SOẠN BÀI : VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI 
                                                                           -NGUYỄN HUY TƯỞNG


Câu 1 : A(c) hãy tóm tắt nội dung vở kịch Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài?

Vĩnh biêt Cửu Trùng Đài " là 1 trong những tác phẩm xuất sắc của Nguyễn  Huy Tưởng ở đó tác giả đã xây dựng nhân vật Vũ Như Tô - nhân vật chính của vở kịch,  là một nhà kiến trúc tài giỏi, luôn khao khát thay đổi và xây dựng đát nước ngày càng trở nê đẹp hơn và là con người trọng nghĩa khinh tài .. Trong vở kich tác giả xũng đã xây dựng nhân vật Lê Tương Dực, là một hôn quân bạo chúa, sai Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nơi ăn chơi với đám cung nữthỏa mãn cho bản thân mình . Đan Thiềm- 1 cung nữ tài sắc nhưng đã bị ruồng bỏ, đã khuyên Vũ nên nhận lời xây dựng Cửu Trùng Đài vì đây là cơ hội để Vũ Như Tô đem tài ra phục vụ đất nước. Vì thấy cơ hội có thể giúp thay đổi đất nước Vũ Như Tô đã nhận lời và dồn hết sức xây Cửu Trùng Đài. Nhưng Cửu Trùng Đài đã làm cho dân chúng thêm cực khổ. Họ đã nổi dậy. Vũ Như Tô bị giết, Cửu trùng Đài bị đốt cháy.'

Câu 2 : Phân tích các mâu thuẫn cơ bản của vở kịch được thể hiện cụ thể trong chín lớp của Hồi V ?

Trong chín lớp của Hồi V các mâu thuẫn cơ bản được thể hiện là :

   - Mâu thuẫn 1 : Mâu thuẫn giữa những nhân dân lao động khốn khổ sống cuộc sống tăm tối đói nghèo lầm than với bọn hôn quân bạo chúa và phe cánh của chúng đang sống cuộc sống xa hoa chà đạp nên tính mạng của con người . Mâu thuẫn này đã có từ trước, đến khi Lê Tương Dực bắt Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài thì càng trở nên sâu sắc .

   - Mâu thuẫn 2: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, cái mà Vũ Như Tô cho là cao đẹp đúng nghĩa của muôn đời (Cửu Trùng Đài) và lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân 

=> Chính 2 mâu thuẫn trên là hai mâu thuẫn cơ bản của vở kịch và được biểu hiện ở hồi V. Hai mâu thuẫn này có quan hệ mật thiết với nhau để từ đó góp phần tố cáo xã hội đương thời và bày tỏ sự đông cảm xót thương của tác giả cho nhân dân lao động


Câu 3: Phân tích tính cách , diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích ? Tác giả đã thể hiên thái độ như thế nào khi miêu tả hai nhân vật này ?

- Tính cách và diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:

Vũ Như Tô - một người nghệ sĩ có một tấm lòng hết mực yêu thương nhân dân một người nghệ sĩ chân chính có khát vọng đam mê .Nhưng vì nghe lời Đam Thiềm xây dựng Cửu Trùng đài là vì đối với ông đó là mục đích cao cả cho đất nước, điều đó thể hiện Vũ Như Tô là người nghệ sĩ chỉ quan tâm đến nghệ thuật tìm kiếm cái đẹp. Khát vọng nghệ thuật, niềm đam mê sáng tạo của ông có phần chính đáng là xuất phát từ thiên chức của người nghệ sĩ, từ động cơ chân chính muốn khẳng định tài năng của mình, muốn tô điểm cho đất nước và làm đẹp cho đời nhưng ông đã đặt lầm: lầm thời, xa rời thực tế nên đã phải trả giá bằng cả mạng sống và công trình nghệ thuật sai trái của mình

   - Tính cách và diễn biến tâm trạng Đan Thiềm:

Đam Thiềm là một người tài sắc , tôn trọng nghệ thuật , bà rất trân trọng những người tài như Vũ Như Tô và cũng là người hiểu công việc sáng tạo nghệ thuật của Vũ Như Tô.  Trong hồi V, nếu Vũ Như Tô không chú ý nguy hiểm đang bủa vây mình thì Đan Thiềm lại luôn tỉnh táo, sáng suốt. Bà khuyên Vũ Như Tô đi trốn nhưng không sao làm cho ông có thể suy nghĩ lại về hành động của mình  Thậm chí bà còn khẩn khoản xin Ngô Hạch đổi tính mạng của mình để cứu Vũ Như Tô bởi bà hiểu được tấm lòng của Vũ Như Tô muốn làm những điều đó chỉ vì muốn cống hiến cho đát nước. Và khi biết mình không thể cứu Vũ Như Tô bà đã buông lời vĩnh biệt dành cho con ông: “Ông Cả! Đai lớn tàn tành! Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt”.

=> Qua tính cách và diễn biến tâm trạng của 2 nhân vật Vũ Như Tô và Đan Thiềm đã giúp bộc lộ sâu sắc bi kịch của các nhân vật . Đồng thời qua đó cũng giúp Nguyễn Huy Tưởng thể hiện được thái độ đồng cảm , cảm thông cho 2 nhân vật này . 

Câu 4 : Đặc sắc về nghệ thuật của vở kịch Vũ Như Tô được thể hiên qua đoan trích ?

-Ngôn ngữ kịch hấp dẫn tạo được nét kịch tính cho vở kịch

-Xây dựng thành công nhân vật trong vở kịch từ đó khắc họa rõ nét tính cách tâm li diễn biến tâm trang của nhân vật

BÀI TẬP : A(c) hãy phân tích nhân vật Vũ Như Tô trong đoạn kịch "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" trích vở kịch “Vũ Như Tô" của Nguyễn Huy Tưởng.

Hướng dẫn làm bài :

A. Mở bài : 

-Nguyễn Huy Tưởng là 1 nghệ sĩ lớn , ông thành công ở 2 thể loại : Tiểu thuyết và Kịch 

-Ông là một trong những nhà văn đầu tiên đặt ra vấn đề lập trường của người nghệ sĩ, khao khát viết được những tác phẩm có quy mô lớn,dựng lên bức tranh hoành tráng về lịch sử bi hùng của dân tộc, khao khát nói lên được những vấn đề nhức nhối, có tầm lớn lao, triết lí về con người và về nghệ thuật.

– Tác giả từng được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và Nghệ thuật năm 1996

-Tác phẩmm nổi tiếng: “Vũ Như Tô” (1941), “Đêm hội Long Trì” (1942), “Bắc Sơn” (1946), “Sống mãi với Thủ Đô” (1961).

-Trong đó Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là một trong những tác phẩm xuất săc của ông trong vở kịch ông đã xây dựng thành công nhân vật Vũ Như Tô-nhân vật chính của tác phẩm.

B.Thân bài :

1. Tính cách nhân vật:

-  Vũ Như Tô - một người nghệ sĩ có một tấm lòng hết mực yêu thương nhân dân một người nghệ sĩ chân chính có khát vọng đam mê .Nhưng vì nghe lời Đam Thiềm xây dựng Cửu Trùng đài là vì đối với ông đó là mục đích cao cả cho đất nước, điều đó thể hiện Vũ Như Tô là người nghệ sĩ chỉ quan tâm đến nghệ thuật tìm kiếm cái đẹp. Khát vọng nghệ thuật, niềm đam mê sáng tạo của ông có phần chính đáng là xuất phát từ thiên chức của người nghệ sĩ, từ động cơ chân chính muốn khẳng định tài năng của mình, muốn tô điểm cho đất nước và làm đẹp cho đời nhưng ông đã đặt lầm: lầm thời, xa rời thực tế nên đã phải trả giá bằng cả mạng sống và công trình nghệ thuật sai trái của mình

2.   Diễn biến tâm trạng nhân vật

-    Vũ Như Tô lâm vào tình trạng bế tắc khủng hoảng không tìmđược lối thoát vì ông đã làm quá nhiều việc sai trái chỉ để hướng đến cái mà ông cho là nghệ thuật chân chính góp phần xây dựng đất nước

 -Ông không tin được rằng chính công trình sáng tao của ông lại  là tội ác là điều khiến cho dân chúng phải sống cuôcj sống  khốn khổ thậm chí là chết chóc . Ông không biết rằng nghệ thuật ông tạo ra quá xa vời với cuộc sống xa vời với ước mơ bình dị của ngời dân ông đã khiến họ coi ông thành một kẻ mang tội 1 người chà đạp vào sự sống còn của người khác

3. ĐÁNH GIÁ NHÂN VẬT VŨ NHƯ TÔ

-     Khát vọng của VNT là một khát vọng cao đẹp khát vọng xuất phát từ chính tấm lòng trong sáng của ông nhưng ông lại không hiểu thứ dân chúng cần  là gì mà chỉ biết sống với cái đam mê nghệ thuật xa vời của mình

-     Xây Cửu Trùng Đài VNT vừa là nạn nhân : của những suy nghĩ ảo tưởng . Vừa là phạm nhân vì chính ông là người gây ra những đau khổ cho dân chúng

C.Kết bài :

-Bằng tài năng của mình tác giả đã xây dựng thành công nhân vật VNT và diễn biến tâm trạng cũng như tính cách của ông . Ngôn ngữ kịch chân thực tạo sức hút cho người đọc và nhờ đó họ cảm nhận được tấm lòng , sự đồng cảm của tác giả dành cho nhân vât kịch của mình

Đề 2 . Phân tích bi kịch của Vũ Như Tô trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài của Nguyễn Huy Tưởng j

1.Tính cách con người Vũ Như Tô :  

 Vũ Như Tô - một người nghệ sĩ có một tấm lòng hết mực yêu thương nhân dân một người nghệ sĩ chân chính có khát vọng đam mê .Nhưng vì nghe lời Đam Thiềm xây dựng Cửu Trùng đài là vì đối với ông đó là mục đích cao cả cho đất nước, điều đó thể hiện Vũ Như Tô là người nghệ sĩ chỉ quan tâm đến nghệ thuật tìm kiếm cái đẹp. Khát vọng nghệ thuật, niềm đam mê sáng tạo của ông có phần chính đáng là xuất phát từ thiên chức của người nghệ sĩ, từ động cơ chân chính muốn khẳng định tài năng của mình, muốn tô điểm cho đất nước và làm đẹp cho đời nhưng ông đã đặt lầm: lầm thời, xa rời thực tế nên đã phải trả giá bằng cả mạng sống và công trình nghệ thuật sai trái của mình

2-Thực tế đời sống

+ Mục đích xây CTĐ : làm nơi vui chơi cho bọn bon quan tham bấy giờ

+ Con người sống trong cảnh đói nghèo tăm tối bị bắt ép lao động quá sức có người đã chết khi xây dựng CTĐ.

3.Những sai lầm của Vũ Như Tô dẫn tới bi kịch của ông:

3.1.Sai lầm về nhận thưc :
 
-Kết hợp sai lầm giữa lòng tâm huyết khát vọng đam mê của mình với bạc quyền của Lê Tương Dực 

- Ông lại tuyệt  đối tin vào cái chính đại quang minh của mình 

-Ông đứng trên lập trường của người yêu cái đẹp mà không đứng trên lập trường của nhân dân về sự khao khát bình yên . Quên đi cuộc sống khổ cực của nhân dân 

- Hoài bão nghê thuật của ông xa vời với cuộc sống 

=> Lí tưởng ông cho là cao đẹp lại biến ông trở thành 1 con người độc ác  khi xây dựng cái đpẹ trên mồ hôi nước mắt , thậm chí là máu và tính mạng của người khác
-Vũ Như Tô trở thành 1 con người cô độc :
+Khao khát xây dựng Cửu Trùng Đài -khát vọng của 1 người nghệ sĩ chân chính yêu nước yêu dân muốn xây dựng 1 công trình đẹp cho đất nước 
-Với nhân dân là tai họa , là kẻ thù vì nhân dân chỉ có ước mơ sống 1 cuộc sống bình yên lo ấm , đi ngược lại với khát vọng của Vũ Như Tô
=> Ông trở thành con người cô độc , là hiện thân của cái ác , là kẻ cùng hội cùng thuyền với Lê Tương Dực 

3.2.Sai lầm trong hành động : 

Xây dựng kì công vì  ông nghĩ đây   là khát vọng chân chính giúp cho đất nước nhưng chính nó lại là điều khiến ông trở thành 1 con người độc ác phá hủy cuộc sống yên bình của nhân dân ( trong khi ông vốn là người có 1 cái tâm sáng)

3.3. Kết cục bi kịch

-Ông tuyệt đối tin vào sự đúng đắn trong quyết định của mình 

_Vũ Như Tô như đang mộng du theo con đường trái ngược với đạo lí 

_Vũ Như Tô thực sự tuyệt vọng và đau đớn khi tận mắt chứng kiến Cửu Trùng Đài bị đốt  . Tiếng kêu như có sự va đập của máu và nước mắt => Nỗi đau bi kịch . Âm hưởng bi tráng cho Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài .

4.Đánh giá

-     Nguyên nhân của bi kịch: Do Vũ Như Tô quá chìm đắm trong niềm đam mê cái đẹp nên đã mơ mộng, ảo vọng khi mượn tay Lê Tương Dực để xây Cửu Trùng Đài. Khát vọng nghệ thuật của ông là cao đẹp nhưng lại đặt nhầm chỗ, lầm thời và xa rời thực tế nên phải trả giá bằng sinh mạng và cả công trình nghệ thuật. Vũ Như Tô là hiện thân của tài năng, nhân cách và hoài bão lớn lao nhưng vì đi ngược lại với quyền lợi trực tiếp của nhân dân nên đã lâm vào bi kịch.

-     Ý nghĩa bi kịch của Vũ Như Tô: thể hiện những vấn đề sâu sắc và có ý nghĩa muôn thuở về cái đẹp, về mối quan hệ giữa người nghệ sĩ và nhân dân, giữa những khát vọng nghệ thuật muôn thuở với quyền lợi trực tiếp của quần chúng

Bài viết gợi ý: