CHUYÊN ĐỀ : CÂU CÁ MÙA THU -Nguyễn Khuyến-

                                             *            *             *

I.Tác giả , tác phẩm :

1.Tác giả :

Nguyễn Khuyến được coi là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam và tên tuổi của ông gắn liền với chùm thơ thu. Chùm thơ thể hiện những nét đặc sắc trong phong cách thơ của cụ Tam Nguyên Yên Đổ ở cả hai ph­ương diện thi pháp và tư­ tư­ởng

-Thơ Nguyễn Khuyến vừa ghi lại tâm sự của ông trong những năm tháng nghỉ ở quê nhà vừa miêu tả đời sống và phong cảnh quê hương.

-Thơ thu của ông thể hiện 1 tinhfyeeu mãnh liệt với cảnh sắc quê hương 


2.Tác phẩm 


-"Thu điếu" là bài thơ thuộc loại thơ trữ tình phong cảnh. Bài thơ là một bức tranh đẹp về mùa thu ở làng quê Việt Nam. Một không gian thu trong trẻo, thanh sạch và bình yên với những hình ảnh, đường nét xinh xẻo.

- Trong bài thơ xuất hiện hình ảnh nhân vật trữ tình đầy tâm sự. Đó là một con ngư­ời có tâm hồn thanh cao, yêu cuộc sống thanh bạch nơi làng quê, dù sống cuộc sống nhàn tản của một ẩn sĩ nhưng trong lòng luôn chất chứa đầy suy t­ư. 

-Tác giả mượn chuyuện câu cá để bộc lộ tâm trạng. Bài thơ là một bức họa bằng ngôn từ  thể hiện đựơc tài năng và tấm lòng của cụ Tam Nguyên Yên Đổ

- Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật

- Bố cục 4 phần: đề, thực, luận, kết


II : TÌM HIỂU VẮN BẢN :

a. Hai câu đề : 

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”.

-Không gian : “ao thu” và “thuyền câu : hình ảnh rất thân thuộc đối với nhân dân vùng quên Bác bộ. 

- Từ láy “lạnh lẽo đã diễn tả một không khí se lạnh vừa diễn tả cái tĩnh lặng của mùa thu. Cả mặt nước tĩnh lặng khiến cho làn nước mùa thi vốn đã trong nay lại càng trong hơn. 

-Tác giả đã dùng từ “trong veo” để diễn tả các trong ấy. 

-Cảnh thu thật đẹp, thật trong trẻ, thanh sơ, hai câu thơ mà tác giả đã sử dụng đến 4 tiếng có vần eo, không chỉ có tác dụng miêu tả về không khí lạnh lẽo, không gian rất eo hẹp, thanh sơ. 

b. Hai câu thực

“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”

-Tác giả đã vận dụng tài tình nghệ thuật lấy động tả tĩnh. Tả cái động “hơi gợn tý” của làn sóng và khẽ đưa vèo của lá vàng rơi khắc họa nên cái tĩnh lặng của mùa thu làng quê Việt Nam xưa. 

- Không chỉ miêu tả cái tĩnh lặng mà hai câu thơ còn làm nổi bật được vẻ trong trẻo nên thơ của mùa thu. 

-Sóng ở đây là sóng biếc của làn hơi nước trong ánh lên một màu xanh ngọc bích thật diệu kỳ.

- Điệu xanh, "xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi…” đọc hai câu thơ này người đọc sẽ bất ngờ bởi chữ “vèo” được dùng trong câu thơ.

=>  Hai câu thơ tả thực là bức tranh trong trẻo tĩnh lặng nên thơ, qua đó người đọc cảm nhận được tình yêu thiên, đất nước từ tận sâu trong lòng tác giả.

c. Hai câu luận

                                                     “Tầng mây lơ lửng, trời xanh ngắt

Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo”

–    "xanh ngắt" một màu xanh thuần trên diện rộng
–    “ngõ trúc quanh co” làng quê Vieet Nam đơn giản mộc mạc
–    “vắng teo” không gian vắng vẻ im lặng gợi buồn
->  Bầu trời thu đẹp là vậy , vậy mà lại thiếu sự sống con người làm moi thứ trở nên buồn và vắng vẻ

d. Hai câu kết 

“Tựa gối buông cần lâu chẳng được

Cá đâu đớp động dưới chân bèo”

"tựa gối" hành động thể hiện sự chán nản , hay còn là tâm trạng buồn của tác giả vì thế nên buông cần mãi chả được con cá nào

–    Những con cá đớp động dưới chân bèo
->  Tuy là ở ẩn nhưng nhà thơ vẫn lo cho thời vận đất nước . Chính vì thế câu cá đấy nhưng mà không tập trung vào việc mình đang làm 

III.    Tổng kết

–    Nguyễn Khuyến đã mang lại cho chúng ta một bức tranh thơ vô cùng đẹp với cảnh sắc mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ

–    Thiên nhiên hiện lên thật sinh động và đặc trưng cho mùa thu của đồng bằng Bắc Bộ tuy nhiên nó lại mang một nét buồn man mác. Nhà thơ dù về ở ẩn nhưng vẫn lo cho vận mệnh của đất nước và nhân dân –

– Qua bài thơ giúp ta cảm nhận được vẻ đpẹ thanh tĩnh của cảnh sắc mùa thu tâm hồn thanh cao và niềm ưu tư của nhân vật trữ tính

Bài viết gợi ý: