Bài phân tích “BÀI THƠ SỐ 28”
(Trong tập “Người làm vườn” – Ta-go)
1. Lý thuyết
1.1. Tác giả
Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 - 1941) là nhà văn, nhà văn hóa lớn của Ấn Độ. Suốt đời mình, ông đã phấn đấu không mệt mỏi và có những cống hiến quan trọng cho sự nghiệp phục hưng văn hóa Ấn Độ, giải phóng Ấn Độ khỏi ách thực dân; góp phần vào cuộc đấu tranh của nhân loại vì độc lập, hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc.
Ta-go
để lại một gia tài khổng lồ các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau mà ở
lĩnh vực nào cũng thành công xuất sắc: 52 tập thơ, 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm
truyện ngắn, 42 vở kịch, 63 tập tiểu luận triết học, khoảng 2000 bài ca, hàng
nghìn bức họa, … Trong đó tập thơ “Thơ
Dâng” đã đem đến cho ông vinh dự của người châu Á đầu tiên nhận Giải thưởng
Nô-ben về văn học năm 1913.
1.2. Tác phẩm
“Người làm vườn” là một trong những tập
thơ nổi tiếng của Ta-go. Tác phẩm gồm 85 bài thơ, được Ta-go viết bằng tiếng
Ben-gan, sau tự dịch sang tiếng Anh và xuất bản năm 1914. Tên tác phẩm gợi hình
tượng nhà thơ nguyện làm người chăm sóc vườn hoa cuộc đời. Với Ta-go, vườn đời
thật tươi đẹp, sống trên đời thực sự là niềm vui khi ở đó chứa chan tình yêu giữa
con người với con người, với thiên nhiên; và thi nhân chính là người hát ca,
người vun đắp những bông hoa tình yêu ấy. “Người
làm vườn” rất tiêu biểu cho giọng thơ giàu chất trữ tình và chất triết lí của
Ta-go, vừa thể hiện tâm hồn Ấn Độ vừa bao quát tinh thần nhân loại. Tác phẩm đã
được dịch ra nhiều thứ tiếng, chinh phục độc giả nhiều nước, phương Đông cũng
như phương Tây.
Các
bài thơ trong tập “Người làm vườn”
không có nhan đề, chỉ đánh số thứ tự. Bài thơ số 28 của Ta-go là một trong những
bài thơ hay nhất của ông, có mặt trong nhiều tuyển tập thơ tình thế giới. Ông
đã sáng tác bài thơ này khi người vợ yêu dấu của ông Mri-na-li-ni-đê-vi qua đời
năm 1902.
1.3. Đọc hiểu văn bản
1.3.1 Nhân vật trữ tình giãi bày tâm sự để
ta thấy được tình yêu là sự hòa hợp đồng điệu giữa hai tâm hồn, hai trái tim
“Đôi mắt băn khoăn của em buồn
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của
anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả
Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới
mắt em,
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất
cả về anh.”
Người
ta thường nói rằng “Đôi mắt là cửa sổ tâm
hồn” quả không sai, đôi mắt chính là biểu hiện tâm tư tình cảm và bộc lộ vẻ
đẹp sâu bên trong tâm hồn của mỗi người. Đôi mắt cũng là khởi đầu của một tình
yêu chớm nở, đến nồng nàn và mãnh liệt, nó giá trị hơn vạn lời nói thốt ra. Tác
giả cũng đã khéo léo sáng tạo miêu tả hình ảnh đôi mắt của cô gái để thể hiện
tình yêu chân thành của chàng trai dành cho. Ông miêu tả đôi mắt của em “băn khoăn buồn”, vừa sử dụng phép ẩn dụ
vừa nhân hóa. Anh có thể đoán được trong lòng nàng đang chất ngất bao tâm sự nỗi
niềm không nói ra, đó cũng có thể là sự phân vân nôn nao về mối tình với chàng.
Trên thế gian, ta biết hết thảy những thứ có thể vứt bỏ, hết thảy những điều có
thể thay đổi, duy chỉ có đôi mắt của con người là nơi gửi gắm những điều chân
thật nhất. Và chính ánh mắt ấy đã lấy đi trái tim đóng băng từ lâu chợt bắt gặp
ánh mắt kiêu sa đã sưởi ấm con tim lạnh giá này. Uống nhầm một ánh mắt, theo
cơn say cả đời:
“Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của
anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả”
Tác giả đã dùng một phép so sánh vô cùng độc đáo, đôi mắt em như ánh sáng lung linh kì diệu chiếu rọi soi sáng đến tận đáy con tim anh. Câu thơ đã thể hiện khát khao thấu hiểu đồng cảm chia sẻ tâm tư cùng nhau, muốn nhìn thấu được tâm tưởng để có thể hiểu và cảm nhận nhiều hơn về con người đối phương. Khát khao cháy bỏng ấy đã được so sánh liên tưởng với hình ảnh biển cả - một không gian rộng lớn nhưng rất đỗi lãng mạn hiện ra, có cả ánh trăng và biển, tình yêu được mô tả vô cùng lớn lao, kì vĩ, chẳng để nào đong đếm, nó không hề có giới hạn.
Ánh
mắt ấy đã trở thành nỗi ám ảnh da diết, luôn nghĩ, luôn nhớ về ánh mắt đầy trầm
lắng, nghi ngại, đoái hoài. Tất cả chẳng phải là phút chốc thoáng qua rồi nhẹ
nhàng buông lơi theo cơn gió mà chàng đã chôn giấu và chất chứa tình cảm từ lâu
rồi, nên khi thấy nàng như vậy, chàng trai tự bạch một nỗi lòng lo lắng:
“Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới
mắt em,
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất
cả về anh.”
Câu
thơ cũng trần trụi chân thật như chính ngôn từ của nó, anh đã dành cả cuộc đời
này để theo đuổi em, anh đã bày tỏ thổ lộ tất cả, vậy thì còn gì nữa mà không
ngại “trần trụi”. Câu thơ ngỡ như mâu
thuẫn với nhau nhưng đó cũng là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Phép đối nhưng lại
rất có lí, anh chưa bao giờ giấu em điều gì nhưng những điều tất cả về anh mà
em biết làm em băn khoăn lo lắng, ngại ngùng muốn nhìn thấu tâm tưởng sâu trong
anh. Chính vì thế mà cô gái muốn như vầng trăng để dõi theo và soi sáng tâm hồn
của chàng. Những thứ trần trụi ấy chính là sự chân thành, thật tâm và giản dị
trong cách sống cũng như tâm tưởng.
1.3.2. Tình yêu là sự hiến dâng, yêu hết mình và sự chấp nhận những mâu thuẫn có thể xảy đến, hi sinh vì nhau.
Những
phút bối rối ngại ngùng ban đầu đã dần mất đi, chàng trai sau khi giãi bày tâm
sự cùng cô gái thì đã thể hiện tình yêu một cách mạnh mẽ và quyết liệt hơn, để
cô gái có thể thấy được tấm chân tình này. Chàng trai có thể hi sinh cuộc đời
mình để hiến dâng, tìm kiếm một tình yêu chân chính, đích thực.
“Nếu đời anh chỉ là viên ngọc
anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh
và xâu thành một chuỗi
quàng vào cổ em.
Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa
tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng
anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc
em”
Hình
thức câu văn trải dài, xuống dòng liên tục như chuỗi tâm tư tình cảm rối bời của
tác giả. Tác giả sử dụng một cấu trúc câu đặc biệt, đó là lối cấu trúc đưa ra
giả định: “nếu…chỉ là”, “nhưng…lại là” để đi đến kết luận về một
tình yêu trong sáng. Triết lí về tình yêu của Ta-go được thổ lộ một cách tự
nhiên. Nhân vật trữ tình dùng giả định không thành hiện thực với từ “nếu”, anh muốn trở thành những thứ quý
giá và lung linh, rực rỡ như “viên ngọc”,
“đóa hoa”, anh sẽ dâng tặng tất cả để
em luôn vui vẻ, xinh đẹp, mãi là chính em. Chàng sẵn sàng hi sinh, đánh đổi, bởi
vì mỗi người sinh ra dường như để dành cho một người nào đó, chàng trai đã tìm
được một nửa của đời mình, tim đã đập loạn nhịp vì người kia, anh đã không vì
cái tôi cá nhân mà đánh mất đi tình yêu ấy, anh từ bỏ cả cuộc đời để được bên cạnh
nàng. Tất cả mọi thứ đều trở nên xứng đáng khi ta cho đi, sống hết mình với
tình yêu và không mưu cầu nhận lại điều gì. Thứ cảm xúc thăng hoa khiến con người
ta hạnh phúc, yêu cuộc sống này biết bao nhiêu. Chàng trai trong bài thơ cũng
đã chấp nhận lên tiếng vì một tình yêu chính đáng.
Dẫu
biết là như thế “nhưng em ơi, đời anh là
một trái tim”, anh đang ngập tràn trong ánh nắng chói chang của tình yêu
nhưng cũng nhiều lần nhói đau vì em cứ mãi im lặng. Điều đó có thể giết chết
con tim anh vì “Nào ai biết chiều sâu và
bến bờ của nó”.
Tình
yêu của chàng trai vẫn không dừng lại ở đó, nó tiếp tục phát triển lên một cung
bậc cảm xúc cao hơn, nồng cháy hơn:
“Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của
nó đâu”
“Em” đã chính thức là nữ hoàng ngự trị
trái tim của chàng trai. Trái tim con người là một thế giới bí ẩn, là khoảng
không gian vô hạn, không có ranh giới hay bến bờ. Nó cũng có chiều sâu thăm thẳm
như đáy biển cả và không một ai có thể khám phá hết nó. Tất cả được nhân vật trữ
tình thu hẹp lại chỉ bằng một vương quốc bé nhỏ để nàng ngự trị, thống lĩnh và
chiếm trọn vẹn.
1.3.3. Tình yêu luôn đa dạng, phong phú và
nó chính là cuộc sống của con người
Nhà
thơ tiếp tục sử dụng cấu trúc câu giả định, hàng loạt những liên tưởng, tưởng
tượng phong phú, sáng tạo của chàng trai để miêu tả tình yêu, san lấp khoảng
cách với đối phương.
“Nếu trái tim anh chỉ là một phút
giây lạc thú
Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ
nhõm
Và em thấu suốt rất nhanh
Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau
Nó sẽ tan thành lệ trong
Và lặng im phản chiếu nỗi buồn u ẩn.”
Nhân
vật trữ tình có lẽ đã không còn có thể kiểm soát được suy nghĩ, mọi thứ như
đang xáo trộn lên, tinh thần hoang mang, bấn loạn vì yêu em, vì trái tim đang đập
loạn nhịp. Anh đang chìm đắm trong nỗi niềm u ẩn của một trái tim yêu đơn
phương nhưng anh vẫn thiết tha bày tỏ mong nhận được sự thấu hiểu từ em. Một
chân trời tình yêu tươi đẹp bỗng chớm nở xinh tươi và hạnh phúc biết nhường nào
em có thấy không. Một lần nữa mâu thuẫn giữa con tim và lí trí là nổi lên trong
tâm trí của anh, bởi “trái tim anh lại là
tình yêu”, lần này thì em lại không thể hiểu “nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên”.
“Trái tim anh cũng ở gần em như chính
đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó
đâu”
Trái
tim luôn có ngôn ngữ riêng của nó mà chỉ có những người đang đắm say trong tình
yêu mới hiểu. Một tình yêu đúng nghĩa, tuy có đơn phương nhưng đẹp vô cùng,
chàng trai đã mang đến một tình yêu trong sáng, thánh thiện, đầy nhân văn, ý
nghĩa. Anh không hề gian dối, anh tình nguyện trao cả cuộc đời mình cho em, nó
vượt lên trên mọi điều to tát, lớn lao. Tình yêu thực sự quá vĩ đại, từ bao giờ
mà trái tim anh đã hướng về em, chỉ một phương em mà thôi. Lời bộc bạch vô cùng
nồng nàn, lãng mạn, nên thơ, nên tình và rất mãnh liệt, tuy vậy có lẽ cô gái sẽ
không bao giờ hiểu được mối tình đơn phương của anh. Chỉ có thể là tình yêu mới
có được những điều nghịch lí đáng suy ngẫm như vậy.
Thế là lời tỏ tình cũng kết thúc, lời thơ da thiết, thiết tha, cháy bỏng đã kết thúc một bản tình ca đượm chút vấn vương, buồn man mác, lưu luyến không nguôi. Giai điệu tình ca thì đã cạn nhưng chắc chắn tình yêu của chàng trai sẽ mãi như thế, mãi sâu đậm, và cháy sáng.
2. Luyện tập
Đề: Cảm nhận về quan niệm tình yêu
trong bài thơ số 28 của Ta-go
1. Mở bài:
Tình
yêu luôn là một đề tài thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà thơ, nhà văn bởi sự
đa dạng phong phú, chiều sâu tư tưởng của nó. Tình yêu làm vườn thơ văn ngày
càng đẹp hơn, thắm đượm yêu thương, bồi dưỡng tâm hồn con người. Khi đặt bút viết
thì mỗi tác giả lại có cách bày tỏ thể hiện tình cảm theo cách riêng của mình.
Ta-go cũng thế, ông đã để lại cho đời những bản tình ca bất hủ, đặt biệt nhất
là tác phẩm “Người làm vườn”. Tên tác
phẩm gợi hình tượng nhà thơ nguyện làm người chăm sóc vườn hoa cuộc đời. Với
Ta-go, vườn đời thật tươi đẹp, sống trên đời thực sự là niềm vui khi ở đó chứa
chan tình yêu giữa con người với con người, với thiên nhiên; và thi nhân chính
là người hát ca, người vun đắp những bông hoa tình yêu ấy. “Người làm vườn” rất tiêu biểu cho giọng
thơ giàu chất trữ tình và chất triết lí của Ta-go, vừa thể hiện tâm hồn Ấn Độ vừa
bao quát tinh thần nhân loại. Các bài thơ trong tập “Người làm vườn” không có nhan đề, chỉ đánh số thứ tự. Bài thơ số 28
của Ta-go là một trong những bài thơ hay nhất của ông, có mặt trong nhiều tuyển
tập thơ tình thế giới. Ông đã sáng tác bài thơ này khi người vợ yêu dấu của ông
Mri-na-li-ni-đê-vi qua đời năm 1902. Bài thơ đã mang đến một quan niệm tình yêu
vô cùng mới mẻ, đầy tính triết lí nhân sinh.
2. Thân bài:
Người
ta thường nói rằng “Đôi mắt là cửa sổ tâm
hồn” quả không sai, đôi mắt chính là biểu hiện tâm tư tình cảm và bộc lộ vẻ
đẹp sâu bên trong tâm hồn của mỗi người. Đôi mắt cũng là khởi đầu của một tình
yêu chớm nở, đến nồng nàn và mãnh liệt, nó giá trị hơn vạn lời nói thốt ra. Tác
giả cũng đã khéo léo sáng tạo miêu tả hình ảnh đôi mắt của cô gái để thể hiện
tình yêu chân thành của chàng trai dành cho. Ông miêu tả đôi mắt của em “băn khoăn buồn”, vừa sử dụng phép ẩn dụ
vừa nhân hóa. Anh có thể đoán được trong lòng nàng đang chất ngất bao tâm sự nỗi
niềm không nói ra, đó cũng có thể là sự phân vân nôn nao về mối tình với chàng.
Trên thế gian, ta biết hết thảy những thứ có thể vứt bỏ, hết thảy những điều có
thể thay đổi, duy chỉ có đôi mắt của con người là nơi gửi gắm những điều chân
thật nhất. Và chính ánh mắt ấy đã lấy đi trái tim đóng băng từ lâu chợt bắt gặp
ánh mắt kiêu sa đã sưởi ấm con tim lạnh giá này.
“Đôi mắt băn khoăn của em buồn
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của
anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả
Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới
mắt em,
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất
cả về anh.”
Uống
nhầm một ánh mắt, theo cơn say cả đời.
Tác
giả đã dùng một phép so sánh vô cùng độc đáo, đôi mắt em như ánh sáng lung linh
kì diệu chiếu rọi soi sáng đến tận đáy con tim anh. Câu thơ đã thể hiện khát
khao thấu hiểu đồng cảm chia sẻ tâm tư cùng nhau, muốn nhìn thấu được tâm tưởng
để có thể hiểu và cảm nhận nhiều hơn về con người đối phương. Khát khao cháy bỏng
ấy đã được so sánh liên tưởng với hình ảnh biển cả - một không gian rộng lớn
nhưng rất đỗi lãng mạn hiện ra, có cả ánh trăng và biển, tình yêu được mô tả vô
cùng lớn lao, kì vĩ, chẳng để nào đong đếm, nó không hề có giới hạn.
Những
miêu tả của tác giả làm ta liên tưởng đến tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét
trong tác phẩm “Tình yêu và thù hận”
của Sếch-xpia. Rô-mê-ô đã dành trọn con tim yêu cho nàng Giu-li-ét, chàng dùng
những lời đường mật miêu tả vẻ đẹp của nàng làm trái tim ai nghe thấy cũng tan
chảy. Tác
giả đã giúp nhân vật của mình thể hiện vẻ đẹp trong đôi mắt lung
linh yêu kiều của nàng: “Đôi mắt nàng lên
tiếng, ta sẽ đáp lời.” và chàng cho rằng “chẳng qua hai ngôi sao đẹp nhất bầu trời có việc phải đi vắng, đã thiết
tha nhờ ánh mắt nàng lấp lánh, chờ đến lúc sao về.” Rô-mê-ô đã dùng những
so sánh phóng đại cường điệu vẻ đẹp của nàng Giu-li-ét, nàng đẹp như một vì sao
lấp lánh sáng chói lung linh trên bầu trời cao kia.
Ánh
mắt ấy đã trở thành nỗi ám ảnh da diết, luôn nghĩ, luôn nhớ về ánh mắt đầy trầm
lắng, nghi ngại, đoái hoài. Tất cả chẳng phải là phút chốc thoáng qua rồi nhẹ
nhàng buông lơi theo cơn gió mà chàng đã chôn giấu và chất chứa tình cảm từ lâu
rồi, nên khi thấy nàng như vậy, chàng trai tự bạch một nỗi lòng lo lắng:
“Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới
mắt em,
Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất
cả về anh.”
Câu
thơ cũng trần trụi chân thật như chính ngôn từ của nó, anh đã dành cả cuộc đời
này để theo đuổi em, anh đã bày tỏ thổ lộ tất cả, vậy thì còn gì nữa mà không
ngại “trần trụi”. Câu thơ ngỡ như mâu
thuẫn với nhau nhưng đó cũng là dụng ý nghệ thuật của tác giả. Phép đối nhưng lại
rất có lí, anh chưa bao giờ giấu em điều gì nhưng những điều tất cả về anh mà
em biết làm em băn khoăn lo lắng, ngại ngùng muốn nhìn thấu tâm tưởng sâu trong
anh. Chính vì thế mà cô gái muốn như vầng trăng để dõi theo và soi sáng tâm hồn
của chàng. Những thứ trần trụi ấy chính là sự chân thành, thật tâm và giản dị
trong cách sống cũng như tâm tưởng.
Những
phút bối rối ngại ngùng ban đầu đã dần mất đi, chàng trai sau khi giãi bày tâm
sự cùng cô gái thì đã thể hiện tình yêu một cách mạnh mẽ và quyết liệt hơn, để
cô gái có thể thấy được tấm chân tình này. Chàng trai có thể hi sinh cuộc đời
mình để hiến dâng, tìm kiếm một tình yêu chân chính, đích thực.
“Nếu đời anh chỉ là viên ngọc
anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh
và xâu thành một chuỗi
quàng vào cổ em.
Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa
tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng
anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc
em”
Hình
thức câu văn trải dài, xuống dòng liên tục như chuỗi tâm tư tình cảm rối bời của
tác giả. Tác giả sử dụng một cấu trúc câu đặc biệt, đó là lối cấu trúc đưa ra
giả định: “nếu…chỉ là”, “nhưng…lại là” để đi đến kết luận về một
tình yêu trong sáng. Triết lí về tình yêu của Ta-go được thổ lộ một cách tự
nhiên. Nhân vật trữ tình dùng giả định không thành hiện thực với từ “nếu”, anh muốn trở thành những thứ quý
giá và lung linh, rực rỡ như “viên ngọc”,
“đóa hoa”, anh sẽ dâng tặng tất cả để
em luôn vui vẻ, xinh đẹp, mãi là chính em. Chàng sẵn sàng hi sinh, đánh đổi, bởi
vì mỗi người sinh ra dường như để dành cho một người nào đó, chàng trai đã tìm
được một nửa của đời mình, tim đã đập loạn nhịp vì người kia, anh đã không vì
cái tôi cá nhân mà đánh mất đi tình yêu ấy, anh từ bỏ cả cuộc đời để được bên cạnh
nàng. Tất cả mọi thứ đều trở nên xứng đáng khi ta cho đi, sống hết mình với
tình yêu và không mưu cầu nhận lại điều gì. Thứ cảm xúc thăng hoa khiến con người
ta hạnh phúc, yêu cuộc sống này biết bao nhiêu. Chàng trai trong bài thơ cũng
đã chấp nhận lên tiếng vì một tình yêu chính đáng.
Dẫu
biết là như thế “nhưng em ơi, đời anh là
một trái tim”, anh đang ngập tràn trong ánh nắng chói chang của tình yêu
nhưng cũng nhiều lần nhói đau vì em cứ mãi im lặng. Điều đó có thể giết chết
con tim anh vì “Nào ai biết chiều sâu và
bến bờ của nó”.
Ông
hoàng thơ tình Xuân Diệu cũng đã đặt bút viết nên những vần thơ trăn trở về
tình yêu, ông cũng hi sinh cho một mối tình đơn phương và không mong sẽ nhận lại
được điều gì từ đối phương:
“Anh chỉ có một
tình yêu thứ nhất
Anh cho em, kèm với
một lá thư
Em không lấy và
tình anh đã mất
Tình cho đi không
lấy lại bao giờ.”
(“Tình yêu thứ nhất” – Xuân Diệu)
Tình
yêu của chàng trai vẫn không dừng lại ở đó, nó tiếp tục phát triển lên một cung
bậc cảm xúc cao hơn, nồng cháy hơn:
“Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của
nó đâu”
“Em” đã chính thức là nữ hoàng ngự trị
trái tim của chàng trai. Trái tim con người là một thế giới bí ẩn, là khoảng
không gian vô hạn, không có ranh giới hay bến bờ. Nó cũng có chiều sâu thăm thẳm
như đáy biển cả và không một ai có thể khám phá hết nó. Tất cả được nhân vật trữ
tình thu hẹp lại chỉ bằng một vương quốc bé nhỏ để nàng ngự trị, thống lĩnh và
chiếm trọn vẹn.
Nhà
thơ tiếp tục sử dụng cấu trúc câu giả định, hàng loạt những liên tưởng, tưởng
tượng phong phú, sáng tạo của chàng trai để miêu tả tình yêu, san lấp khoảng
cách với đối phương. Nhân vật trữ tình có lẽ đã không còn có thể kiểm soát được
suy nghĩ, mọi thứ như đang xáo trộn lên, tinh thần hoang mang, bấn loạn vì yêu
em, vì trái tim đang đập loạn nhịp. Anh đang chìm đắm trong nỗi niềm u ẩn của một
trái tim yêu đơn phương nhưng anh vẫn thiết tha bày tỏ mong nhận được sự thấu
hiểu từ em. Một chân trời tình yêu tươi đẹp bỗng chớm nở xinh tươi và hạnh phúc
biết nhường nào em có thấy không. Một lần nữa mâu thuẫn giữa con tim và lí trí
là nổi lên trong tâm trí của anh, bởi “trái
tim anh lại là tình yêu”, lần này thì em lại không thể hiểu “nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên”.
“Trái tim anh cũng ở gần em như chính
đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó
đâu”
Trái
tim luôn có ngôn ngữ riêng của nó mà chỉ có những người đang đắm say trong tình
yêu mới hiểu. Một tình yêu đúng nghĩa, tuy có đơn phương nhưng đẹp vô cùng,
chàng trai đã mang đến một tình yêu trong sáng, thánh thiện, đầy nhân văn, ý
nghĩa. Anh không hề gian dối, anh tình nguyện trao cả cuộc đời mình cho em, nó
vượt lên trên mọi điều to tát, lớn lao. Tình yêu thực sự quá vĩ đại, từ bao giờ
mà trái tim anh đã hướng về em, chỉ một phương em mà thôi. Lời bộc bạch vô cùng
nồng nàn, lãng mạn, nên thơ, nên tình và rất mãnh liệt, tuy vậy có lẽ cô gái sẽ
không bao giờ hiểu được mối tình đơn phương của anh. Chỉ có thể là tình yêu mới
có được những điều nghịch lí đáng suy ngẫm như vậy.
Thế
là lời tỏ tình cũng kết thúc, lời thơ da thiết, thiết tha, cháy bỏng đã kết
thúc một bản tình ca đượm chút vấn vương, buồn man mác, lưu luyến không nguôi.
Giai điệu tình ca thì đã cạn nhưng chắc chắn tình yêu của chàng trai sẽ mãi như
thế, mãi sâu đậm, và cháy sáng.
3. Kết bài:
Có thể nói, bài thơ số 28 của Ta-go là một tác phẩm
nghệ thuật vẽ nên bức họa về một tình yêu trong sáng, thanh khiết giữa con người
với nhau. Tình yêu là thứ tình cảm thiêng liêng, vô hình, chỉ cảm nhận được bằng
trái tim ấm nóng của mỗi chúng ta. Bài thơ vẫn mãi là khúc tình ca da diết, sâu
lắng, đọng lại trong tim của độc giả là những điều tốt đẹp và tuyệt vời nhất.
“Yêu là chết trong
lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà
chắc được yêu”
(Xuân Diệu)