I-Tác giả , tác phẩm :
1.Tác giả :
-Nguyễn Huy Tưởng là 1 nghệ sĩ lớn , ông thành công ở 2 thể loại : Tiểu thuyết và Kịch
-Ông là một trong những nhà văn đầu tiên đặt ra vấn đề lập trường của người nghệ sĩ, khao khát viết được những tác phẩm có quy mô lớn,dựng lên bức tranh hoành tráng về lịch sử bi hùng của dân tộc, khao khát nói lên được những vấn đề nhức nhối, có tầm lớn lao, triết lí về con người và về nghệ thuật.
– Tác giả từng được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học và Nghệ thuật năm 1996
-Tác phẩm nổi tiếng: “Vũ Như Tô” (1941), “Đêm hội Long Trì” (1942), “Bắc Sơn” (1946), “Sống mãi với Thủ Đô” (1961).
2.Tác phẩm
Vị trí : Vở kịch là 1 trong những thành công trong thơ kịch Nguyễn Huy Tưởng và của thơ ca Việt Nam hiện đại
-Từ 1 sự kiện lich sử ở kinh thành Thăng Long khoảng năm 1516-1517
-Đoạn trích mang tên " Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài " 1 cái kết bi tráng của vở kịch
II- TÌM HIỂU ĐOẠN TRÍCH
1. Tài năng , khát vọng và nhân cách Vũ Như Tô:
-Ông là một người có tài năng , nhân cách những hoài bão lớn , đam mê . Đó là 1 trong những yếu tố đưa ông tới thành công "Ngàn năm chưa dễ có một"
-Ông có 1 khát vọng cao cả . Say mê với nghệ thuật , khát khao cống hiến cho đời . Khát vọng xây 1 tòa lâu đài bền như trăng sao
=> Khát vọng của 1 nghệ sĩ chân chính , ý thức được trách nhiệm của mình trong việc sáng tao nghệ thuật ,
-Vũ Như Tô còn là một người có bản lĩnh dũng cảm , mạnh mẽ không biết sợ cường quyền (cái chét cũng không uy hiếp được ông)
=> 1 con người nganh tàn mạnh mẽ không hề hám lợi hơn nữa lại là môt người ham mê nghệ thuật đó là những yếu tố hoàn toàn có thể giúp ông thành công . Nhưng Vũ Như Tô không chỉ có say mê khát vọng lơn lao mà còn là người có những quyết định sai lầm trong hành động của mình và đó là nguyên nhân khiến ông có 1 kết cục bi thảm , nghiệt ngã
2.Bi kịch của Vũ Như Tô :
2.1 Cội nguồn bi kịch
-Ông có tài năng , đam mê , khát vọng , nhân cách cao đẹp . Nhưng ông hoàn toàn bất lực vì không có quyên lực và tiền tài (cội nguồn bi kịch - không đủ khả năng thực hiện hoài bão )
-Sai lầm khi nghe theo lời Đan Thiềm lợi dụng quyền lực và tiền bạc của Lê Tương Dực để xây Cửu Trùng dài - ước mơ của ông
2.2 Đánh giá sai lầm
Sai lầm về nhận thưc :
-Kết hợp sai lầm giữa lòng tâm huyết khát vọng đam mê của mình với bạc quyền của Lê Tương Dực
- Ông lại tuyệt đối tin vào cái chính đại quang minh của mình
-Ông đứng trên lập trường của người yêu cái đẹp mà không đứng trên lập trường của nhân dân về sự khao khát bình yên . Quên đi cuộc sống khổ cực của nhân dân
- Hoài bão nghê thuật của ông xa vời với cuộc sống
=> Lí tưởng ông cho là cao đẹp lại biến ông trở thành 1 con người độc ác khi xây dựng cái đpẹ trên mồ hôi nước mắt , thậm chí là máu và tính mạng của người khác
-Vũ Như Tô trở thành 1 con người cô độc :
+Khao khát xây dựng Cửu Trùng Đài -khát vọng của 1 người nghệ sĩ chân chính yêu nước yêu dân muốn xây dựng 1 công trình đẹp cho đất nước
-Với nhân dân là tai họa , là kẻ thù vì nhân dân chỉ có ước mơ sống 1 cuộc sống bình yên lo ấm , đi ngược lại với khát vọng của Vũ Như Tô
=> Ông trở thành con người cô độc , là hiện thân của cái ác , là kẻ cùng hội cùng thuyền với Lê Tương Dực
Sai lầm trong hành động :
Xây dựng kì công vì ông nghĩ đây là khát vọng chân chính giúp cho đất nước nhưng chính nó lại là điều khiến ông trở thành 1 con người độc ác phá hủy cuộc sống yên bình của nhân dân ( trong khi ông vốn là người có 1 cái tâm sáng)
2.3 Kết cục bi kịch
-Ông tuyệt đối tin vào sự đúng đắn trong quyết định của mình
_Vũ Như Tô như đang mộng du theo con đường trái ngược với đạo lí
_Vũ Như Tô thực sự tuyệt vọng và đau đớn khi tận mắt chứng kiến Cửu Trùng Đài bị đốt . Tiếng kêu như có sự va đập của máu và nước mắt => Nỗi đau bi kịch . Âm hưởng bi tráng cho Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài .
III- Tổng kết :
Mâu thuẫn kịch tập trung dẫn đến cao trào, phát triển thành đỉnh điểm với những hành động kịch dồn dập đầy kịch tính.
- Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.
- Xây dựng nhân vật kịch đặc sắc, khắc họa rõ tính cách, miêu tả đúng tâm trạng qua ngôn ngữ và hành động.
- Lớp kịch trong hồi V được chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic, liền mạch tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.