Bài soạn “CHIẾU CẦU HIỀN

(Ngô Thì Nhậm)

 

Câu 1: Hãy cho biết bài chiếu gồm có mấy phần và nội dung của mỗi phần. Từ đó hãy khái quát nội dung chính của một văn bản “cầu hiền”.

- Bài chiếu cầu hiền gồm có 3 phần:

+ Phần mở đầu: từ đầu đến “ý trời sinh ra người hiền vậy” nêu lên vai trò quan trọng và sứ mệnh to lớn cao cả của kẻ hiền tài, phải được trọng dụng để cống hiến phụng sự nước nhà.

+ Phần nội dung: tiếp theo đến “vì mưu lợi mà phải bán rao” là lời của Quang Trung kêu gọi những người hiền tài một cách quyết tâm và chân thành, đồng thời là những hứa hẹn về chính sách trọng dụng nhân tài, người hiền của đất nước.

+ Phần kết: phần còn lại, là lời bố cáo gần xa, thúc giục những người hiền còn ẩn náu thì giờ đây hãy cùng nhau cố lên, lập công ghi tên tại triều đình.

=> Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện một chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước.

- Nội dung chính của một văn bản cầu hiền:

+ Chiếu là một loại công văn hành chính thời xưa do nhà vua truyền xuống cho những quan lại cấp dưới. Đó là văn bản thuộc nghị luận xã hội. Ở đây đối đượng để ban xuống đó là các sĩ phu yêu nước, các bậc hiền tài.

+ “cầu hiền” thể hiện một thái độ hòa nhã, sự cầu mong, cầu khẩn, chứ không còn là mệnh lệnh buộc phải tuân theo.

Câu 2: Hãy cho biết bài chiếu được viết nhằm vào đối tượng nào? Các luận điểm đưa ra để thuyết phục là gì? Có phù hợp với đối tượng không? Nhận xét về nghệ thuật lập luận của bài chiếu.

- Bài chiếu viết nhằm vào đối tượng là các sĩ phu Bắc Hà, nhằm kêu gọi nhân tài ra cứu nước, giúp vua trong cuộc tái thiết đổi mới, xây dựng triều đại mới.

- Tác giả đã bắt đầu bài chiếu bằng những câu văn động viên, khuyến khích, cổ vũ tinh thần. Ca ngợi người hiền:

Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử.” Ông nêu lên vai trò quan trọng họ, nếu như ánh sáng của những người tài bị che khuất đi, bị giấu đi vẻ đẹp, có tài mà lại không ai biết, không được trọng dụng thì điều đó thật là một điều đang tiếc. Và đó “không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy”.

- Bài chiếu đưa ra những lập luận đầy khoan dung, nhân ái, thể hiện một thái độ cầu thị, mong mỏi thu hút người tài     phụng sự quốc gia.

- Tác giả đã sử dụng các điển tích như Tứ Thư, Ngữ Kinh trông bãi chiếu để tác động đến tâm lí của những bậc hiền tài, tăng sức thuyết phục trong lời kêu gọi.

- Trong phần tiếp theo, tác giả nêu lên cách ứng xử của các bậc hiền tài khi Tây Sơn ra Bắc Hà diệt họ Trịnh. => Điều này đi ngược lại đạo lí, trái với lẽ phải. Tác giả đã không nói trực tiếp mà dùng những hình ảnh tượng trưng để bày tỏ suy nghĩ của mình. => Cách nói giảm nói tránh thực sự tế nhị, lôi cuốn, đánh đúng vào tâm lí của các sĩ phu, buộc họ phải suy nghĩ về bổn phận và trách nhiệm đối với hoàn cảnh hiện tại của đất nước.

- Để rồi tác giả thể hiện thái độ trọng dụng nhân tài của Quang Trung. Hiền tài chính là nguyên khí của quốc gia, điều này luôn đúng trong mọi thời đại. Một hình ảnh ấn tượng được nêu ra ở đây: “Một cây gỗ không chống nổi tòa nhà to” lại có sức tác động mạnh mẽ đến hiền tài.

- Nghệ thuật lập luận bài chiếu:

+ Bài chiếu được viết với nghệ thuật thuyết phục đặc sắc. Có tính mẫu mực thể hiện ở tính chặt chẽ, lập luận logic, luận điểm rõ ra.

+ Cách dùng lời văn để bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết, thuyết phục, khéo léo.

+ Sử dụng hàng loạt các từ chỉ về không gian như trời, đất, mây, gió, … Nó cũng mang ý nghĩa to lớn, quan trọng của người hiền tài phải có thời thế, phù hợp với thuyết tam tài là thiên – địa – nhân. (Thiên thời địa lợi nhân hòa là yếu tố vô cùng quan trọng để nhân tài hoạt động.)

+ Những từ ngữ tạo nên cảm giác trang trọng, thiêng liêng của lời kêu gọi người tài.

+ Sử dụng thành công các điển cố, điển tích, nhiểu câu hỏi tu từ sáng tạo.

+ Ngôn ngữ cùng giọng điệu thành tâm, khiêm nhường và chân thành.

Câu 3: Nhận xét về tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung.

- Trong thời điểm đất nước vừa mới trải qua khoảng thời gian loạn lạc, đô hộ, vô cùng khó khăn, khốn đốn. Khi đất nước rơi vào hoàn cảnh như vậy thì con người trở nên nhục chí, yếu lòng, chán nản, và vô cùng bi quan. Nhiều người không còn muốn cống hiến, hoạt động vì xã hội nay suy tàn, có tài nhưng không muốn ra làm quan vì sợ liên lụy. Triều đình lại mục nát, toàn những kẻ mưu cầu lợi danh, họ không muốn làm quan vì không muốn bị bọn quan lại đồng hóa, muốn bảo toàn nhân cách của một nhà nho chân chính. Bên cạnh đó, nhiều nhà nho lại có tư tưởng lệch lạc, không sáng suốt, bị che mắt đã không nhận ra đâu là chính nghĩa. Vậy nên, để cứu lấy tình thế khó khăn hiện tại, Quang Trung phải kêu gọi người tài, thuyết phục trí thức ở Bắc Hà hiểu được sâu sắc nhiệm vụ bảo vệ nước nhà và luyện tập ra sức phục vụ cho triều đại mới.

- Các tầng lớp nhân dân từ quan trên, đến dân thường từ quan nhỏ đến quan lớn, đề có thể dâng thư, có quyền bày tỏ công việc. Đó chính là chính sách lấy dân làm trọng, trước hết là vì dân, lấy dân làm gốc.

- Tác giả đưa ra cách tiến cử người tài rất thông thoáng, ông không gò bó, ép buộc theo một khuân mẫu nào cả. Quan hoặc dân được quyền tự tiến cử => Sự công bằng.

- Tác giả nêu lên tiếng kêu gọi, phát động phong trào tuyển chọn nhân tài. Lời kêu gọi rất chân thành, từ tận trái tim, mong những ai có tài năng kiệt xuất ra phụng sự đất nước và sẽ được nước nhà trọng dụng, có chính sách đãi ngộ hợp lí.

Chiếu cầu hiền thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong cuộc dựng xây đất nước sau thời phân li. Nhà vua đánh giá rất cao vai trò của hiền tài trong việc xây dựng đất nước. Cầu hiền trở thành một nhu cầu tất yếu, cần thiết của một triều đại mới ra đời, đó chính là truyền thống quý báu của dân tộc kế thừa qua nhiều đời. Hướng tới một đất nước tiến bộ, phát triển, ổn định. 

Bài viết gợi ý: