Soạn
bài Tràng Giang
~
Huy Cận ~
Lời giải chi tiết:
Câu 1: Anh(chị) hiểu thế nào về câu thơ đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài ? Đề từ đó có mối liên hệ gì với
bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của tác giả trong bài thơ?
Trả lời:
-
Khái quát tâm trạng thi sĩ: bâng khuâng, nhớ..
-
Gợi lên nỗi buồn sầu lan tỏa, 6/7 thanh bằng gợi nỗi sầu
buồn lan tỏa mênh mang, nhẹ nhàng mà sâu lắng.
-
Bộc lộ tâm trạng cá nhân của chàng thanh niên tiểu tư
sản thời thơ mới\
èĐịnh hướng cảm xúc chủ đạo của bài thơ bằng sự kết hợp giữa cổ diển và
hiện đại
Mối quan hệ: Lời đề từ thâu tóm khá chính xác và tinh tế cả tình (bâng
khuâng, thương nhớ) và cảnh (trời rộng, sông dài) của bài thơ
Câu 2: Nêu cảm nghĩ về âm điệu chung của toàn bài thơ.
Trả lời:
Âm điệu chung của bài thơ là âm điệu buồn, vừa bâng khuâng vừa sâu lắng.
Âm điệu đó được tạo nên bởi nhịp điệu và thanh điệu của thể thơ thất ngôn. Nhịp
thơ chủ yếu là nhịp 2/2/3 đan xen với nhịp 4/3 hoặc 2/5. Nhịp thơ đều, chậm, gợi
nỗi buồn mênh mang.
Câu 3: Vì sao nói bức tranh thiên nhiên trong bài thơ đậm màu sắc cổ điển
mà vẫn gần gũi, thân thuộc?
Trả lời:
-Mang đậm chất cổ điển: âm hưởng thơ Đường, thể thơ thất ngôn, giọng thơ
trầ buồn, bài thơ mang những hình ảnh có tính ước lệ tượng trưng như trời rộng,
sông dài, tràng giang, bóng chiều, mây đùn núi bạc, ….
-Gần gũi, thân quen: cảnh thiên nhiên như con thuyền, cánh chim, cồn nhỏ,
bèo dạt, củi một cành khô….đều là những cảnh vật rất gần gũi với cuộc sống,cùng
với các từ láy và cash miêu tả chân thực cụ thể với sự vật và tâm trạng con người.
èBức tranh ấy được thể hiện cụ thể qua các
khổ thơ, góp phần tô đậm màu sắc cổ điển
Câu 4: Tình yêu thiên nhiên ở đây có thấm đượm lòng yêu nước thầm kín
không? Vì sao?
Trả lời:
-
Mang nỗi buồn nhân thế, tâm thế, thời thế, Huy Cận đến
với Tràng Giang những mong một chút vui của ngoại cảnh sẽ xoa dịu nỗi buồn
nhưng lòng buồn lại gặp cảnh buồn nên tâm trạng càng buồn hơn. Thi sĩ chỉ còn
biết cách tìm về với hình ảnh mái nhà ấm áp của quê hương để nương náu, từ đó bộc
lộ lòng yêu nước thầm kín.
-
Tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện trực tiếp
qua hai câu thơ cuối bài thơ:
“Lòng
quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”
- Lòng quê: tấm
lòng, tình cảm với quê hương, đất nước.
- Từ láy “dợn
dợn” diễn tả tình cảm của tác giả đang trào dâng theo con sóng.
è Tình yêu quê hương lấy cảm hứng từ sông nước và trải dài theo từng con
sóng.
Câu 5: Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ( thể thơ thất
ngôn, thủ pháp tương phản, các từ láy, các biện pháp tu từ,….)
Trả lời:
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
- Sự kết hợp hài hòa giữa bút
pháp cổ điển và hiện đại.
- Thể thơ thất ngôn cách ngắt
nhịp quen thuộc (4/3) tạo sự cân đối, hài hòa.
- Giọng thơ trầm buồn vừa có
tín hiệu của sự đổi mới vừa mang màu sắc của thơ Đường, thơ Tống
- Hệ thống từ láy giàu biểu cảm
kết hợp các biện pháp tu từ: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh...
-Nghệ thuật đối lập tương phản,
gợi nhiều hơn tả, sử dụng từ láy…..