CHUYÊN ĐỀ : VỘI VÀNG -XUÂN DIỆU-
                                                
                                                         *         *          *         
I) TÁC GIẢ , TÁC PHẨM :
 
1.Tác giả :

Xuân Diệu được coi là "Nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới" (1932-1945)

-Xuân Diệu (1916-1985) , tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu (XD). Thân sinh củ thi sixlaf một nhà nho , quê ở xã Trảo Nha , huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh . Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn , hojcheets bậc Thành chung thì ra Hà Nội rồi vào Huế hoc tiếp 

Xuân Diệu có thơ đăng báo từ 1935, nổi tiếng từ 1937 khi in Thơ Thơ (1938) và Phấn Thông Vàng (1939)

Xuân Diệu  tham gia Mặt Trận Việt Minh từ trước Cách mạng tháng tám 1945. Từ đó ông gắn bó với cách mạng .Năm 1983 ông được bầu là Viện sĩ thông tấn Viêt Hàn lâm nghệ thuật Công hòa dân chủ Đức 


2.Tác phẩm 

Xuất xứ : Bài thơ in trong tập "Thơ thơ" xuất bản năm 1938

-Thể hiện rõ hồn thơ của Xuân Diệu một "điệu sống" vội vàng 

Bố cục bài thơ : 3 phần

-         Phần 1 : 13 câu thơ đầu : Là sự thể hiện tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết.

-         Phần 2 : 16 câu tiếp        : sự băn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước quy luật của tạo hóa.

-         Phần 3 : còn lại                : lời giục giã và tình yêu cuộc sống vội vàng của nhà thơ.

 


II) TÌM HIỂU TÁC PHẨM

a.13 câu đầu 

"Tôi muốn tắt nắng đi 

         Cho màu đừng nhạt mất 

   Tôi muốn buộc gió lại 

       Cho hương đừng bay đi"

-Điệp ngữ "tôi muốn" tô đậm nhấn mạnh cái "tôi"1 trong những biểu hiện đầu tiên rất rõ nét của văn hóa và thi ca hiện đại từ 1000 năm của văn học trung đại bước vào thế kỉ 20 . Thi nhân Việt nam có ý thức sâu sắc của cái Tôi cá nhân 

                                               "Ta là một là riêng là duy nhất" 

--2 động từ tiêu cực ngươc lại với thắp sáng cởi bỏ => Khiesn ý muốn có vẻ phũ phàng . 2 động từ trước 2 danh từ . Hiện tượng thiên nhiên muôn đời là khách quan trái ngược voiwscasi chủ quan trong hoạt động của con người

-Uoc muốn kì lạ và phi lí . Phũ phàng của ước muốn , cảm giác băn khoăn ngờ ngờ phi lí tới vậy . Nó vốn đối lập voiwsys nghĩa chủ quan của con người

-Thi sĩ muốn tắt nắng để màu không nhạt, muốn buộc gió để hương đừng bay – ước muốn làm chủ thiên nhiên táo bạn

-Nhịp thơ nhanh khiến câu thơ trở nên dữ dội 

-phó từ "cho" và :đừng " lặp lại nhấn manh sắc thái van nài khẩn khoảng trong ước muốn tha thiết của tác giả 

-Uowsc  muốn tưởng là phi lí nhưng đó là cách thể hiện tình yêu mãnh liệt với hương sắc quê hương và cuộc đời 

=>ƯỚC MUỐN THA THIẾT MÃNH LIỆT CỦA NIỀM YÊU 


-Những câu tiếp theo theerhieenj niềm say đắm với bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của cuộc sống trần thế :

                             "Của ong bướm này đây tuần tháng mật

                    Này đây hoa của động nội xanh rì

                    Này đây lá của cành tơ phơ phất 

                    Của yến anh này đây khúc tình si

                         Mỗi buổi sớm thần vui hằng gõ cửa

                                Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

                                    Tôi sung sướng . Nhưng vội vàng một nửa

                               Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân"

-Từ "của"mở đầu cho câu thơ và liên tiếp lặp lại => Hương màu của 4 câu đầu chính là " Của" . 

-Hai chữ “Này đây” được nhắc đến nhiều lần không gợi sự thừa thãi trong câu chữ, mà tô đậm không gian và thời gian thơ.

-Nơi có "Của ong ..." : mật ngọt của thiên nhiên 

                     : tuần trăng mật say đắm của đôi lứa 

-Nơi có màu xanh đồng nội, màu lá phất phơ. : chứa đựng sức sống mãnh liệt tràn gập niềm đam mê yêu đời

-Sự "gõ cửa"  khao khát hồi hộp của con người cùng với sự giục giã hối hả của cuộc đời 

-Thiên nhiên được nhìn qua lăng kính tình yêu tất cả trở nên đẹp và tươi mới

 – "Tháng giêng ngon như một cặp môi gần ": một câu thơ “hoàn toàn Xuân Diệu”

-Hoán dụ : "tháng giêng" chính là mùa xuân. 

-Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác : Thi sĩ đã hữu hình hóa cái vô hình, đã vật chất hóa một khái niệm thời gian bằng vị cảm. Và còn đặc biệt hơn, cái điều thi sĩ cảm được từ tháng giêng lại là một cặp môi gần của phụ nữ – nó vừa quyến rũ, vừa tươi hồng, vừa mời gọi. 

 -Cái đẹp của con người trong mắt nhà văn mới là cái đẹp chuẩn mực. Chính con người mới là trung tâm cho mọi sự so sánh. 

                         “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

                      Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

 -Sự sung sướng mong đợi và khao khát tận hưởng trọn vẹn , tác giả không chờ nắng hạ mới hoài xuân mà muốn tân hưởng ngay lập tức cái đẹp cái dịu nhẹ của thiên nhiên

=>Qua đây thể hiện rõ 1 trái tim đầy tình yêu mãnh liệt được thể hiện qua ánh mắt một trái tim say mê , mê đắm

b.16 câu tiếp : sự băn khoăn ngắn ngủi về kiếp người trước quy luật của tạo hóa

                             "Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
              Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
             Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất
                       Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
                  Không cho dài thời trẻ của nhân gian'

Các từ ngữ: “đương tới” với “đương qua”, “còn non'” với “sẽ già” tương ứng, đối lập nhau, diễn tả mùa xuân và thời gian vận động không ngừng. 

-Chữ “đang” chuyển thành chữ “đương” mộ: cách nói điệu đà, rất thơ. Trong dáng vẻ “còn non” hôm nay đã báo hiệu một tương lai “sẽ già”. 

- Cũng chữ “non” và chữ “già” ấy, ông có những các cảm nhận rất độc đáo bằng một tâm hồn lãng mạng với cặp mắt xanh non.

- “xuân hết”, tuổi trẻ đi qua “nghĩa là tôi cũng mất”.: Cũng như thời gian trôi qua, tuổi trẻ một đi không trở lại:

-  “Lượng trời cứ chật” mà “lòng tôi rộng” :muốn trường sinh bất tử, muốn trẻ mãi không già. 

-Thi sĩ lại đặt ngôn ngữ trong thế tương phản giữa “rộng” với “chật”, để nói lên cái nghịch lí của đời người.

                                                                                 "Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

                                                                Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

                                                                Còn đất trời , nhưng chẳng còn tôi mãi  

                                                                Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời"                                                             

-Thước đo thời gian của thi sĩ là tuổi trẻ. 

-Tuổi trẻ một đi không trở lại “chẳng hai lần thắm lại” thì làm chi có sự tuần hoàn ! Trong cái mênh mông của đất trời, cái vô tận của thời gian, sự có mặt của con người thật là ngắn ngủi, hữu hạn. 

-"trời đất " là vẻ đẹp cuộc đời của trần thế là thiên nhiên là thanh sắc trời tươi là nơi ông yêu mến say sưa                    

- Hai câu thơ thể hiển rất rõ cách cảm nhận tinh vi về thời gian của Xuân Diệu. 

-Cảm nhận ấy không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng cả khứu giác “mùi tháng năm”, cả vị giác “vị chia phôi”. Mỗi khoảnh khắc đang rời bỏ hiện tại để trở thành quá khứ được hình dung như một cuộc chia lìa. 

-Khoảnh khắc nào cũng là một chia lìa, một mất mát. 
-Những phần đời của sinh mệnh cá thể đang ra đi không thể nào cưỡng lại, nó tạo nên sự trôi chảy không ngừng, tạo nên sự phôi pha, phai tàn của từng cá thể


 Đoạn thơ cuối :lời giục giã và tình yêu cuộc sống vội vàng của nhà thơ.

 

                                                              "Ta muốn ôm 
                                                               Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; 
                                                               Ta muốn riết mây đưa và gió lượn, 
                                                               Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, 
                                                              Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều                                                                                                 Và non nước, và cây, và cỏ rạng, 
                                                               Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng 
                                                               Cho no nê thanh sắc của thời tươi; 
                                                               - Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi"  
- Khát vọng sống, khát vọng yêu thương, cuồng nhiệt đến cháy bỏng.

-  Hình ảnh thơ tươi mới và tràn đầy sức sống. Đó là một thiên nhiên quyến rũ, tình tứ. Cảnh sắc lôi cuốn con người như muốn tan ra, muốn hòa mình vào thiên nhiên để tận hưởng : sự sống mơn mởn, cánh bướm với tình yêu…

-  Ngôn từ : sử dụng những động từ mạnh : ôm, riết, thau, cắn…

-  Nhịp điệu thơ được tạo nên bởi những câu dài, ngắn xen kẽ. Cùng với điệp từ «  ta muốn » => nhịp thơ sôi nổi.

- Hình ảnh mởi mẻ và sáng tạo ( câu cuối).

=>Các hình ảnh và điệp từ …lột tả tận cùng sự cuống quýt, vội vàng của nhà thơ.

- Đoạn thơ thể hiện “cái tôi” ham sống, muốn tận hưởng cuộc đời mãnh liệt.

-Động từ "ôm" sự dangvòng tay thể hiện 1 tư thế lớn

-Hôn nhiều : Không phải 1 cái hôn mà có định lương theo sau 
_"cắn" đỉnh điểm của hạnh phúc và khao khát mãnh liệt
-"Cái hôn nhiều" ở đây, muốn nói về độ dài của thời gian. "Cái hôn" không phải là mục đích mà chỉlà một phương tiện để thu hút lấy tất cả mọi hương sắc. Mọi thần khí, thần hồn về phía mình cho thỏa mãn.
 
-Những điệp ý "ta muốn" kết hợp với hành động ngày càng tăng: "ôm, riết, say thâu" đã thể hiện được lòng ham muốn đến cuồng nhiệt của thi nhân. 
-"Chếnh choáng", "đã đầy", "no nê" là những từ biểu thị sự hưởng thụ đến mức tối đa. Ấy thế mà xem chừng vẫn còn chưa hả. Cuối cùng còn đòi hỏi cao hơn nữa: 
 
- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
 
-"Xuân hồng" là mùa xuân căng tràn hương sắc là biểu trưng của cái đẹp
-"Cắn vào ngươi", tưởng như thô thiển mà lại đầy chất thơ. Đó chỉ là cách nói về sự hưởng thụ cả tinh thần lẫn vật chất đến mức cuồng nhiệt muốn chiếm đoạt tất cả mọi thứ là của mình 1 trạng thái yêu vô cùng to lớn mãnh liệt của nhà thơ Vì vậy mà cuống quít, phải "cắn" để giữ lấy, không để cho nó rơi đi và trôi đi. Phải "cắn" để giữ lấy thời gian, tuổi trẻ và sơ phải xa rời những thứ đẹp đẽ đó trong cuộc đời

III) TỔNG KẾT:

  1. Giá trị nội dung
-Một cái tôi ham sống ham tận hưởng được thể hiện rõ qua bài thơ
– Cái Tôi Xuân Diệu trong bài thơ tiêu biểu cho cái Tôi thời đại thơ mới:
+ Ys thức sâu sắc về sự yêu đời nhưng vân xmang nỗi âu lo
+ Triết lí sống , tuyên ngôn sống cuống quýt vội vàng

2. Giá trị nghệ thuật
Cấu trúc ngữ pháp phóng khoáng trào dâng => cấu trúc tự do 

Giong điệu , tiết tấu: điệp , lặp

Biện pháp tu từ : so sánh nhân hóa , ẩn dụ. Thủ pháp chuyển đổi giác quan khi thể hiện cảm giác trong việc diễn tả hình ảnh



Bài viết gợi ý: