CHUYÊN ĐỀ : HAI ĐỨA TRẺ

                           *              *              * 
I : Tác giả , tác phẩm 

1: Tác giả :

  Thạch Lam ( 1910 – 1942)
–    Ông là một trong những nhà văn nổi tiếng của nhóm tự lực văn đoàn
–    Là em trai của nhà văn Nhất Linh và Hoàng Đạo
–    Ông sinh ra tại mảnh đất Hải Dương
–    Ông có một tuổi thơ nghèo trên mảnh đất Cẩm Giang,lúc thì theo mẹ ra Hà Nội
–    Lớn lên ông đỗ tú tài và ông ra làm báo tham gia vào nhóm tự lực văn đoàn của các anh
–    Tuy nhiên hoạt động được chẳng bao lâu thi ông mất khi tuổi đời còn quá trẻ
–    Sự nghiệp sáng tác:
•    Các tác phẩm tiêu biểu: nắng trong vườn, gió đầu mùa, ngày mới, Hà Nội băm sáu phố phường, theo giòng
•    Phong cách nghệ thuật: tác phẩm của ông là những tác phẩm không có cốt truyện hoặc thường là những cốt truyện nhẹ nhàng, không mang đến những tình huống kịch tính thế nhưng nó vẫn hấp dẫn người đọc bởi sự nhẹ nhàng và êm ái giống như những bài thơ trữ tình đượm buồn 

2:Tác phẩm 

a.    Hoàn cảnh sáng tác: nhà văn đã có những ngày tháng sống tại phố huyện Cẩm giàng vốn là người nhạy cảm nhà văn nhận thấy đông cảm và thương xót với cuộc sống của người dân nơi đây và đã sáng tác nên truyện ngắn này
b.    Xuất xứ: truyện ngắn được in trong tập nắng trong vườn (1938) 


II.    Đọc hiểu chi tiết
1.    Bức tranh phố huyện nghèo lúc chiều xuống
a.    Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn

–    Thiên nhiên:
•    Hình ảnh: "phương Tây đỏ rực như lửa cháy, những lũy tre cắt hình trên bầu trời rõ rệt"
•    Âm thanh: "tiếng trống thu không trên cái chòi huyện nghèo, tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng"
•    Màu sắc: "màu đỏ của mặt trời xuống, màu đen của lũy tre in hình trên bầu trời"
•    Đường nét: "mập mờ trong ánh chiều chạng vạng"
•    Ánh sáng: "ánh đèn lóe ra ngoài khiến cho đá trên đường một bên sáng một bên tối"
->    “chiều, chiều rồi một buổi chiều nhẹ như ru và thoảng qua gió mát”. Tất cả mọi thứ bao trùm lên phố huyện là sự tăm tối nghèo đói ảm đạm buồn tủi dường như ở đây không còn chút sinh khí nào họ luôn sống trong cảnh quẩn quanh không lối thoát cho 1 khiếp người khổ cực
 -  Con người
– Bà cụ Thi điên , chị em Liên và An , mẹ con chị Tý.... tất cả nhưng con người sống trong cảnh leo lắt đau khổ 

b.    Chợ tàn:

–    Cảnh tượng:
•     "chợ tàn và trên đất chỉ còn những rác rưởi vỏ bưởi vỏ thị, mấy cô bán hàng còn đứng lại nói chuyện thêm một chút rồi mới về "-> cuộc sống thường ngày của phố huyên
•   " Một mùi âm ẩm bốc lên " sự thiếu vắng của con người bao trùm chỉ còn lại lại nhưng thứ bỏ đi lâu ngày trở thành "mùi ẩm mốc"
–    Con người: 
•    mấy đứa trẻ nhà nghèo "lom khom nhặt nhạnh những thanh củi thanh tre những gì còn có thể dùng được".  Những đứa trẻ đng trong độc tuổi vi chơi được đi học vậy mà chúng lại phải đi lượm nhặt những mảnh sống thừa của 1 phiên chợ tàn
•    Bà cụ Thi Điên : thì lảo đảo bước ra mua rượu rồi lại lảo đảo đi vào bóng tối với tiếng cười ( tiếng cười duy nhất đượ miêu tả trong tác phẩm 0
•    Mẹ con chí Tý bắt đầu dọn hàng kết thúc 1 ngày làm việc nhưng vẫn mang trên mình những lo âu buồn phiền
->   Cảnh tượng tàn tạ kết thúc một ngày, những con người bắt đầu xuất hiện làm những công việc quen thuộc hàng ngày. Bằng giọng văn nhẹ nhàng êm ái nhà văn đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên và bức tranh con người nơi phố huyện nghèo 

2.    Cảnh phố huyện khi đêm đến:
a.    Thiên nhiên:

–   Mở đầu nhà văn đã miêu tả : “Trời đã bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngơ con dần dần chứa đầy bóng tối.”
–    Những con phố đã ngập tràn trong bóng tối nhà văn sử dụng nghệ thuật đối lấp lấy ánh sáng để tả bóng tối nhằm lột tả hết sự tối tăm của miền đời tù đọng nơi đây:
–    Ánh sáng:
•    Khe sáng, hột sáng, quầng sáng… thứ ánh sáng yếu ớt dập tắt nhanh chóng
–    Bóng tối chỉ được khái quát bằng câu tối hết cả con đường từ nhà ra sông đã thể hiện được cái bóng tối của phố huyện
b.    Con người:
–    Mẹ con chị Tý bắt đầu dọn hàng, dọn thì cứ dọn đấy nhưng chắc gì đã có ai vào uống nước
–    Gia đình nhà bác Xẩm: thằng con trai thì nằm bò ra đất nghịch đất cát, bác chưa hát vì chưa có ai nghe, thỉnh thoảng góp vào bầu trời tối bằng những nốt nhạc bần bật 
–    Bác Siêu: bác Siêu bán phở mà ở nơi đây thì phở của bác là một món quà xa xỉ
–    Chị em Liên cũng mở quán để giúp mẹ kiếm thêm được đồng nào hay đông ấy
->    Tần ấy con người chường mình ra để kiếm sống, trong một sân khấu họ không có lấy một khuôn mặt, họ có thể đổi vai cho nhau được nhưng không ai đổi phận cho ai được. Họ vẫn cầm cự để sống chứ không phải đang sống, họ vẫn mong đợi một điều gì tươi sáng đến với họ -> nhà văn đã hướng nhân vật mình về tương lai

3.    Cảnh chuyến tàu đêm đến

–    Đối với những người phố huyện thì chuyến tàu đêm là niềm hi vọng để có thể kiếm thêm vài hào nước, hào phở
–    Đối với chị em Liên nó mang lại những kí ức xa xăm về một hà Nội nhiều ánh đèn và những que kem xanh đỏ vơi hi vọng bán được chút gì đó giúp me
.Tàu sắp đến : háo hứng mong chờ và hi vong

Tàu đến : con tàu của tuổi thơ của niềm khao khát thay đổi cuộc sống và mang đến ánh sang cho phố huyên thứ ánh sáng mãnh liệt , cả những tiếng cười nói ở những khoang hạng sang tấp lập người đi lại

Tàu đi ; để lại bao tiếc nuối buồn tủi , khát vọng dập tắt 
->    Chuyến tàu đêm thể hiện một niềm mơ ước về một tương lai tươi sáng của chừng ấy con người nơi phố huyện 

III.    Tổng kết

–    Nội dung: bằng cốt truyện nhẹ nhàng mà sâu lắng nhà văn đã thổi một làn gió mộc mạc chân quê, một làn gió xưa man mác vào lòng người đọc về những kiếp người sống trong miền đời bị trôi lãng
–    Nghệ thuật: giọng văn nhẹ nhàng, cách kể chuyện hấp dẫn, bút pháp lãng mạn và hiện thực, miêu tả tâm lý nhân vật sâu sắc -> truyện ngắn giống như một bài thơ đượm buồn


Bài tập

CÂU 1 : phân tích khung cảnh phố huyện lúc chiều muộn truyện ngắn "Hai đứa trẻ" của nhà văn Thạch Lam.



-Thạch Lam là cây bút xuất sắc của nền Văn học Việt Nam . hai đứa trẻ in trong tập "Nắng trong vườn " ở đây tác giả đã miêu tả chân thực về bức tranh phố huyện lúc chiều muộn

--Bức tranh nơi phố huyện nghèo dưới con mắt quan sát và tâm trạng của hai đứa trẻ.


1. Cảnh chiều muộn vào tối


 Trời bắt đầu tối : "1 tiếng trống thu không, phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn". Sư quan sát bao quát của tác giả 

Cảm nhận của Liên: "Chiều, chiều tối, một chiều êm ả như ru, tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve …"Cảnh bình dị yên tĩnh nhưng vô cùng buồn  

Cảnh chợ chiều:" chợ chiều đã vãn từ lâu, người về hết, chỉ còn thanh tre, rác rưởi. Một mùi ẩm bốc lên, cuộc sống như buồn tẻ, cảnh vật xơ xác tiêu điều ở một phố huyện nghèo"

=>>Một phố huyện tối tăm nghèo khổ không sự sống mọi thứ như được bao trùm bởi sự đau khổ buồn bã

Tứ  ánh sáng trong nhà bác phổ Mĩ nhưng là ánh sáng leo lét. Một thứ ánh sáng "yếu ớt, lay lắt tàn lụi gợi đến cuộc sống buồn tẻ, nhỏ nhoi."

Mọi thứ đều đượm buồn khiến tâm trạng Liên cũng như vậy 

· Con người nơi phố huyện

Những đứa trẻ nghèo  "nhặt nhạnh, thanh lứa, thanh tre hay bất cứ thứ gì của người bán hàng để lại"

=>> Chúng nghèo khổ, lam lũ. "Liên động lòng thương nhưng cũng không có tiền cho chúng". Đây cũng chính là tình cảm của Thạch Lam với những đứa trẻ lam lũ.

Mẹ con chị Tí: "ngày mò cua bắt ốc tối lại gánh hàng ra bán nhưng cũng chẳng kiếm được là bao nhưng ngày nào cũng ra bán" => chị Tí là người nghèo khổ vất vả, lam lũ, cuộc sống chật vật, cuộc sống bon chen. Tài sản chỉ là một tay xách nặng.

=>> Nghèo khổ quẩn quanh không lối thoát 

-Chị em Liên: cũng ở trong gian hàng nhỏ xíu, chiếc trõng ọp ẹp… Hàng của Liên là mấy phong bao thuốc ngày nào cũng dọn hàng ra nhưng bán cũng không dduojc bao nhiêu =>> cuộc sống của chị em Liên rất nghèo khổ tâm tối

-Cụ Thi hơi điên: "ngửa cổ uống 1 hơi hết sạch với tiếng cười khanh khách rồi lần vào đêm tối" =>> tâm trạng buồn, bế tắc tiếng cười chỉ phát ra từ một người bị điên trong phố huyện nghèo.

=> Thạch Lam dành tình yêu thương đối với người dân nơi phố huyện


ĐỀ 2: Phân tích cảnh đợi tàu của chị em Liên 


+ Chi em Liên trước kia sống ở Hà Nội cuôc sống gia đình khá giả thỉnh thoảng đươc bố cho đi uống những cốc nước xanh đỏ nhưng bây giờ do gia đình kinh tế khó khăn chi em Liên bán hàng trong 1 gian hàng tạp hóa nhỏ 

-Nghe lời mẹ dặn chị em Liên đều bày đồ bán để chờ chuyến tàu đêm đi qua . Dù trên tàu khoog có người thân nào của Liên xuống cungxkhoong bán được nhiều hàng nhưng thứ mà Liên ming đợi đó chính là ánh sáng đoàn tàu

- Đoàn tàu như mang một thế giới khác đi qua, "Một thế gới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu", thế gới của ánh sáng sự sang trọng khi nhìn thấy những khoang hạng sang ngời người đi lại vui vẻ háo hức 

- Đoàn tàu ấy chính là hi vọng là khao khát  thay đổi cuộc đời dành cho connguoiwf pphos huyện và chị em Liên  "chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ"

- Chị em Liên mong ngóng chuyến tàu đi qua bởi đó là thứ duy nhất đem lại ánh sáng mãnh liệt cho phố huyện nghèo : "An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt. Tuy vậy hai chị em vẫn gượng để thức khuya chút nữa", "An đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa rơi xuống, còn dặn với: - Tàu đến chị đánh thức em dậy nhé." -> Dù đợi tàu trong sự mệt mỏi nhưng ước vọng được nhìn thấy ánh sáng đoàn tàu vẫn là thứ mà chị em Liên luôn mong đợi khao khát

- Chuyến tàu không chỉ mang lại ánh sáng khao khát mà nó còn là cả 1 bầu trời tuổi thơ đẹp đẽ cỉa chị em Liên "được hưởng những thức quà ngon lạ - bấy giờ mẹ Liên nhiều tiền - được đi chơi Bờ Hồ uống những cốc nước lạnh xanh đỏ"

=> Thạch Lam đã thể hiện tấm lòng cảm thông sâu sắc với cuộc sống chị em Liên và cũng đã khắc họa rõ được khao khát thay đổi cuộc sống của những con ngươi nơi phố huyện nghèo .

Bài viết gợi ý: