố tổ, Vũ Trọng Phụng đã lột bộ mặt thật của xã hội lố lăng,không có tính người phơi bày bộ mặt thật của những con người có thói sống đạo đức giả , chỉ biết vu lợi cho bản thân mà sống không còn chút nhân tính 

3.Ý nghĩa của chi tiết trào phúng

 -Thấy được nghệ thuật trào phúng độc đáo phong phú của Vũ Trọng Phụng
+ Xây dưng khung cảnh đám ma mà không có tình thương đối với người đã khuất mà chỉ xuất hiện những kẻ vu lợi háo danh thể hiện bản thân mình trong đám tang. Người thì trò chuyện về vợ con, nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới mua, người thì tận dụng cơ hội đưa ma để chọc ghẹo, cười tình hoặc bình phẩm, chê bai nhau.
+ Phải trẻ la ó, cậu Tú tân điên người, bà Văn Minh sốt ruột, ông Typn bực mình… Mọi người điên lên. Hoá ra người ta sốt ruột không vì người chết mà vì cái xác chết ấy sao không mau chóng được chôn để họ được hưởng gia tài của "tang gia" ấy
+ Cậu Tú Tân bắt mọi người diễn theo để chụp hình : "người phải chống gậy, gục đầu, người phải lau nước mắt…" 
+Cảnh ông Phán oặt người đi, khóc thảm thiết trên tay Xuân. Mỉa mai thay, đúng lúc xót thương lên đến cao đọ cũng là lúc ông Phán tranh thủ thanh toán sòng phẳng số tiền thuê Xuân bằng cách dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư

=> Qua đó hiểu được thái độ mỉa mai châm biếm của tác giả đối với thói đạo đức giả , hợm hĩnh , rởm đời trong xã hội thượng lưu bấy gời 

4. Ngôn ngữ trào phúng, bút pháp phóng đại :

-Chính nhờ có nhôn ngữ trào phúng kết hợp bút pháp phóng đai đã góp phần gây tiếng cười đầy mỉa mai còn phải kể đến ngôn ngữ của tác phẩm: "Thật là một đám to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu…!"

III. Kết luận:
Đám tang cụ cố tổ đã được miêu tả bằng một nghệ thuật trào phúng điêu luyện khiến cho người ta phải mỉm cười nhưng là nụ cười xót xa cho sự lừa dôi.

-Đoạn trích đã vạch trần bộ mặt đạo đức giả của giới thượng lưu đương thời.

ng cụ cố tổ đã được miêu tả bằng một nghệ thuật trào phúng điêu luyện khiến cho người ta phải mỉm cười nhưng là nụ cười xót xa cho sự lừa dối

-Đoạn trích đã vạch trần bộ mặt đạo đức giả của giới thượng lưu đương thời. 






Bài viết gợi ý: