Soạn bài: Thương vợ

                                                                 ~ Tú Xương ~

Câu 1: Cảm nhận của anh( chị) về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu? ( Chú ý những từ ngữ có giá trị tạo hình, hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả vận dụng một cách sáng tạo)

Trả lời

“Quanh năm buôn bán ở mom sông”è Công việc của bà Tú là buôn bán( buôn bán gạo thúng, gạo đội)

+ Thời gian làm việc: quanh năm suốt tháng không ngơi nghỉ

+ Không gian làm việc: mom sông, quãng vắng, buổi đò đôngè không gian ở nhiều nơi khác nhau nhưng đều rất nguy hiểm gợi sự bấp bênh, khó khăn và vất vả của bà Tú

“Nuôi đủ năm con với một chồng”è Trách nhiệm nặng nề, to lớn, phải nuôi sống cả gia đình

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

èTrong cuộc đời mình, bà Tú chỉ như thân cò lặn lội, lẻ loi cô độc. Khi viết hình ảnh “ lặn lội thân cò” Tú Xương có chịu ảnh hưởng của ca dao nhưng đồng thời cũng có sự sáng tạo của mình. Tác giả không dùng cách nói “ cái cò”, “ con cò”( cách dùng từ đơn giản chỉ để gọi tên) mà dùng từ “ thân cò” để gợi hình ảnh bà Tú gầy gò và thân phận thật đáng thương.

Câu 2: Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú.

Trả lời:

-         Những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú là:

“ Nuôi đủ năm con với một chồng”  và

“ Năm nắng mười mưa dám quản công”

-         Câu thơ “ Nuôi đủ năm con với một chồng” đã nói lên trách nhiệm của bà Tú. Đây là trách nhiệm rất nặng nề đối với một người phụ nữ điểu đó thể hiện sự giỏi giang, đảm đang của bà. Mặc dù luôn mang trách nhiệm lao động nuôi sống cả gia đình áp đặt lên mình nhưng bà Tú vẫn không hề kêu ca hay than vãn , đó là biểu hiện của một người phụ nữ giàu đức hi sinh

-         Câu thơ “ Năm nắng mười mưa dám quản công”  mang ý nghĩa: dù có khó khăn, vất vả đến đâu, thì bà Tú vẫn không tiếc công sức, không nề hà khó khăn, đó là một con người dám đối mặt với số phận, và chấp nhận số phận để vươn lên dù cho cuộc sống có đầy hiểm nguy, khó khăn hay vất vả.

èHình ảnh bà Tú là hình ảnh tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội xưa, dù cuộc sống có gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn ánh lên vẻ đẹp đảm đang, tháo vát, giàu đức hi sinh và lòng vị tha.

Câu 3: Lời “ chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?

Trả lời:

“ Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

Lời chửi trong hai câu thơ cuối là lời chửi của Tú Xương tự chửi chính mình. Nhà thơ cất tiếng chửi thói đời bạc bẽo trong sự căm phẫn bởi chính thói đời bạc bẽo ấy đã khiến một người chồng như ông thành kẻ vô tác dụng, có cũng như không.

Câu 4: Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Qua bài thơ anh(chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?

Trả lời:

Nỗi lòng thương vợ của Tú Xương trước hết là được biểu hiện qua nhan đề của tác phẩm “ Thương vợ” .Các tác giả thơ trung đại thường ít viết về những người vợ, nếu có viết thì cũng chỉ viết khi những người vợ đã qua đời. Tú Xương thì ngược lại, ông có rất nhiều bài thơ, bài văn viết về vợ và viết ngay khi bà Tú còn đang sống.

Nỗi lòng ấy còn được thể hiện qua tiếng chửi của nhà thơ. Ông đã chứng kiến, hiểu hết nỗi khổ của vợ nhưng không thể làm gì giúp vợ, chỉ có thể đứng mà nhìn. Tiếng chửi ấy cũng bộc lộ được vẻ đẹp trong nhân cách của Tú Xương . Tú Xương không chỉ thương vợ mà còn biết ơn vợ, không chỉ lên án thói đời mà còn tự trách mình.

Bài viết gợi ý: