Bài soạn
“TIẾNG MẸ ĐẺ - NGUỒN GIẢI PHÓNG CÁC
DÂN TỘC BỊ ÁP BỨC
(Nguyễn An Ninh)
1.
Lí thuyết
1.1. Tác giả:
Nguyễn An Ninh (1899 - 1943) là mộ nhà báo, một nhà
văn và trước hết là một nhà yêu nước tiến bộ nổi tiếng đầu thế kỉ XX.
- Ông sinh ra tại quê mẹ, xã Long Thượng, huyện Cần
Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (Long An), và lớn lên tại quê cha là xã Mĩ Hòa, huyện Hóc
Môn, tỉnh Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh). Thân phụ của ông là nhà thơ yêu nước
Nguyễn An Khương.
- Nguyễn An Ninh là một trí thức có học vấn cao rộng,
từng học đại học trong nước rồi sang Pháp học, đỗ cử nhân Luật năm 1920. Ông có
mối liên hệ mật thiết với các nhà yêu nước nổi tiếng như Phan Châu Trinh, Phan
Văn Trường, Nguyễn Ái Quốc. Ông từng bị nhiều lần khủng bố, bắt bớ, tù đày,
hành hạ. Cuối cùng ông mất tại Côn Đảo hai năm trước ngày Cách mạng tháng Tám
thành công.
- Cuộc đời, sự nghiệp và tên tuổi của ông gắn liền với
những buổi diễn thuyết sôi động và những bài báo nổi tiếng đã từng cuốn hút
thanh niên và dư luận trong nước. Các tác phẩm: chủ tờ báo “Tiếng chuông rè”,
ông dịch “Khế ước xã hội” của Ru-xô, soạn vở tuồng “Hai Bà Trưng”.
1.2.
Tác phẩm:
“Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”
là bài chính luận xuất sắc của Nguyễn An Ninh với bút danh Nguyễn Tịnh đăng
trên bài báo “Tiếng chuông rè” năm 1925.
1.3.
Đọc hiểu văn bản:
1.3.1. Hiện tượng học
đòi Tây hóa:
- Tác giả phê phán những người An Nam “thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả
ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình.”
Ông cho rằng đó là thói học đòi, họ thể hiện đẳng cấp
quý tộc của mình, họ nghĩ làm như vậy họ sẽ được đồng bào tin là họ được đào tạo
từ Tây phương. => Đó là biểu hiện của sự kém văn hóa, là thái độ mù tịt về
văn hóa Châu Âu.
- Những người học đòi nhưng lại không có kiến thức gì
về văn hóa Tây Âu, thái độ mù tịt. Những thứ “lai căng” ấy chứng tỏ người An Nam bị Tây hóa chẳng có được một thứ
văn minh nào.
- Nhiều người để biện minh bào chữa cho thói học đòi
này, cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Họ than phiền, trách móc đổ lỗi rằng “nước mình nghèo nàn”. Đó là lời biện
minh không có một căn cứ nào xác đáng cả. Vì họ không có tinh thần học hỏi, tìm
tòi, chỉ biết những từ thông dụng. Vậy thì chính họ mới là những người nghèo
ngôn ngữ.
1.3.2. Vai trò của tiếng
mẹ đẻ đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc:
- Theo tác giả, với ông “tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là
yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị”
=> Ông đề cao tiếng nói dân tộc, có vai trò vô cùng quan trọng đối với vận mệnh dân tộc.
- Nếu chúng ta biết trân trọng ngôn ngữ, hãnh diện tự
hào và ra sức làm phong phú dồi dào hơn cho ngôn ngữ, tiếng nói thì việc An Nam
được giải phóng thì chuyện có thể xảy ra.
- Nếu từ chối tiếng mẹ đẻ thì đồng nghĩa với việc từ
chối sự tự do của mình.
=> Tiếng nói được bảo tồn và phát triển thì nó là
nhịp cầu tri thức giúp giao lưu nền văn minh khoa học thế giới, mở mang hiểu biết,
nâng cao dân trí.
1.3.3. Tiếng Việt không
nghèo nàn. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài ngôn ngữ nước mình:
Ông đưa ra nhiều chứng cứ thuyết phục rằng tiếng nước
mình rất phong phú, không nghèo nàn.
- Người ta chỉ biết những từ thông dụng, hay gặp mà
không chịu đào sâu tìm hiểu.
- Ông đưa ra minh chứng là ngôn ngữ của đại thi hào Nguyễn Du. Ông đặt câu hỏi: “Ngôn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?”
Truyện Kiều - Truyện thơ nổi tiếng nhất với ngôn từ phong phú
- Người An Nam có thể dịch hàng ngàn tác phẩm Trung Quốc
sang tiếng nước mình, nhưng lại không thể viết những tác phẩm tương tự như vậy.
=> Đó là sự bất tài của con người hay đổ lỗi cho
ngôn ngữ nghèo.
- Tác giả không phủ nhận hoàn toàn tầm quan trọng của
ngôn ngữ châu Âu, vì ta đang hội nhập, hướng đạo, nên tiếp thu nền văn hóa của
Tây Âu để mình hiểu thêm và làm giàu hơn cho ngôn ngữ nước mình.
- Việc đó hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Điều cốt yếu nhất là ngôn ngữ của nước mình.
2.
Luyện tập
Đề: Phân tích tác phẩm
“Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức” của Nguyễn An Ninh.
1. Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn An Ninh và tác phẩm “Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị
áp bức”
2. Thân bài:
Đầu tiên, tác giả nên lên hiện tượng học đòi Tây hóa của
nhiều người dân An Nam.
Tác giả phê phán những người An Nam “thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả
ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình.” Ông cho rằng đó là thói học
đòi, họ thể hiện đẳng cấp quý tộc của mình, họ nghĩ làm như vậy họ sẽ được đồng
bào tin là họ được đào tạo từ Tây phương. => Đó là biểu hiện của sự kém văn
hóa, là thái độ mù tịt về văn hóa Châu Âu.
Những người học đòi nhưng lại không có kiến thức gì về
văn hóa Tây Âu, thái độ mù tịt. Những thứ “lai
căng” ấy chứng tỏ người An Nam bị Tây hóa chẳng có được một thứ văn minh
nào.
Nhiều người để biện minh bào chữa cho thói học đòi
này, cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Họ than phiền, trách móc đổ lỗi rằng “nước mình nghèo nàn”. Đó là lời biện minh
không có một căn cứ nào xác đáng cả. Vì họ không có tinh thần học hỏi, tìm tòi,
chỉ biết những từ thông dụng. Vậy thì chính họ mới là những người nghèo ngôn ngữ.
Từ đó, ông nói lên vai trò quan trọng của tiếng mẹ đẻ
đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Theo tác giả, với ông “tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc
lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị
thống trị”
=> Ông đề cao tiếng nói dân tộc, có vai trò vô cùng
quan trọng đối với vận mệnh dân tộc. Nếu chúng ta biết trân trọng ngôn ngữ,
hãnh diện tự hào và ra sức làm phong phú dồi dào hơn cho ngôn ngữ, tiếng nói
thì việc An Nam được giải phóng thì chuyện có thể xảy ra.
Nếu từ chối tiếng mẹ đẻ thì đồng nghĩa với việc từ chối
sự tự do của mình. Tiếng nói được bảo tồn và phát triển thì nó là nhịp cầu tri
thức giúp giao lưu nền văn minh khoa học thế giới, mở mang hiểu biết, nâng cao
dân trí.
Tác giả chứng minh tiếng Việt không nghèo nàn.
Ông đưa ra nhiều chứng cứ thuyết phục rằng tiếng nước
mình rất phong phú, không nghèo nàn. Người ta chỉ biết những từ thông dụng, hay
gặp mà không chịu đào sâu tìm hiểu.
Ông đưa ra minh chứng là ngôn ngữ của đại thi hào Nguyễn
Du. Ông đặt câu hỏi: “Ngôn ngữ của Nguyễn
Du nghèo hay giàu?”
Người An Nam có thể dịch hàng ngàn tác phẩm Trung Quốc
sang tiếng nước mình, nhưng lại không thể viết những tác phẩm tương tự như vậy.
=> Đó là sự bất tài của con người hay đổ lỗi cho ngôn ngữ nghèo.
Tác giả chỉ rõ thái độ vô trách nhiệm, thái độ phủ nhận
mộ chiều của những người cam tâm làm nô lệ, chấp nhận làm tay sai cho thực dân.
Chê bai đất nước một cách thụ động, nông cạn, đơn giản, một chiều sẽ dẫn tới
thái độ khinh rẻ đất nước, dẫn tới sự tự ti dân tộc. Từ đó ông nêu lên mối quan
hệ giữa ngôn ngữ nước ngoài ngôn ngữ nước mình. Tác giả không phủ nhận hoàn
toàn tầm quan trọng của ngôn ngữ châu Âu, vì ta đang hội nhập, hướng đạo, nên
tiếp thu nền văn hóa của Tây Âu để mình hiểu thêm và làm giàu hơn cho ngôn ngữ
nước mình. Việc đó hoàn toàn không kéo theo chuyện từ bỏ tiếng mẹ đẻ. Điều cốt
yếu nhất là ngôn ngữ của nước mình.
- Việc lập luận vô cùng chặt chẽ dẫn dắt vấn đề làm
nên tính thuyết phục cho tác phẩm.
=> Tác giả thức tỉnh mọi người dân phải biết trân
trọng, bảo vệ tiếng mẹ đẻ. Sự bảo bệ ấy không phải ngày một ngày hai mà phải
thường xuyên mỗi ngày. Có ý thức trau dồi bổ sung cho ngôn ngữ thêm phong phú,
hoàn thiện vốn từ ngữ dân tộc. Dùng tiếng mẹ đẻ để chuyển tải những học thuyết
tiếng bộ về đạo đức và khoa học để mở đường đi lên cho thời đại mới của dân tộc.
3. Kết bài:
Từ những suy luận logic, tác giả đã thuyết phục người đọc về những quan điểm mình đưa ra. Để mọi người có ý thức hơn, bảo vệ tiếng mẹ đẻ cũng chính là bảo vệ Tổ quốc, yêu nước.