Soạn bài thơ “HU TRI”

(Tn Đà)


Câu 1: Phân tích khổ đầu. Cách vào đề của bài thơ gợi cho người đọc cảm giác như thế nào về câu chuyện mà tác giả sắp kể?

- Ở khổ thơ đầu, tác giả đã nêu ra cốt truyện của bài thơ, cách vào đề rất thân thiện, gần gũi và cũng thể hiện cái khí chất ngông của thi sĩ.

- Mạch thơ rõ ràng, hấp dẫn, với cốt truyện đơn giản nhưng thú vị và bay bổng. Nhà thơ đang nằm một mình, cảm thấy không vui nên dậy nấu nước ấm uống rồi bỗng nhiên ngâm thơ, đọc văn. Lúc ấy người thi nhân chẳng may làm kinh động đến chốn trời cao, tiên bèn xuống hỏi rồi đưa ông lên gặp Trời. Ông được được đón tiếp thật trang trọng ở chốn thiên đình, mọi người mời ông giới thiệu về bản thân rồi đọc ngâm thơ giãi bày tâm tư cùng Trời và các chư tiên. Vì thơ quá hay, làm lay động cả Trời nên ông được khen ngợi không ngớt lời rồi sai người đưa về hạ giới. Những liên tưởng độc đáo tạo nên cảm giác hiếu kì cho người đọc.

“Đêm qua chẳng biết có hay không

Chẳng phải hoảng hốt, không mơ mòng.

Thật hồn ! Thật phách ! Thật thân thể !

Thật được lên tiên – sướng lạ lùng.”

- Nhà thơ đã bắt đầu câu chuyện thú vị của mình với ngôn từ gần gũi, giản dị, giọng điệu tự nhiên và hóm hỉnh. Ông kể lại câu chuyện lạ đời vào đêm qua, nêu lên lí do lên hầu Trời, rất mộc mạc và dễ tiếp nhận vì nó quá thực và dễ tin.

“Nguyên lúc canh ba nằm một mình

Vắt chân dưới bóng ngọn đèn xanh

Nằm buồn ngồi dậy đun nước uống

Uống xong ấm nước, nằm ngâm văn”

 Ông đón nhận những điều xảy ra rất điềm nhiên, không lo sợ “chẳng phải hoảng hốt, không mơ màng”, ông khẳng định mình rất tỉnh táo. Âm thanh của tiếng ngâm thơ vào lúc đêm khuya thanh vắng đã làm kinh động đến giấc ngủ quý giá của Trời cao, thế là ông được tiên đưa lên hầu Trời.

- Ông kể lại câu chuyện thần kì ấy một cách tự nhiên, vô tư như là chuyện có thật trên đời:

Thật hồn ! Thật phách ! Thật thân thể !

Thật được lên tiên – sướng lạ lùng.

+ Cấu trúc câu đặc biệt, câu ngắn với dấu chấm than đầy biểu cảm.

+ Điệp cú pháp “Thật … !” tạo nên âm điệu nhip nhàng.

=> Tác giả đã khẳng định lối kể rất thật của mình, và điều đó làm ông vui, phấn khích, sung sướng lạ lùng, cảm xúc thật khó tả.

- Qua những câu thơ mở đầu, ta thấy được tâm hồn yêu đời lạc quan vui sống của nhà thơ, “Chơi văn ngâm chán lại chơi trăng”, rồi lại “cùng bóng đi tung tăng” khoảng không gian tĩnh lặng, ông không ngủ mà nằm ngâm thơ, rồi ngắm trăng. Bởi thế mà hồn thơ của ông lúc nào cũng bay bổng và tự nhiên thu hút đến lạ, “Tiếng ngâm vang cả sông Ngân Hà” ấy lôi cuốn cả Trời cao.

Câu 2: Tác giả đã kể lại chuyện mình đọc thơ cho Trời và chư tiên nghe như thế nào? Qua đoạn thơ đó, nêu cảm nhận về cá tính của nhà thơ và niềm khao khát chân thành của thi sĩ? Nhận xét về giọng kể của tác giả.

- Trước tiên, nhà thơ thấy vui sướng khi được chứng kiến khung cảnh mà ông ao ước mãi mới được thấy, nơi cao sang quý phái nhưng ông ngỡ như rất quen thuộc, lung linh, lộng lẫy và tráng lệ vô cùng.

“Người tiên nghe tiếng lại như quen …

Cửa son đỏ chói, oai rực rỡ …

Ghế bành như tuyết vân như mây …”

- Khi làm xong các nghi lễ cung kính với Trời, khi các chư tiên đã an tọa tĩnh túc, yên lặng lắng nghe, Trời còn ưu ái cho nhấp chén nước để lấy giọng trước khi đọc, ông thưa:

Dạ bẩm lạy Trời con xin đọc.”

- Ông đọc văn theo một trình tự hợp lí, thống nhất:

“Đọc hết văn vần sang văn xuôi

Hết văn thuyết lí lại văn chơi” …

“Thần tiên, Giấc mộng văn tiểu thuyết

Đài gương,Lên sáu văn vị đời

Quyển Đàn bà Tàu lối văn dịch

Vừa đọc văn nhưng ông cũng không quên thể hiện cá tính ngông đáng yêu của mình, ông nhấp thêm ngụm chè cho giọng thêm thanh:

“Đương cơn đắc ý đọc đã thích”

rồi lại tự khen mình “Văn dài hơi tốt ran cung mây”, ông vô cùng tự nhiên mà khảng khái thoải mái ngâm văn thơ đến nỗi Trời “lấy làm hay”, ngôi sao “lè lưỡi”, Hằng Nga, Chức Nữ “chau mày”, Tiểu Ngọc thì “lắng tai đứng”.

=> Những câu văn hài hước cũng làm cho Trời bật cười vì vui thích, chư tiên thì ao ước có được những vần thơ hay như vậy, lắm lối, giàu ngôn từ, muốn nhà thơ gánh lên chợ Trời mà bán.

- Ngoài ra, nhà thơ còn mượn lời Trời để tự khen mình:

Trời lại phê cho: Văn thật tuyệt!

Văn trần được thế chắc có ít

Nhời văn chuốt đẹp như sao băng

+ Lời thơ đầy vần điệu, đọc nghe thật bắt tai.

+ Nhà thơ sử dụng những so sánh liên tưởng độc đáo, sáng tạo lặp lại cấu trúc “như” “sao băng”, “mây chuyển”, “sương”.

=> Bằng những tưởng tượng thiên tài của mình, Tản Đà đã cho thấy tài năng làm thơ điệu nghệ của mình. Ông bộc lộ quan niệm mới mẻ về nghề viết văn chân chính và thể hiện cái tôi cá nhân đầy tích cực và cá tính mạnh mẽ.

- Ông hiên ngang khẳng định cái tôi tài năng và tự tin giới thiệu tên họ quê quán:

Con tên Khắc Hiếu họ là Nguyễn

Quê ở Á châu về Địa cầu

Sông Đà núi Tản nước Việt Nam

Ít nhà thơ làm được như Tản Đà khi ông dám nói ra tên thật của mình chứ không phải là bút danh, có lẽ đó là một sự cung kính tôn trong với Trời cao. Ông vỗ ngực xưng tên, giới thiệu quê hương => Sự tự hào khi là con đất Việt, lòng tự tôn dân tộc được nêu cao.

=> Ông thể hiện cái ngông của người có tài và biết trân trọng, thật dí dỏm và hóm hỉnh, ông tự biết và yêu cái cá tính đó của mình, ông bị đày xuống hạ giới cũng “vì tội ngông”.

- Đoạn cuối là nhà thơ kể sau buổi hầu trời được chư tiên đóng xe tiễn về dương thế, cuộc gặp gỡ ngắn ngủi nhưng đọng lại bao cảm xúc khó tả “Hai hàng lụy biệt giọt sương rơi”. Tản Đà quay về hạ giới trong đêm khuya sao thưa vắng vẻ, chỉ có trăng tà là người bạn đưa lối, soi bước cho Đà về đến nơi. Nhà thơ bày tỏ chút tiếc nuối vì khó có cơ hội được lên hầu Trời lần nữa.

Sao được mỗi đêm lên hầu Trời!”

=> Hình thức của bài thơ là một câu chuyện vui vẻ, hóm hỉnh, ngôn từ rất đời thường, giọng điệu văn xuôi và ngôn ngữ bình dân đã mang lại cho người đọc những điều thật thú vị trong tâm hồn nhà thơ.

Câu 3: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là cảm hứng lãng mạn, nhưng trong bài thơ lại có một đoạn rất hiện thực. Đó là đoạn thơ nào? Tìm hiểu ý nghĩa đoạn thơ đó. Hai nguồn cảm hứng này ở thi sĩ Tản Đà có mối liên hệ với nhau như thế nào?

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ không chỉ là lãng mạn mà còn kết hợp với yếu tố hiện thực sinh động. Tác giả thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ làm con dân trong thiên hạ nói chung và của một người thi nhân, người nghệ sĩ nói riêng. Ông đề cập đến việc “thiên lương” của nhân loại. Theo ông, thiên lương của mỗi con người phụ thuộc vào sự tu dưỡng của bản thân.

- Đoạn thơ thể hiện cảm hứng hiện thực là:

“Bẩm Trời, cảnh con thực nghèo khó

Trần gian thước đất cũng không có

Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều

Vốn liếng còn một bụng văn đó….”

- Ở những tác phẩm khác, Tản Đà vẫn tự nhận mình là người được Trời trao cho nhiệm vụ làm sao cho thiên lương được hưng thịnh ở hạ giới.

“Hai chữ thiên lương thằng Hiếu nhớ

Dám xin không phụ Trời trông mong”

(“Tiễn ông Công lên chầu Trời” – Tản Đà)

=> Có cơ hội được bày tỏ tâm sự nên Tản Đà đã chia sẻ những suy nghĩ, tâm tư, nỗi lòng về nghề văn cũng như về cuộc đời. Ông nói rằng nghề văn kiếm tiền rất khó, kiếm được thì ít mà tiêu thì nhiều nên hoàn cảnh rất khó khăn vất vả, ông có vốn liếng một bụng văn đó nhưng làm mãi quanh năm mà chẳng đủ tiền sinh sống qua ngày. Nghiệt ngã thay, tuổi tác của ông ngày càng cao, sức non yếu đã hiện rõ thì chỉ biết cố gắng để che chống. Tản Đà đã coi nghề văn là nghề chính để kiếm sống, lại rất yêu nghề, ông được coi là người tiên phong đặt nền móng cho Thơ mới, ông đã hành văn bằng cả con tim, cả tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng và đầy tình cảm của mình.

=> Ông làm văn vì đam mê, có lẽ vì thế mà ông tự an ủi bản thân bằng những lời lẽ đầy cảm thương, có chút buồn tủi.

Câu 4: Về mặt nghệ thuật, bài thơ này có gì mới và hay?

- Tác phẩm với rất nhiều điểm mới mẻ về nghệ thuật:

+ Hình thức của bài thơ là một câu chuyện vui vẻ, hóm hỉnh, ngôn từ rất đời thường, giọng điệu văn xuôi và ngôn ngữ bình dân đã mang lại cho người đọc những điều thật thú vị trong tâm hồn nhà thơ.

+ Bằng những tưởng tượng thiên tài của mình, Tản Đà đã cho thấy tài năng làm thơ điệu nghệ của mình. Ông bộc lộ quan niệm mới mẻ về nghề viết văn chân chính và thể hiện cái tôi cá nhân đầy tích cực và cá tính mạnh mẽ.

+ Lời thơ đầy vần điệu, đọc nghe thật bắt tai.

+ Nhà thơ sử dụng những so sánh liên tưởng độc đáo, sáng tạo.

+ Nhà thơ sử dụng chất văn hóm hỉnh, những câu văn hài để có được những vần thơ hay như vậy, lắm lối, giàu ngôn từ, muốn nhà thơ gánh lên chợ Trời mà bán.

+ Cấu trúc câu đặc biệt, câu ngắn với dấm chấm than đầy biểu cảm.

+ Điệp cú pháp tạo nên âm điệu nhip nhàng.

+ Nhà thơ kết hợp cảm hứng lãng mạn với yếu tố hiện thực sinh động.

+ Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do, rất phù hợp để thể hiện tư tưởng tích cực, tự tin của mình.

Bài viết gợi ý: