Phân tích “LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG”

(“Xuất dương lưu biệt” – Phan Bội Châu)

1. Lý thuyết

1. Tác giả


Phan Bội Châu (1867 - 1940), tên thuở nhỏ là Phan Văn San, biệt hiệu chính là Sào Nam, quê ở làng Đan Nhiễm, nay thuộc thị trấn Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Vào những năm cuối thế kỉ XIX, khi phong trào Cần vương chống Pháp thất bại, Phan Bội Châu là một trong những nhà nho Việt Nam đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới. Sau khi đỗ giải nguyên, ông vào Nam, ra Bắc tìm người có cùng chí hướng, lập ra Duy Tân hội, tổ chức cách mạng theo lối dân chủ tư sản đầu tiên ở nước ta. Ông lãnh đạo phong trào Đông Du sang Nhật để mưu sự phục quốc.

- Không chỉ là nhà yêu nước và cách mạng, Phan Bội Châu còn là nhà văn lớn, để tại một kho tàng văn học đồ sộ. Các tác phẩm chính: “Việt Nam vong quốc sử” (1905), “Hải ngoại huyết thư” (1906), “Ngục trung thư” (1914), …

- Phan Bội Châu làm rúng động biết bao con tim yêu nước bằng những vần thơ sục sôi nhiệt huyết của mình.

1.2. Tác phẩm

Tác phẩm “Xuất dương khi lưu biệt” được ông sáng tác trước khi ông lên đường sang Nhật Bản để chia tay từ giã bạn bè đồng chí. Bài thơ là tư duy mới mẻ, táo bạo và khát khao hành động của tác giả cũng như của các nhà chí sĩ cách mạng.

1.3. Đọc hiểu văn bản

1.3.1 Quan niệm về chí làm trai và cái tôi đầy trách nhiệm của nhà thơ trước thời cuộc:

Như ta có thể thấy, lúc bấy giờ, đối với các nhà yêu nước Việt Nam, hướng về Nhật Bản nghĩa là hướng về một chân trời mới với đầy ắp niềm tin và hi vọng, khát khao thoát khỏi tình cảnh khốn khó hiện tại. Năm 1905, Phan Bội Châu lên đường sang Nhật nhờ giúp đỡ khí giới, tiền bạc để chống Pháp. Người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang này. Hội Duy Tân đã phát động chính trị để nâng cao hiểu biết. Nhiều sáng tác thơ văn yêu nước và cách mạng phong trào Đông Du gửi về nước, có tác động mạnh mẽ trong việc động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân ta. Ông muốn tìm một con đường mới cứu quốc, đưa cách mạng Việt Nam thoát khỏi tình trạng "trong đêm tối không có đường ra". Bài thơ khẳng định chí làm trai, làm nên sự nghiệp lớn:

Sinh vi nam tử yếu hi kì,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.

Dịch nghĩa:

Đã sinh làm kẻ nam nhi thì cũng phải mong có điều lạ

Há lại để trời đất tự chuyển vần lấy sao

Dịch thơ:

Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời

- Phan Bội Châu đã đề cập đến chí làm nam nhi trên đời. Đã là kẻ làm trai trong thiên hạ thì cần phải biết trách nhiệm bổn phận của mình với đất nước, phải cống hiến hết mình. Nam nhi không thể ngồi yên mà nhìn “càng khôn” tự chuyển dời. Đó chính là ý nghĩa của từ “mong có điều lạ”, phải sống nhiệt huyết, có mưu cầu xây dựng nghiệp lớn, xoay chuyển trời đất, sống phi thường, hiển hách chứ không thể ngồi yên mà chấp nhận số phận, sống tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi, than thân trách phận. Đó chính là nỗi khát khao mãnh liệt được góp công cho đời.


Chí làm trai hiên ngang, ngạo nghễ cống hiến cho đời

- Con người thể hiện tầm vóc của mình không hề nhỏ bé trong vũ trụ. Đấng nam nhi ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc. Dưới thời phong kiến xưa cũ thì người ta quan niệm rằng, con người sinh ra đã gắn với một số phận, định mệnh mà khó thay đổi được. Nhưng Phan Bội Châu đã rất táo bạo, mới mẻ, không chấp nhận điều đó, chủ động xoay chuyển đất trời.

- Hai câu thơ đầu bắt đầu với hai động từ thật dứt khoát “Sinh vi”, “Khẳng hứa”: Con người ấy sống vô cùng tích cực, luôn hướng về phía trước, sống chủ động, có tinh thần làm chủ giữa thiên nhiên rộng lớn.

- Để rồi từ đó, tác giả ý thức cao về cái tôi cá nhân, vô cùng quan trọng:

Ư bách niên trung tu hữu ngã

Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy

Dịch nghĩa:

Giữa khoảng trăm năm này, phải có ta chứ

Chẳng nhẽ ngàn năm sau lại không có ai (để lại tên tuổi) ư?

Dịch thơ:

Trong khoảng trong năm cần có tớ

Sau này muôn thuở há không ai?

- Ông đưa ra một lý tưởng vĩ đại, gan dạ về cái tôi của mình, dù càng khôn có rộng lớn, nhưng ta phải nắm lấy vòng xoay chuyển của nó, phải khẳng định vị trí của bản thân. Một quan niệm mới mẻ về công danh, về chí làm trai của Phan Bội Châu, luôn hướng về những điều lớn lao, vì dân vì nước. “Dân là dân nước, nước là nước dân.

- Trong phần dịch nghĩa, ta có từ “ta” nhưng khi qua dịch thơ, tác giả đã dịch sang từ “tớ”, gợi lên cảm giác gần gũi, thân thiết, cũng cùng là dân trong thiên hạ nhưng nó cũng mang một sự khiêu khích, ngất ngưởng và “ngông nghênh” của một con người vì việc nghĩa, hiển hách, phi thường. Qua đó cái tôi của Phan Bội Châu hiện lên đậm nét và vô cùng tích cực. Tất cả những gì được tác giả thể hiện làm ta thấy nể phục, ngưỡng mộ một con người sống ý thức được vai trò, trách nhiệm, vị trí của mình ở đời. Tiếng nói ấy là đại diện cho cả một thế hệ con người sống chịu đựng dưới áp bức của chế độ phong kiến tàn bạo mà không thể ngẩng cao đầu chống lại. Ông đã dẫn dắt chúng ta đi theo một tương lai tốt đẹp hơn, được soi sáng bởi lí tưởng cách mạng và buông bỏ lối sống mòn, cũ kĩ của những hoài niệm buồn.

1.3.2. Ý thức về nỗi nhục mất nước và khát khao hành động, cống hiến vào tự nghiệp cứu nước. Tư thế buổi lên đường.

“Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệt si!”

Dịch nghĩa:

“Non sông đã chết, sống chỉ nhục,

Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi”

Dịch thơ:

“Non sông đã chết, sống thêm nhục,

Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!”

Tác giả tự suy nghĩ về trách nhiệm của mình với đất nước, lẽ sống nhục vinh được đề cập trong câu lục. Cách nói “Non sông đã chết” thật độc đáo thể hiện cái tài dùng từ của người dịch, ông đã đặt cả tình cảm của mình vào câu thơ trên, một cách nói rất hay và cảm động về nỗi đau thương của đất nước ta, thấu hiểu được hoàn cảnh lịch sử tan thương vì chiến đấu chống thù trong giặc ngoài của nhân dân ta. Ông ý thức về nỗi nhục mất nước, vận nước nhục hay vinh, suy hay thịnh mất hay còn là phụ thuộc vào tình thần ấy. Ông tự tách mình ra khỏi cái trật tự xã hội mục nát, lố lắng, nhiều kẻ vỗ ngực xưng tên là đấng quân tử. Xã hội phong kiến đương thời tưởng như bằng phẳng, êm ấm, nhưng thực chất thối nát. Ông không muốn mình bị “đồng hóa” nên mới tìm cho mình một hướng đi riêng, một con đường chân chính.

- Câu bát, tác giả đã nêu lên một hiện thực là sách vở thánh hiền thì không thể giúp cho thời buổi mất nước mà phải dựa vào chiến đấu tư tưởng, chiến tranh vũ trang:

Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!”

 Một ý thơ đã phủ định một cách học “mọt sách”, cũ kĩ lạc hậu, vô nghĩa, không giúp ích gì cho tình hình rối ren của nước nhà hiện tại. Càng học chỉ thêm u mê, mãi mê trong câu chữ lí thuyết mà không thoát li sách vở để đưa vào thực tế.

- Hai câu kết:

“Nguyện trục trường phong Đông hải khứ

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”

Dịch nghĩa:

“Mong đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông

Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên”

Dịch thơ:

“Muốn vượt bể Đông theo cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.”

Hai câu thơ đã thể hiện thái độ quyết liệt của tác giả trước tình cảnh đất nước và nói lên khát vọng hành động cùng tư thế buổi lên đường.

Phan Bội Châu đã xác định được trách nhiệm bổn phận của mình, những nhiều cần phải làm để góp sức tìm đường phục quốc.

- Hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ: “bể Đông”, “cánh gió”, “sóng bạc” mang tầm vóc vũ trụ. Đó là một khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát, khồng hề phân vân, do dự, tư tưởng ấy đã vượt ra ngoài tầm vóc giới hạn của vòng luẩn quẩn lợi danh chật hẹp để ghi dấu ấn tên riêng của mình, lưu danh ngàn đời.


Khát vọng vượt ra khỏi giới hạn tầm thường để tìm đường phục quốc

Khát vọng muốn vươn xa khỏi những cái tầm thường, từ “muốn”. Con người không còn là nô lệ, khuất phục trước áp bức bóc lột của chế độ phong kiến tàn nhẫn, mà với khát vọng hiển hách, phát huy hết tài năng, bản lĩnh. => Khẳng định sức mạnh ý chí to lớn của một con người thời đại, khơi dậy sự nhiệt huyết của cả một thế hệ.

Bài thơ được viết nên bằng giọng thơ tâm huyết, có sức lay động mạnh mẽ, tác phẩm đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sục sôi và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.

2. Luyện tập

Đề: Phân tích chí làm trai và khát vọng xuất dương trong tác phẩm “Lưu biệt khi xuất dương” của Phan Bội Châu

1. Mở bài:

Tình yêu đối với quê hương đất nước luôn là đề tài làm lay động lòng người, hơn nữa trong thời điểm sôi nổi của phong trào yêu nước thì bài thơ càng có ảnh hưởng tác động to lớn đến đồng bào dân tộc. Vậy nên trong thời buổi đất nước đang chìm đắm trong đêm tối u ám với chiến tranh loạn lạc, Phan Bội Châu làm rúng động biết bao con tim yêu nước bằng những vần thơ sục sôi nhiệt huyết của mình. Ông muốn tìm một con đường mới cứu quốc, đưa cách mạng Việt Nam thoát khỏi tình trạng “trong đêm tối không có đường ra”. Tác phẩm “Xuất dương khi lưu biệt” được ông sáng tác trước khi ông lên đường sang Nhật Bản để chia tay từ giã bạn bè đồng chí. Bài thơ là tư duy mới mẻ, táo bạo và khát khao hành động của tác giả cũng như của các nhà chí sĩ cách mạng.

2. Thân bài:

Như vậy ta có thể thấy, lúc bấy giờ, đối với các nhà yêu nước Việt Nam, hướng về Nhật Bản nghĩa là hướng về một chân trời mới với đầy ắp niềm tin và hi vọng, khát khao thoát khỏi tình cảnh khốn khó hiện tại. Năm 1905, Phan Bội Châu lên đường sang Nhật nhờ giúp đỡ khí giới, tiền bạc để chống Pháp. Người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang này. Hội Duy Tân đã phát động chính trị để nâng cao hiểu biết. Nhiều sáng tác thơ văn yêu nước và cách mạng phong trào Đông Du gửi về nước, có tác động mạnh mẽ trong việc động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân ta. Ông muốn tìm một con đường mới cứu quốc, đưa cách mạng Việt Nam thoát khỏi tình trạng "trong đêm tối không có đường ra". Bài thơ khẳng định chí làm trai, làm nên sự nghiệp lớn::

Sinh vi nam tử yếu hi kì,

Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di.

Dịch thơ:

Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời

Phan Bội Châu đã đề cập đến chí làm nam nhi trên đời. Đã là kẻ làm trai trong thiên hạ thì cần phải biết trách nhiệm bổn phận của mình với đất nước, phải cống hiến hết mình. Nam nhi không thể ngồi yên mà nhìn “càng khôn” tự chuyển dời. Đó chính là ý nghĩa của từ “mong có điều lạ”, phải sống nhiệt huyết, có mưu cầu xây dựng nghiệp lớn, xoay chuyển trời đất, sống phi thường, hiển hách chứ không thể ngồi yên mà chấp nhận số phận, sống tầm thường, tẻ nhạt, buông xuôi, than thân trách phận. Đó chính là nỗi khát khao mãnh liệt được góp công cho đời.

Trong tác phẩm “Chí anh hùng”, người đồng hương của ông cũng đã từng khẳng định:

“Vòng trời đất dọc ngang ngang dọc

Nợ tang bồng vay trả trả vay

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể…”

(“Chí anh hùng” – Nguyễn Công Trứ)

Con người thể hiện tầm vóc của mình không hề nhỏ bé trong vũ trụ. Đấng nam nhi ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc. Dưới thời phong kiến xưa cũ thì người ta quan niệm rằng, con người sinh ra đã gắn với một số phận, định mệnh mà khó thay đổi được. Nhưng Phan Bội Châu đã rất táo bạo, mới mẻ, không chấp nhận điều đó, chủ động xoay chuyển đất trời.

Hai câu thơ đầu bắt đầu với hai động từ thật dứt khoát “Sinh vi”, “Khẳng hứa”: Con người ấy sống vô cùng tích cực, luôn hướng về phía trước, sống chủ động, có tinh thần làm chủ giữa thiên nhiên rộng lớn.

Để rồi từ đó, tác giả ý thức cao về cái tôi cá nhân, vô cùng quan trọng:

Ư bách niên trung tu hữu ngã

Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy

Dịch thơ:

Trong khoảng trong năm cần có tớ

Sau này muôn thuở há không ai?

Ông đưa ra một lý tưởng vĩ đại, gan dạ về cái tôi của mình, dù càng khôn có rộng lớn, nhưng ta phải nắm lấy vòng xoay chuyển của nó, phải khẳng định vị trí của bản thân. Một quan niệm mới mẻ về công danh, về chí làm trai của Phan Bội Châu, luôn hướng về những điều lớn lao, vì dân vì nước. “Dân là dân nước, nước là nước dân.

Trong phần dịch nghĩa, ta có từ “ta” nhưng khi qua dịch thơ, tác giả đã dịch sang từ “tớ”, gợi lên cảm giác gần gũi, thân thiết, cũng cùng là dân trong thiên hạ nhưng nó cũng mang một sự khiêu khích, ngất ngưởng và “ngông nghênh” của một con người vì việc nghĩa, hiển hách, phi thường. Qua đó cái tôi của Phan Bội Châu hiện lên đậm nét và vô cùng tích cực. Tất cả những gì được tác giả thể hiện làm ta thấy nể phục, ngưỡng mộ một con người sống ý thức được vai trò, trách nhiệm, vị trí của mình ở đời. Tiếng nói ấy là đại diện cho cả một thế hệ con người sống chịu đựng dưới áp bức của chế độ phong kiến tàn bạo mà không thể ngẩng cao đầu chống lại. Ông đã dẫn dắt chúng ta đi theo một tương lai tốt đẹp hơn, được soi sáng bởi lí tưởng cách mạng và buông bỏ lối sống mòn, cũ kĩ của những hoài niệm buồn.

 “Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế

Hiền thánh liêu nhiên tụng diệt si!”

Dịch thơ:

“Non sông đã chết, sống thêm nhục,

Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!”

Tác giả tự suy nghĩ về trách nhiệm của mình với đất nước, lẽ sống nhục vinh được đề cập trong câu lục. Cách nói “Non sông đã chết” thật độc đáo thể hiện cái tài dùng từ của người dịch, ông đã đặt cả tình cảm của mình vào câu thơ trên, một cách nói rất hay và cảm động về nỗi đau thương của đất nước ta, thấu hiểu được hoàn cảnh lịch sử tan thương vì chiến đấu chống thù trong giặc ngoài của nhân dân ta. Ông ý thức về nỗi nhục mất nước, vận nước nhục hay vinh, suy hay thịnh mất hay còn là phụ thuộc vào tình thần ấy. Ông tự tách mình ra khỏi cái trật tự xã hội mục nát, lố lắng, nhiều kẻ vỗ ngực xưng tên là đấng quân tử. Xã hội phong kiến đương thời tưởng như bằng phẳng, êm ấm, nhưng thực chất thối nát. Ông không muốn mình bị “đồng hóa” nên mới tìm cho mình một hướng đi riêng, một con đường chân chính. Ở câu bát, tác giả đã nêu lên một hiện thực là sách vở thánh hiền thì không thể giúp cho thời buổi mất nước mà phải dựa vào chiến đấu tư tưởng, chiến tranh vũ trang:

Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài!”

 Một ý thơ đã phủ định một cách học “mọt sách”, cũ kĩ lạc hậu, vô nghĩa, không giúp ích gì cho tình hình rối ren của nước nhà hiện tại. Càng học chỉ thêm u mê, mãi mê trong câu chữ lí thuyết mà không thoát li sách vở để đưa vào thực tế.

Hai câu kết đã thể hiện thái độ quyết liệt của tác giả trước tình cảnh đất nước và nói lên khát vọng hành động cùng tư thế buổi lên đường:

“Nguyện trục trường phong Đông hải khứ

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”

Dịch thơ:

“Muốn vượt bể Đông theo cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.”

Phan Bội Châu đã xác định được trách nhiệm bổn phận của mình, những nhiều cần phải làm để góp sức tìm đường phục quốc. Hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ: “bể Đông”, “cánh gió”, “sóng bạc” mang tầm vóc vũ trụ. Đó là một khẳng định mạnh mẽ, dứt khoát, khồng hề phân vân, do dự, tư tưởng ấy đã vượt ra ngoài tầm vóc giới hạn của vòng luẩn quẩn lợi danh chật hẹp để ghi dấu ấn tên riêng của mình, lưu danh ngàn đời.

Khát vọng muốn vươn xa khỏi những cái tầm thường, từ “muốn”. Con người không còn là nô lệ, khuất phục trước áp bức bóc lột của chế độ phong kiến tàn nhẫn, mà với khát vọng hiển hách, phát huy hết tài năng, bản lĩnh. => Khẳng định sức mạnh ý chí to lớn của một con người thời đại, khơi dậy sự nhiệt huyết của cả một thế hệ.

Bài thơ được viết nên bằng giọng thơ tâm huyết, có sức lay động mạnh mẽ, tác phẩm đã khắc họa vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sục sôi và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.

3. Kết bài:

Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật bằng chữ Hán, cô đọng, hàm xúc làm dội lại trong lòng người đọc bao hiêu cảm xúc khó tả. “Lưu biệt khi xuất dương” mang âm điệu của một bản anh hùng ca, tác giả làm nổi bậc chí làm nam nhi đầy ngạo nghễ nhưng chan chứa tình yêu và quyết tâm mãnh liệt lên đường cứu nước.

 

 

Bài viết gợi ý: