Soan bài : Hạnh phúc của một tang gia 
                                                            -VŨ TRỌNG PHỤNG-
                             *           *           *
Câu 1 : Trong tác phẩm tác giả đã sử dụng trào phúng A(C) hãy cho biết tác dụng của nghệ thuật ấy ?
 
-Nghệ thuật trào phúng” là nghệ thuật tạo tiếng cười mang ý nghĩa đả kích, lên án, vạch trần bản chất xấu xa của đối tượng Tiếng cười chỉ xuất hiện khi phát hiện ra những mâu thuẫn trái với tự nhiên rồi phóng đại lên để gây cười. Trong đoạn trích, nghệ thuật trào phúng được thể hiện qua cách xây dựng mâu thuẫn trào phúng, tình huống trào phúng, mô tả chân dung trào phúng, cảnh trào phúng và giọng điệu, ngôn từ 


Câu 2 : A(c) hãy nêu sự mâu thuẫn trong trạng thái trước và sau khi phát tang ?

TRƯỚC khi phát tang :

1 bầy con cháu cchí hiếu chỉ nóng ruột muốn chôn cho sớm cái xác cụ Tổ 
- Phái trẻ la ló chỉ ytisch phái già chậm trễ Tipolo thì bực mình 
-Bà Văn Minh : sốt ruột chưa được mặt quần áo "style"
-Cố Hồng: ngắm nhìn , kêu khổ 
=> Toan tính mưu đồ chưa được thực hiện
SAU khi phát tang 

Tú Tân : rầm rộ nhảy lên mà tìm góc chụp ảnh
- Cố Hồng : ngất đi ( hơn kịch bản)
-Tipolo : hạnh phúc khi chứng kiến style của mình 

=> Từ trong đến ngoài đều sung sướng khi cái chết của cụ Tổ sắp diễn ra . Từ đó Vũ Trọng Phụng đã phơi bày Xã hội lúc bấy giờ - cái chết phương thức thỏa mãn cho người khác )


  Câu 3 : Ý nghĩa của cách đặt nhan đề cho đoạn trích ?

- "Hạnh phúc của một tang" đó là nhan đề vô cùng lạ gây nhiều sự chú ý và tò mò cho người đọc 
.

- Những mâu thuẫn trào phúng đã thể hiên ngay ở nhan đề. Con cháu , người thân thích lại vô cùng hanh phúc và thỏa mãn trước cái chết của người trong gia đình mình 

- Cũng chính ở tác phẩm tác giả đã tạo dựng những hình ảnh vô cùng đối lập giữa bên trong và bên ngoài của những con người vô tâm và không có tình người . Vẻ ngoài là sự đau xót cho người thân mình với những lời nói đan xen hành động giả tạo thì thực chất bên trong đó lại là sử hả hê sung sướng trước cái chết của người thân mình 

 

Câu 4: Thái độ của nhà văn về xã hội bấy giờ như thế nào ?

  Qua cách miêu tả chân thực tác giả đã phản ảnh rõ về sự háo danh háo lợi trong xã hội lúc bấy giờ , bao trùm lên đó là những con người mang trong mình những phẩm chất và đạo đức giả sự tham lam chiếm đoạt tâm can con người  . Đó chính là một xã hội " KHỐN NẠN , CHÓ ĐỂU , VÔ NHÂN TÍNH " ( Vũ Trọng Phụng )


Câu 5 :Qua cảnh đưa tang Vũ Trọng Phụng đã giúp người đọc hiểu rõ về sự thật về đạo đức của con người trong xã hội bấy giờ như thế nào ? A(c) hãy phân tích và làm rõ?

- Đám đông đưa tang toàn là những người sang trọng, có địa vị trong xã hội lúc bấy giờ, đó là "những ông bạn thân của cụ cố Hồng ngực đầy huân chương... nhiều ông tai to mặt lớn...". Nhưng với chi tiết: "nhiều ông tai to mặt lớn thì sát ngay linh cữu, khi trống thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy cũng đều cảm động hơn những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng". Tác giã đã vạch trần bộ mặt xấu xa bỉ ổi bọn chúng. 

- Đám tang lớn nhưng vô cùng lộn xộn "theo cả lối Ta, Tàu, Tây có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, cho đến lốc bốc xoảng và bú dích và vòng hoa, có đến ba trăm câu đối, vài ba trăm người đi đưa, lại có cậu Tú Tân chỉ huy, những nhà tài tử chụp ảnh đã thi nhau như ở hội chợ" Chính vậy tác giả kết luận: "Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu...!". 


-Đám ma làm cả thành phố nhộn nhịp: "Đám ma đi đến đâu làm huyên náo đến đấy", "kèn Ta, kèn Tây, kèn Tàu lần lượt thay nhau mà rộn lên". Những người tham dự như: ông đốc tờ Xuân, ông Xuân cố vấn báo Gõ mõ, nhà sư hổ mang Tăng Phú, người đứng đầu trong cái phong trào "chấn hưng Phật giáo" và "trong mấy trăm người đi đưa thì một nửa là phụ nữ, phần nhiều tân thời, bạn của cô Tuyết, bà Văn Minh, bà Phó Đoan vân vân ... Thật là đủ giai thanh gái lịch..." 


-Trong đám tang còn có những bộ y phục được diện như". Đó còn là: "bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng trong đó có coóc-sê, trông như hở cả nách và nửa vú nhưng mà viền đen". 


- Còn trai gái thanh lịch thì  "chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma". 


-  Xuân tóc đỏ xuất hiện giữa lúc đám tang đang đi với với "sáu chiếc xe, trên có sư chùa Bà Banh, xe nào cũng che hai lọng, từ một ngã len vào chiếm chỗ sau năm lá cờ đen. Hai vòng hoa đồ sộ, một của báo Gõ Mõ, một của Xuân, cũng len vào hàng đầu" làm cho đám tang trở lên lộn xộn giữa những con người hám lợi


 =>Qua cảnh đưa tang này, với ngòi bút trào lộng, châm biếm sâu sắc, Vũ Trọng Phụng đã làm rõ sự đua đòi trong lối sống văn minh rởm, vạch trần bộ mặt trơ trẽn đến trâng tráo củ
a tầng lớp thượng lưu mới. Bọn chúng đã đi ngược truyền thống đạo lý xưa nay của dân tộc 


BÀI TẬP :


Đề1: Em hãy cảm nhận về Đoạn Trích Hạnh Phúc của Một Tang gia của Vũ Trọng Phụng.

Mở bài :

-Vũ Trọng Phụng là một nhà văn tài năng , ông có nhiều đóng gớp cho nền Văn học Việt Nam với nhiều thể loại phong ohus đặc sắc . Ông còn được mênh danh là ông vua phóng sự đất Bắc với những kiệt tác trong sáng tác của mình 

Thân Bài :

Những hình ảnh trong tác phẩm được miêu tả chi tiết . Từ đó giúp người đọc cảm nhận  đươc 1 xã hội bao trùm là những con người đạo đức giả quen thói hám danh hám lợi

Tác phẩm vẽ lên bức tranh về cảnh tang lễ nhố nhăng  mặc dù là đám tang nhưng đây là đám tang của những trò lố bịch mà con cháu của cụ cố đã gây nên, mỗi người một vẻ mang nhau ra làm những trò lố, trò đùa. Đám tang nhưng họ lại hạnh phúc và vui vẻ vì điều đó, vì cái chết của Cụ tổ sẽ giúp con cháu được hưởng lai tài sản 

Hạnh phúc trong 1 đám tang tưởng rằng không thể vậy nhưng chúng vẫn làm những điều đó, lố lăng, cười đùa, vui vẻ khoe mẽ, người thì tỏ ra đau thương cho người khác xem, tất cả đều nói lên những thói quen xấu xa, lố bịch mà đám con cháu này làm để thể hiện trong đám tang. 

Mỗi người một bóng dáng, ngã nghiêng, tỏ đau thương trước cái chết của cụ tổ nhưng trong lòng bản thân họ thì đang cảm thấy vui vẻ vì cái chết đó. Chính ngay nhan đề, tác giả đã phản ánh ngay những lố bịch, xấu xa mà bọn chúng gây ra.

Đám tang và hạnh phúc, đây là hai trạng thái hoàn toàn đối nghịch với nhau. Đám tang đáng ra phải đau buồn, thương tiếc vì sự ra đi của người đã mất, thế nhưng nó lại đau thương, buồn tẻ, thể hiện những nỗi cô đơn sâu sắc trước hình ảnh của người đã mất. Tất cả đám con cháu đó đều là những người đáng chê trách, chúng là những kẻ bất hiếu, họ chỉ làm những điều đó để che mắt thiên hạ, thế nhưng họ không thể che mắt nổi những con mắt tinh tường như tác giả đã phát hiện ra

Cô Tuyến : ngây thơ, thì õng ẽo, diện trên mình bộ quần áo lẳng lơ, tỏ ra ngây thơ trong trắng, còn rất nhiều những nhân vật khác cũng phản ánh một xã hội thối nát, ở đó họ đắm say với những trò lố lăng, của những con người sống trong đó.

Đám tang mà trở thành nơi hoc khoe mẽ những tấm huy chương, người thì dùng để che mắt thiên hạ bởi những trò lố lăng. 

Với những chi tiết này cho thấy 1 xã hội toàn những con người hám danh hoa phú quý mà trở thành nhũng con người vô nhân tính không có tình thương trong họ

Kết Bài :

Với nghệ thuật trào phúng tác giả đã xây dựng xuất sắc thành công trong tác phẩm của mình từ đo lên án tố cố những con người quen thói đao đứac giả mà sống với bô mặt gian xảo không có nhân tính  một xã hội xấu xa, ở đó con người đang bị thoái hóa về mặt đạo đức, 

ĐỀ 2 :Phân tích đoạn trích để thấy được : Bản chất lố lăng, đồi bại của những nhân vật được Vũ Trọng Phụng nói đến

 a. Chân dung những người mang danh thượng lưu đi đưa tang

Những người bạn thân của Cụ đến dành sự thành kính cho huy chương của họ . Qua đó Vũ Trọng Phụng còn đặc tả những bộ ria mép độc đáo ẩn chứa bản chất thật sự: râu dài hoặc ngắn, đen hoặc hun hun.

. Trai thanh, gái lịch bạn của vợ chồng Văn Minh và cô Tuyết thì mang đủ tâm trạng: ghen tức, soi mói, tị hiềm, tự hào…về những mẫu chuyện vớ vẩn không liên quan

 Thực chất sự cảm động trên gương mặt của những vị khách lớn tuổi ấu chỉ dừng lại sau làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết.

 Những vị trai thanh, gái lịch thì ghen tuông nhau, cười tình nhau, hẹn hò nhau…

 Họ thực chất chỉ xứng đáng được ca ngợi bằng những từ ngữ vô liêm sĩ, vô đạo đức, vô văn hóa, những cặn bã của xã hội thượng lưu.

 b. Chân dung những người trong gia đình có tang 

Cụ cố Hồng: Với Cụ Cố Hồng, đám tang của bố mình là cơ hội để ông được khen ngợi, được chú ý bởi cái sự già và bộ trang phục uy nguy.

 Ông Văn Minh: Điều ông ta boăn khoăn trong cái đám tang của ông nội mình là làm sao để thực thi cái di chúc kia đúng như ông mong đợi và càng sớm càng tốt => Thấy được một ông Văn Minh mang bộ mặt của kẻ tham lam 

 Cô Tuyết, bà Văn Minh, bà Phó Đoan: xem đám tang là dịp để trưng diện những mốt thời trang của tiệm Âu Hóa, đồng thời cũng cho thiên hạ họ được một phen sáng mắt vì đã coi thường sự trinh tuyết của cô. 

Kết bài

Sự thành công của tác giả khi xây dựng nghệ thuật trào phúng đã tố cáo được xã hội chà đạp nên sự văn hóa ,sự tham lam háo danh , háo lợi của những con người mất nhân tính , đua đòi theo cuôc sống văn minh nhố nhắng thói vô nghĩa lí .

-Xã hội đạo đức giả chi phối -  xã hôi mà Vũ Trọng Phụng từng nói "Khốn nạn , chó đểu , vô nhân tính"


Bài viết gợi ý: