Phân tích

NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN

(Trích “Những người khốn khổ” – V. Huy-gô)


 

1. Lí thuyết

1.1. Tác giả:

- Vích-to Huy-gô (1802 - 1885) là một thiên tài nở sớm và rọi sáng từ đầu thế kỉ XIX cho tới nay.


- Thời thơ ấu, Huy-gô đã trải qua những giằng xé trong tình cảm do cha mẹ có mâu thuẫn. Tuy nhiên với trí thông minh và năng khiếu đặc biệt của một cậu bé được gọi là “thần đồng”, Huy-gô đã tận dụng được kho sách quý giá cùng sự giáo dục sáng suốt của mẹ, cũng như bao ấn tượng mạnh mẽ từ những hành trình vất vả theo cha chuyển quân từ nơi này sang nơi khác. Đó là những trang sách đời khắc nghiệt mà không phải đứa trẻ nào cũng buộc phải trải qua, song với Huy-gô lại là những trải nghiệm vô cùng hấp dẫn, để lại những dấu ấn không bao giờ phai trong sáng tạo của thiên tài.

- Từ thời thanh xuân cho tới khi mất, sự nghiệp sáng tác của ông đều gắn với thế kỉ XIX, một thế kỉ đầy bão tố cách mạng. Ông là một người sáng suốt có những hoạt động xã hội và chính trị tác động mạnh mẽ tới những nhân vật và khuynh hướng tiến bộ của thời đại.

- Các tác phẩm: “Nhà thờ Đức Bà Pari” (1831), “Tia sáng và bóng tối” (1840), “Những người khốn khổ” (1862), “Chín mươi ba” (1874), “Éc-na-ni” (1830), …

- Tên tuổi của Huy-gô đã được thế giới ngưỡng mộ vì tài năng sáng tác, do những hoạt động không ngừng nghỉ vì sự tiến bộ của con người.

- Năm 1985, vào dịp một trăm năm ngày mất của ông, thế giới đã làm lễ kỉ niệm Huy-gô – Danh nhân văn hóa nhân loại.

1.2. Tác phẩm:


“Những người khốn khổ” là một bộ tiểu thuyết xuất sắc của Huy-gô. Nhân vật trung tâm là Giăng Van-giăng, một người thợ xén cây đã bị tù khổ sai vì ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ. Khi được ra tù, anh bị mọi người xua đuổi, xa lánh, trừ ngài đức giám mục Mi-ri-en. Được cảm hóa bằng tình thương, Giăng Van-giăng coi đó là lẽ sống của mình. Ông đổi tên thành Ma-đơ-len là một thị trưởng và chủ nhà máy giàu có. Ông làm việc thiện và đã cứu vớt được Phăng-tin, cô thợ nghèo phải bán thân, bán rang, bán tóc để nuôi con. Song, gã thanh tra cảnh sát Gia-ve truy ra gốc tích của ông, ông lại rơi vào cảnh tù tội và Phăng-tin chết mà không được gặp lại đứa con gái Cô-dét. Ông đã vượt ngục và nhiều lần thay đổi tên họ, chỉ có lẽ sống và tình thương là không bao giờ thay đổi. Tuy nhiên, trong cuộc đời của mình, ông có một khoảng thời gian lên chiến lũy, ông tìm Ma-ri-uýt là người yêu của Cô-dét. Anh đã chiến đấu và bị thương bên cạnh những sinh viên và quần chúng nổi dậy, trong đó có cậu bé Ga-vơ-rốt, một biểu tượng trong sáng, đẹp đẽ của cuộc cách mạng non trẻ. Nơi đây, ông đã gặp lại Gia-ve, hắn bị quân cách mạng kết án tử hình, ông nhận ra và đã lẳng lặng tha cho hắn. Khi Gia-ve định trở lại bắt Giăng Van-giăng, thấy ông xin đưa Ma-ri-uýt về nhà rồi sẽ nộp mạng, Gia-ve lần đầu tiên cảm thấy mất phương hướng, nhảy xuống sông Xen tự tử. Giăng Van-giăng đã lẳng lặng vun đắp cho hạnh phúc của Cô-dét. Sau khi đôi lứa đã sum họp, ông lánh mình về ở ẩn, sống một mình cô đơn. Đến lúc Giăng Van-giăng hấp hối, đôi trẻ mới biết ai là người đã cứu Ma-ri-uýt sống sót, họ chạy tới bên giường để nghe những lời sau cuối của ông “Trên đời, chỉ có một điều ấy thôi, đó là thương yêu nhau

- Tác phẩm được chia làm 5 phần:

+ Phần 1 là Phăng-tin

+ Phần 2 là Cô-dét

+ Phần 3 là Ma-ri-uýt

+ Phần 4 là Tình ca phố Pơ-luy-mê và anh hùng ca phố Xanh Đơ-ni

+ Phần 5 là Giăng Van-giăng

Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” nằm ở cuối phần thứ nhất. Vì muốn cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van-giăng buộc phải tự thú mình là ai, và Ma-đơ-len chỉ là một cái tên giả. Bởi vậy, ông phải đến từ giã Phăng-tin trong khi nàng chưa biết gì về sự thật tàn nhẫn …

1.3. Đọc hiểu văn bản

1.3.1. Phân tích nhân vật Giăng Van-giăng

- Giăng Van-giăng là nhân vật trung tâm, một người thợ xén cây đã bị tù khổ sai vì ăn cắp một chiếc bánh mì cho bảy đứa cháu nhỏ.

- Khi được ra tù, anh bị mọi người xua đuổi, xa lánh, trừ ngài đức giám mục Mi-ri-en. Được cảm hóa bằng tình thương, Giăng Van-giăng coi đó là lẽ sống của mình. Ông đổi tên thành Ma-đơ-len là một thị trưởng và chủ nhà máy giàu có.

- Giăng Van-giăng, là một người được lòng mọi người, mọi người vẫn xem ông là ông thị trưởng Ma-đơ-len. Sau khi phị Gia-ve phát hiện, ông bị hắn túm cổ áo nhưng ông không hề có ý định là sẽ gỡ bỏ cái túm tay đó. Ông còn hạ giọng nhỏ nhẹ để xin tên thanh tra thả cho người đàn bà tội nghiệp,

Xin ông thư cho ba ngày! Ba ngày để đi tìm đứa con cho người đàn bà đáng thương kia! Phải trả giá thế nào tôi cũng chịu. Nếu muốn, ông cứ đi kèm tôi cũng được.

=> Cách xưng hô và nói chuyện với Gia-ve thể hiện sự nhún nhường, mất đi uy quyền của một người thị trưởng giàu có.

- Khi Phăng-tin đập đầu vào thanh giường tắt thở, ông đã thoát khỏi cái diện mạo lễ phép, ông lên tiếng:

Anh đã giết chết người đàn bà này rồi đó” và khuyên Gia-ve nên im lặng và quấy rầy anh lúc này.

=> Giăng Van-giăng không còn quan tâm đến những gì Gia-ve nói, chỉ dồn ánh nhìn về phía Phăng-tin. Anh tìm vũ khí tự vệ “giật gẫy trong chớp mắt”, Giăng Van-giăng lúc này đây mới chính là người cầm quyền khôi phục uy quyền.

=> Thấy được những con người chân chính vẫn có thể bằng ánh sáng của tình thương mà đẩy lùi bóng tối của cường quyền.

Giăng Van-giăng qua những chi tiết được tác giả miêu tả, từ việc nhún nhường cho tên Gia-ven ngạo mạn, đến việc thoát khỏi hình ảnh nhẹ nhàng mà đứng lên bảo về cho người phụ nữ đáng thương. Giăng Van-giăng còn có lòng tốt tình nguyện đi tìm lại đứa con gái Cô-dét bị thất lạc của người phụ nữ đang ngóng chờ tin con.

 

Cô con gái Cô-dét thất lạc của người phụ nữ đáng thương được Giăng Van-giăng tìm thấy sau đó

- Khi Phăng-tin chết, ông xót thương khôn tả, xót xa vô cùng, ông dường như là người thân cuối cùng bên cạnh cô trước lúc ra đi. Ông ngồi im lặng và chẳng nghĩ ngợi điều gì trên đời nữa. Ông thì thầm vào tai cô những tâm tư tình cảm, những lời nói tiễn biệt kẻ ra đi mãi mãi. Ở đây, một hình ảnh vô cùng đặc biệt được tác giả miêu tả qua sự chứng kiến của bà xơ, trên đôi môi nhợt nhạt của Phăng-tin chợt nở một nụ cười không sao tả được. Trên khuôn mặt cô lúc này ánh lên một vầng sáng thuần khiết, nhẹ nhàng, thanh thản, có lẽ cô ấy sẽ ra đi trong sự thoải mái và hạnh phúc mãn nguyện. Mãn nguyện vì ông thị trưởng đã hứa tìm ra đứa con gái thân yêu của mình.


Hình ảnh Giăng Van-giăng vuốt mắt cho Phăng-tin và đặt lên tay chị một nụ hôn ấm áp.

=> Tất cả là vì hai chữ thiên lương làm người, không thế sống trái lương tâm. Vậy nên qua những diễn biến của truyện, ta có thể quy chiếu Giăng Van-giăng về hình ảnh một con người chân chính, dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn, bất công và tuyệt vọng, ông có thể bằng ánh sáng của tình thương dẫn lối cho tấm lòng con người chống lại cường quyền, nhen nhóm niềm tin và hướng về một tương lai tươi sáng.

=> Sự cảm thương, cảm thông, đồng cảm chia sẻ với chính nhân vật của mình. Bộc lộ những chiêm nghiệm mới vẻ sâu sắc về cuộc sống của nhà văn.

=> Đây là yếu tố góp phần thể hiện tính chân thực của tác phẩm, làm người đọc cảm nhận được thông điệp về sức mạnh của tình thương mà Huy-gô muốn gửi gắm.

1.3.2. Phân tích nhân vật Gia-ve

- Gia-ve là một cảnh sát dưới quyền của thị trưởng Ma-đơ-len (là Giăng Van-giăng giả mạo tên khác), là tay sai, phục tùng tuân lệnh ông, cho dù rằng có lúc Gia-ve đã từng nghi ngờ Ma-đơ-len chính là cái tên giả mạo của Giăng Van-giăng.

- Gã thanh tra cảnh sát Gia-ve truy ra gốc tích của ông, ông lại rơi vào cảnh tù tội. Khi Giăng Van-giăng quay trở lại với cái tên thật của mình, bỏ cái tên Ma-đơ-len, ông trở về gắn với cuộc sống khổ sai đày ải của mình. Lúc đó, Gia-ve đã khôi phục lại quyền uy của hắn là một thanh tra mật thám.

Đối với Gia-ve, tác giả đã miêu tả những hành động ngắn ngủn, cộc lốc, hống hách, không coi ai ra gì, man rợ và điên cuồng, tiếng nói như tiếng thú gầm, “Hắn cứ đứng lì một chỗ mà nói; hắn phóng vào Giăng Van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt”, “cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”, cách xưng hô mày, tao, hai mắt nhìn trừng trừng, “túm lấy cổ áo và ca-vát của Giăng Van-giăng” => Gia-ve thể hiện uy quyền của một tên mật thám, thái độ khinh người, hống hách, khó chịu. Thái độ ấy trái ngược với con người của Gia-ve ở đoạn gần cuối đoạn trích này. “Gia-ve run sợ”, tay nắm lấy đầu can, lưng tựa vào khung cửa, mắt không rời Giăng Van-giăng.

- Ở Gia-ve, tác giả đã sử dụng một loạt các chi tiết nhằm quy chiếu về một ẩn dụ.

=> “Không còn là tiếng người nói mà là tiếng thú gầm”, các chi tiết thể hiện hình ảnh con ác thú đó, hắn mang dã tâm của loài quái thú đội lốp người, hắn phóng vào Giăng Van-giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt”, “cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”, cách xưng hô mày, tao, hai mắt nhìn trừng trừng, “túm lấy cổ áo và ca-vát của Giăng Van-giăng”.

=> Tất cả quy về một hình ảnh độc án, độc dữ của kẻ lợi dụng uy quyền để hống hách và chà đạp ra lệnh cho người khác.

- Ngược lại, lúc Giăng Van-giăng đang nói những lời sau cùng với Phăng-tin, nghe Giăng Van-giăng nói im lặng không được lên tiếng thì ông cũng không dám làm gì, ông không còn mạnh miệng, lớn tiếng, thay vào đó là khét nép, lo sợ. => Bộc lộ thái độ của một kẻ hèn nhát, chỉ biết la hét quát mắng người khát, một con người có trái tim sắt đá, lạnh lẽo, không chút tình cảm.

=> Thiên lương của hắn đã mất đi, bị đồng hóa trong xã hội đầy bất công này.

1.3.3. Phân tích những con người sống khốn khổ trong xã hội lúc bấy giờ

- Với người phụ nữ nghèo khổ đáng thương Phăng-tin:

+ Tác giả khắc họa Phăng-tin qua các chi tiết: lấy tay che mặt và kêu lên hãi hùng, run sợ khi thấy mặt tên thanh tra tàn ác Gia-ve. Thân phận thấp bé nghèo khổ không cho phép cô có một chút tiếng nói nào, chỉ biết lẩy bẩy trong nỗi sợ.

+ Khi thấy Gia-ve túm cổ áo xông tới Giăng Van-giăng, cô lo lắng, hoảng hốt, chỉ biết đứng nhìn trong lo âu vì sợ Gia-ve làm ông thị trưởng tốt tính Giăng Van-giăng bị thương. Cô há miệng muốn nói gì đó nhưng cổ họng rên lên vì hãi hùng, không nói nên lời. Chị nhìn Gia-ve, nhìn bà xơ, răng đánh vào nhau cầm cập, “chị hoảng hốt giơ tay lên, hai bàn tay cố sức mở ra tìm chỗ bám như người rơi xuống nước đang chới với” rồi chị bỗng ngã vật xuống gối, yếu đuối, không còn sự sống. “Đầu chị đập vào thành giường rồi ngoẹo xuống ngực, miệng há hốc, hai mắt mở to và lờ đờ”.

+ Cô run lên bần bật, sốc, không thể sống nổi khi nghe ông Giăng Van-giăng nói chưa tìm được con gái yêu. Vậy là lúc trước ông thị trưởng đã nói dối cô. Một sự thật đau lòng không thể chấp nhận được. Cô chơi vơi trong cả không gian ngột ngạc ấy. “Phăng tin đã tắt thở”.


Hình ảnh Phăng-tin

Ở đây, một hình ảnh vô cùng đặc biệt được tác giả miêu tả qua sự chứng kiến của bà xơ, trên đôi môi nhợt nhạt của Phăng-tin chợt nở một nụ cười không sao tả được. Trên khuôn mặt cô lúc này ánh lên một vầng sáng thuần khiết, nhẹ nhàng, thanh thản, có lẽ cô ấy sẽ ra đi trong sự thoải mái và hạnh phúc mãn nguyện. Mãn nguyện vì ông thị trưởng đã hứa tìm ra đứa con gái thân yêu của mình.

Đoạn văn ngắn miêu tả cái chết của Phăng-tin này chính là phát ngôn của nhà văn V. Huy-gô. => Sự cảm thương, cảm thông, đồng cảm chia sẻ với chính nhân vật của mình. Bộc lộ những chiêm nghiệm mới vẻ sâu sắc về cuộc sống của nhà văn.

* Nghệ thuật xây dựng truyện:

+ Kết hợp chủ nghĩa lãng mạn và yếu tố hiện thực độc đáo, khéo léo.

+ Sử dụng yếu tố “trữ tình ngoại đề”, có nghĩa là bình luận ngoại đề. Thuật ngữ này có tác động to lớn đến tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Một yếu tố nằm bên ngoài của cốt truyện được kể, qua việc miêu tả các nhân vật, nhà văn thể hiện thái độ, tình cảm và những tâm tư tình cảm gửi gắm ở nhân vật. => Sự cảm thương, cảm thông, đồng cảm chia sẻ với chính nhân vật của mình. Bộc lộ những chiêm nghiệm mới vẻ sâu sắc về cuộc sống của nhà văn.

+ Một loạt các câu hỏi tu từ được nêu ra tạo nên sức hấp dẫn cho đoạn trích.

+ Khai thác thế giới tư tưởng tình cảm của nhân vật để làm nổi bậc tâm lí tính cách của nhân vật và tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

2. Luyện tập

Đề 1: Phân tích nghệ thuật khắc họa nhân vật Phăng-tin: Trong tình thế tuyệt vọng, ngôn ngữ và hành động của Phăng-tin có gì chứng tỏ một sức mạnh khác thường và sức mạnh ấy là gì?

- Với người phụ nữ nghèo khổ đáng thương Phăng-tin: Tác giả đã thể hiện tính cách tâm lí của cô qua ngôn ngữ và hành động cực khéo léo, tài tình.

+ Ngoại hình: “đầu óc ốm yếu” của chị không thể hiểu được gì. => chị là người phụ nữ yếu ớt, mang dáng vóc của sự cam chịu, khổ cực.

+ Ngôn ngữ: luôn sợ hãi, run cầm cập, có khi hai rang đánh cầm cập và không thể nói nên lời. Người phụ nữ đã phải chịu đựng biết bao sự khắc nghiệt của cuộc sống, áp bức của giới cầm quyền.

+ Phăng-tin “thấy như chết lịm đi”, lấy tay che mặt và kêu lên hãi hùng, run sợ khi thấy mặt tên thanh tra tàn ác Gia-ve. Cô thét lên: “Ông Ma-đơ-len, cứu tôi với !” Thân phận thấp bé nghèo khổ không cho phép cô có một chút tiếng nói nào, chỉ biết lẩy bẩy trong nỗi sợ.

+ Khi thấy Gia-ve túm cổ áo xông tới Giăng Van-giăng, cô lo lắng, hoảng hốt, chỉ biết đứng nhìn trong lo âu vì sợ Gia-ve làm ông thị trưởng tốt tính Giăng Van-giăng bị thương. “Chỉ tưởng như cả thế giới đang tiêu tan”. Cô hả miệng muốn nói gì đó nhưng cổ họng rên lên vì hãi hùng, không nói nên lời. Chị nhìn Gia-ve, nhìn bà xơ, răng đánh vào nhau cầm cập, “chị hoảng hốt giơ tay lên, hai bàn tay cố sức mở ra tìm chỗ bám như người rơi xuống nước đang chới với” rồi chị bỗng ngã vật xuống gối, yếu nước, không còn sự sống. “Đầu chị đập vào thành giường rồi ngoẹo xuống ngực, miệng há hốc, hai mắt mở to và lờ đờ”.

+ Cô run lên bần bật, sốc, không thể sống nổi khi nghe ông Giăng Van-giăng nói chưa tìm được con gái yêu. Vậy là lúc trước ông thị trưởng đã nói dối cô. Một sự thật đau lòng không thể chấp nhận được. Cô chơi vơi trong cả không gian ngột ngạc ấy. “Phăng tin đã tắt thở”.

+ Ở đây, một hình ảnh vô cùng đặc biệt được tác giả miêu tả qua sự chứng kiến của bà xơ, trên đôi môi nhợt nhạt của Phăng-tin chợt nở một nụ cười không sao tả được. Trên khuôn mặt cô lúc này ánh lên một vầng sáng thuần khiết, nhẹ nhàng, thanh thản, có lẽ cô ấy sẽ ra đi trong sự thoải mái và hạnh phúc mãn nguyện. Mãn nguyện vì ông thị trưởng đã hứa tìm ra đứa con gái thân yêu của mình.

Đoạn văn ngắn miêu tả cái chết của Phăng-tin này chính là phát ngôn của nhà văn V. Huy-gô. => Sự cảm thương, cảm thông, đồng cảm chia sẻ với chính nhân vật của mình. Bộc lộ những chiêm nghiệm mới vẻ sâu sắc về cuộc sống của nhà văn.

=> Qua những chi tiết khắc họa nhân vật Phăng-tin, tác giả đã xây dựng một hình tượng người phụ nữ khốn khổ, nhưng dù trong hoàn cảnh tuyệt vọng đến đâu tấm lòng của người mẹ cũng luôn hướng về đứa con gái yêu quý bị thất lạc. => Tình mẫu tử luôn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất.

 

=> Sức mạnh khác thường của người phụ nữ vượt lên bọn cầm quyền đến khi trút hơi thở cuối cùng.

Đề 2: Vai trò của Phăng-tin trong diễn biến cốt truyện:

Phăng-tin có vai trò đặc biệt quan trọng trong cốt truyện của tác giả, bên cạnh nhân vật trung tâm là Giăng-van giăng.

- Cô xuất hiện một cách đầy cam chịu dưới sự tàn bạo của những kẻ cầm quyền, người phụ nữ làm nổi bậc lên tội ác của bọn quan lợi dụng chức tước để làm hại dân thường, qua đó, lên án, tố cáo bọn chúng.

- Nhân vật Phăng-tin đã làm nổi bật lên sự mâu thuẫn đối lập giữa cái thiện và cái ác. => Cho đến cuối cùng thì cái thiện luôn thắng cái ác.

- Ca ngợi những người làm mẹ luôn hướng về con gái, ca ngợi tình mẫu tử cao đẹp của con người.

Bài viết gợi ý: