Chuyên đề: Tự Tình 

                                                    ~ Hồ Xuân Hương ~

1, Tác giả:

-         Quê ở Quỳnh Lưu, Nghệ An

-         Sáng tác bao gồm cả chữ Nôm và chữ Hán, nổi bật trong sáng tác thơ Nôm của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp khát vọng của họ.

-         Được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm

 

2, Tác phẩm:

-         Tự tình II nằm trong chùm thơ Tự Tình gồm 3 bài của Hồ Xuân Hương. Đây là chùm thơ thể hiện một cách chân thực, sâu sắc về những góc khuất thầm kín trong đời sống tâm hồn của một người phụ nữ đa đoan, bất hạnh trong đường tình duyên của mình

3, Phân tích:

+) Hai câu đầu: 

                                  “ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

                                     Trơ cái hồng nhan với nước non”

Trong không gian rộng, vắng, trống trải, khi đêm đã trở về khuya, vầng trăng đã xế, đêm sắp tàn, tác giả đã rất tinh tế khi sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh, âm thanh “ văng vẳng” của tiếng trống cầm canh đã nói lên một không gian tĩnh lặng, vắng vẻ. Chính không gian, thời gian đặc biệt trữ tình đã gợi cho người con gái những suy nghĩ về cuộc đời, số phận của mình. Từ “trơ” được dùng trong nghệ thuật đảo ngữ vừa miêu tả dáng ngồi, vừa nói lên thân phận cô độc, lẻ loi, trơ trọi của nhân vật trữ tình mà cụ thể ở đây là nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Dáng ngồi và thân phân ấy được đặt trong sự tương phản với không gian  “ nước non” đã tạo nên sự đối lập giữa con người nhỏ bé với không gian thiên nhiên rộng lớn, giữa cái tôi hạnh phúc nhỏ nhoi với không gian xã hội ngoài kia đấy những bất công và phi lí. “ Cái hồng nhan” là một kết hợp từ độc đáo ( một từ thuần việt với một từ hán việt) thể hiện sự bẽ bàng chua xót cho số phận con người. Vậy là ngay mở đầu, nhân vật trữ tình đã xuất hiện một cách đầy tâm trạng.

+) Hai câu thực:

                             “ Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

                               Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”

Trước tâm trạng cô đơn, lẻ loi, nữ sĩ uống rượu để quên đi nỗi đau đơn và niềm bất hạnh trong hiện tại nhưng “ say lại tỉnh”, càng uống càng tỉnh và càng thấm thía hơn nỗi đau ấy. Câu thơ của Hồ Xuân Hương làm ta nhớ đến ý thơ của Lí Bạch:

                              “Dùng gươm chém nước, nước chẳng dứt

                                Uống rượu tiêu sầu, sầu vẫn sầu”

Nữ sĩ ngắm trăng để tìm sự thư thái, thanh nhàn nhưng lại thêm day dứt, dằn vặt bởi ngắm trăng lại nghĩ đến hạnh phúc lứa đôi, tuổi xuân của người con gái đã sắp trôi qua mà hạnh phúc lứa đôi chưa một lần được trọn vẹn. Hai câu thơ đã phản ánh cái quẩn quanh bế tắc trong tâm trạng của người con gái thời xưa, muốn quên đi những bất hạnh trong hiện tại, muốn trốn tránh khỏi hiện tại nhưng không thể, bởi hiện tại bây giờ toàn dằn vặt và khổ đau

+) Hai câu luận:

                               “ Xiên ngang mặt đất rêu từng đám

                                 Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

Đá và rêu vốn là những vật nhỏ bé, yếu ớt, nhưng chúng lại mang một sức sống mạnh mẽ vô cùng, vẫn có thể “ xiên ngang mặt đất” và “ đâm toạc chân mây”. Nghệ thuật đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh “ xiên”, “đâm toạc” và ý thơ đăng đối đã cho bạn đọc thấy khát khao bứt phá như đá, như rêu của tác giả. Rõ ràng, dẫu đang rất buồn, rất cô đơn nhưng điều đó vẫn không suy giảm chất riêng của Hồ Xuân Hương. Bản lĩnh, sức sống mãnh liệt, sự khao khát với cuộc đời khiến cho dù lòng đầy cám cảnh bà vẫn nhìn cảnh vật với con mắt yêu đời, tha thiết, chứa chan sức sống, đó cũng là bản lĩnh mà chúng ta cần học tập. Hai câu thơ trên không chỉ thể hiện khát khao mà nó còn đại diện cho cá tính, quan niệm sống mạnh mẽ, tích cực của Hồ Xuân Hương.

+) Hai câu kết:

Bài thơ khép lại với nỗi ngao ngán, chán chường khi :

                               “ Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại

                                 Mảnh tình san sẻ tý con con”

Hai câu thơ trên là thái độ sống của Hồ Xuân Hương với hiện tại. Từ “ ngán” đứng đầu câu để thể hiện thái độ chán ngán, bế tắc, quẩn quanh trong tâm trạng của nữ sĩ. “ Xuân đi xuân lại lại” chỉ sự tuần hoàn liên tiếp trở lại của mùa xuân tạo hóa. Năm nào cũng có mùa xuân, và mùa xuân ấy mỗi năm đều đặn xuất hiện rồi đi mất, nhưng mùa xuân của thiên nhiên lại dối ngược với tuổi xuân của con người, nhắc người ta nghĩ đến việc tuổi xuân trôi qua rất nhanh và không bao giờ trở lại. “ Mảnh” là rất ít, rất mong mong, đặc biệt là “ mảnh tình còn mong manh hơn nữa. Thế nhưng, người con gái vẫn phải “ san sẻ” chia năm se 7 để thành “ tí con con”, dường như nó trở thành điều ít ỏi, hiếm hoi đến mức không thể ít hơn nữa. Cuộc sống của người con gái thuở xưa cứ thế trôi đi lẻ loi, cô độc, không có hạnh phúc mà chỉ toàn những dằn vặt khổ đau

+) Nghệ thuật:

Nghệ thuật sử dụng từ ngữ:

+ Ngôn từ tọa nên âm thanh -> tăng thêm cảm giác trống vắng của đêm khuya: “văng vẳng”, “canh dồn”

+ Từ ngữ giàu tính tạo hình: “trơ cái hồng nhan”, “xiên ngang”, “đâm toạc”

+ Nhịp điệu lặp đi lặp lại nhàm chán của cuộc sống thiếu tình yêu được diễn tả bằng các chu kỳ say – tỉnh, khuyết – tròn, xuân đi – xuân lại.

Luyện Tập:

1, Phân tích hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương

Hướng dẫn:

Mở bài:

 Hồ Xuân Hương là một kì nữ, kì tài, là bà chúa thơ Nôm. Nổi bật trong sáng tác thơ Nôm của Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.  Bài thơ Tự Tình II nằm trong chùm thơ Tự Tình của Hồ Xuân Hương là lời giãi bày, bày tỏ tâm trạng của nữ sĩ khi trai qua nhiều thăng trầm, nhiều thua thiệt trên con đường tình duyên.

Bài thơ đã vẽ lên vẻ đẹp tiêu biếu cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa.

Thân bài:

-         Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự Tình II

+Tình cảnh đầy xót xa, bẽ bàng, cay đắng:

-Đêm khuya đối diện với không gian vắng lặng, tĩnh mịch à cảm thức về sự cô đơn

+Ý thức rõ về thân phận, sự rẻ rúng, mỉa mai cho thân phận của chính mình: “Trơ cái hồng nhan với nước non”

+Nhận thức rõ về bản thân, bước đi của thời gian và cuộc đời: say – tỉnh, khuyết – tròn…. thân phận hẩm hiu, thân phận của người khách hồng nhan bạc mệnh

+Ý thức về hạnh phúc, tình duyên Sự phản kháng trước số phận hẩm hiu, tình duyên dang dở: “xiên ngang mặt đất rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây đá mấy hòn”

+Xót xa và tiếc nuối, ngao ngán trước số phận, tình duyên và thực tại: “Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại/ Mảnh tình san sẻ tí con con”

+ Sự phản kháng, muốn bứt tung khỏi xiềng xích của xã hội phong kiến, nhưng không thể. Không thoát khỏi được, người phụ nữ đành chấp nhận thực tại với một nỗi niềm ngao ngán.

+)Nhận xét:

 - Người phụ nữ Việt Nam trong xã hội xưa đã mang biết bao tủi cực và cay đắng bởi những lễ giáo khắt khe. Nhưng có lẽ bao nhiêu đó chưa đủ, hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Tự tình làm day dứt trái tim bạn đọc hơn khi mà chính họ ý thức được số phận, nỗi khó khăn, gian khổ, nỗi khổ đầy ngang trái của họ.

- Không chỉ ý thức về thân phận bẽ bàng, cô độc, tình duyên lận đận, hạnh phúc mong manh. Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ còn có cả sự phản kháng – một sự phản kháng táo bạo và đầy khát khao, mạnh mẽ và sâu sắc dù cho hoàn cảnh bắt buộc họ phải chấp nhận sự thật.

Kết bài:

Nêu nhận xét đánh giá chung về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua bài thơ Tự Tình II của Hồ Xuân Hương Mở rộng vấn đề (bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân)

Bài viết gợi ý: