Bài soạn
“NGƯỜI
CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN”
(Trích “Những người khốn khổ” – V. Huy-gô)
Câu
1:
Phân tích nghệ thuật đối lập hai nhân vật Giăng Van-giăng và Gia-ve qua đối thoại,
qua hành động. Nêu ý nghĩa của biện pháp này.
- Hình ảnh Giăng Van-giăng và Gia-ve hiện lên với nhiều
đối lập trong ngôn ngữ và hành động.
+ Đối lập về vị thế, địa vị xã hội: Giăng Van-giăng là
một người thợ xén cây đã bị tù khổ sai vì ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa
cháu nhỏ. Khi được ra tù, anh bị mọi người xua đuổi, xa lánh, trừ ngài đức giám
mục Mi-ri-en. Được cảm hóa bằng tình thương, Giăng Van-giăng coi đó là lẽ sống
của mình. Ông đổi tên thành Ma-đơ-len là một thị trưởng và chủ nhà máy giàu có.
Gia-ve là một cảnh sát dưới quyền của thị trưởng Ma-đơ-len (là Giăng Van-giăng
giả mạo tên khác), là tay sai, phục tùng tuân lệnh ông, cho dù rằng có lúc Gia-ve
đã từng nghi ngờ Ma-đơ-len chính là cái tên giả mạo của Giăng Van-giăng.
Gã thanh tra cảnh sát Gia-ve truy ra gốc tích của ông,
ông lại rơi vào cảnh tù tội. Khi Giăng Van-giăng quay trở lại với cái tên thật
của mình, bỏ cái tên Ma-đơ-len, ông trở về gắn với cuộc sống khổ sai đày ải của
mình. Lúc đó, Gia-ve đã khôi phục lại quyền uy của hắn là một thanh tra mật
thám.
+ Sự đối lập qua hành động: Đối với Gia-ve, tác giả đã
miêu tả những hành động hống hách, không coi ai ra gì, man rợ và điên cuồng, tiếng
nói như tiếng thú gầm, “Hắn cứ đứng lì một chỗ mà nói; hắn phóng vào Giăng
Van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt”, “cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai
hàm răng”, cách xưng hô mày, tao, hai mắt nhìn trừng trừng, “túm lấy cổ áo và
ca-vát của Giăng Van-giăng” => Gia-ve thể hiện uy quyền của một tên mật
thám, thái độ khinh người, hống hách, khó chịu. Thái độ ấy trái ngược với con
người của Gia-ve ở đoạn gần cuối đoạn trích này. “Gia-ve run sợ”, tay nắm lấy đầu
can, lưng tựa vào khung cửa, mắt không rời Giăng Van-giăng. Lúc Giăng Van-giăng
đang nói những lời sau cùng với Phăng-tin thì ông cũng không dám làm gì, ông
không còn mạnh miệng, lớn tiếng, thay vào đó là khép nép, lo sợ.
Đối với Giăng Van-giăng, là một người được lòng mọi người, mọi người vẫn xem ông là ông thị trưởng Ma-đơ-len. Sau khi phị Gia-ve phát hiện, ông bị hắn túm cổ áo nhưng ông không hề có ý định là sẽ gỡ bỏ cái túm tay đó. Ông còn hạ giọng nhỏ nhẹ để xin tên thanh tra thả cho người đàn bà tội nghiệp:
“Xin ông thư cho ba ngày! Ba ngày để đi tìm đứa con cho người đàn bà đáng thương kia! Phải trả giá thế nào tôi cũng chịu. Nếu muốn, ông cứ đi kèm tôi cũng được.”
=> Cách xưng hô và nói
chuyện với Gia-ve thể hiện sự nhún nhường, mất đi uy quyền của một người thị
trưởng giàu có. Nhưng khi Phăng-tin đập
đầu vào thanh giường tắt thở, ông đã thoát khỏi cái diện mạo lễ phép, ông lên
tiếng:
“Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó” và khuyên
Gia-ve nên im lặng và quấy rầy anh lúc này. Giăng Van-giăng không còn quan tâm
đến những gì Gia-ve noi, chỉ dồn ánh nhìn về phía Phăng-tin. Anh tìm vũ khí tự
vệ “giật gẫy trong chớp mắt”, Giăng Van-giăng lúc này đây mới chính là người cầm
quyền khôi phục uy quyền.
=> Thấy được những con người chân chính vẫn có thể
bằng ánh sáng của tình thương mà đẩy lùi bóng tối của cường quyền.
Câu
2:
Phân tích các hình ảnh ẩn dụ:
- Ở Gia-ve, tác
giả đã sử dụng một loạt các chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ. Ẩn dụ mà
Huy-gô nhằm gợi lên từ hình ảnh Gia-ven là:
=> “Không còn
là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”, các chi tiết thể hiện hình ảnh con
ác thú đó, hắn mang dã tâm của loài quái thú đội lốp người, hắn phóng vào Giăng
Van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt”, “cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai
hàm răng”, cách xưng hô mày, tao, hai mắt nhìn trừng trừng, “túm lấy cổ áo và
ca-vát của Giăng Van-giăng”.
=> Tất cả quy về một hình ảnh độc án, độc dữ của kẻ
lợi dụng uy quyền để hống hách và chà đạp ra lệnh cho người khác.
- Ở Giăng Van-giăng, ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh
so sánh quy về ẩn dụ như ở Gia-ven. Tuy nhiên, qua diễn biến tình tiết dẫn tới
đoạn kết, những chi tiết về Giăng Van-giăng có thể quy chiếu về hình ảnh của
những con người chân chính:
- Giăng Van-giăng qua những chi tiết được tác giả miêu tả từ:
+ Việc nhún nhường cho tên Gia-ven ngạo mạn.
+ Việc thoát khỏi hình ảnh nhẹ nhàng mà đứng lên bảo về cho người phụ nữ đáng thương.
+ Giăng Van-giăng còn có lòng tốt tình nguyện đi tìm lại đứa con gái Cô-dét bị thất lạc của người phụ nữ đang ngóng chờ tin con.
=> Tất cả là vì hai chữ thiên lương làm người, không thể sống
trái lương tâm. Vậy nên qua những diễn biến của truyện, ta có thể quy chiếu
Giăng Van-giăng về hình ảnh một con người chân chính, dù trong bất kì hoàn cảnh
khó khăn, bất công và tuyệt vọng, ông có thể bằng ánh sáng của tình thương dẫn
lối cho tấm lòng con người chống lại cường quyền, nhen nhóm niềm tin và hướng về
một tương lai tươi sáng.
Câu
3:
Đoạn văn từ câu “Ông nói gì với chị?”
đến câu “có thể là những sự thực cao cả”
là phát ngôn của ai? Thuật ngữ văn học dùng để chỉ tên loại ngôn ngữ này? Ở
đây, trong câu chuyện kể, nó có tác dụng như thế nào?
- Đoạn văn ngắn này chính là phát ngôn của nhà văn V. Huy-gô.
- Trong văn học thường gọi thuật ngữ này là “trữ tình ngoại đề”, có nghĩa là bình luận ngoại đề. Thuật ngữ này có tác động to lớn đến tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Một yếu tố nằm bên ngoài của cốt truyện được kể, qua việc miêu tả các nhân vật, nhà văn thể hiện thái độ, tình cảm và những tâm tư tình cảm gửi gắm ở nhân vật.
=> Sự cảm thương, cảm thông, đồng cảm chia sẻ với chính nhân vật của
mình. Bộc lộ những chiêm nghiệm mới vẻ sâu sắc về cuộc sống của nhà văn.
=> Đây là yếu tố góp phần thể hiện tính chân thực của
tác phẩm, làm người đọc cảm nhận được thông điệp về sức mạnh của tình thương mà
Huy-gô muốn gửi gắm.
Câu
4:
Qua đoạn trích, hãy nêu những dấu hiệu của nghệ thuật lãng mạn chủ nghĩa.
- Người đọc ấn tượng với một chi tiết thú vị ở cuối đoạn trích.
+ Cảnh tượng hiếm có ấy chỉ có mỗi mình bà xơ Xem-pli-xơ. Lúc Giăng
Van-giăng thì thầm bên tai của Phăng-tin để nói với cô những lời sau cuối, bà
xơ đã chứng kiến cảnh độc nhất rằng một “nụ cười” không sao tả được hiện lên
trên đôi môi nhợt nhạt, không còn chút hơi ấm, đôi mắt cô xa xăm, đầy ngỡ ngàng
của người phụ nữ đang đi vào cõi chết. Gương mặt của cô hiện lên đầy rạng rỡ,
ngời ngời sáng một cách lạ thường.
Cõi chết ấy là cõi vĩnh hằng, một bầu ánh sáng vĩ đại,
tinh khiết lọc rửa tâm hồn con người.
=> Những liên tưởng thật thú vị cho ta thêm hiểu hơn về tâm hồn đẹp đẽ, lòng người bao la sâu đậm của nhà văn. Những tưởng tượng được xem là hư ảo đó cũng chỉ vì quá yêu thương nhân vật, quá xúc động trước nghĩa cử cao đẹp của Giăng Van-giăng.
+ Tác giả đã xây dựng một hình tượng người phụ nữ khốn khổ, nhưng dù trong hoàn cảnh tuyệt vọng đến đâu tấm lòng của người mẹ cũng luôn hướng về đứa con gái yêu quý bị thất lạc. => Tình mẫu tử luôn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất.