Phân tích nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm:
Chữ
người tử tù
~ Nguyễn Tuân ~
Bài làm:
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một người nghệ sĩ cả đời tìm kiếm và ngợi
ca cái đẹp. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân nổi bật với sự tài hoa, uyên
bác, phòng túng, lãng mạn và kì công, sáng tạo khi dùng ngôn ngữ. Cái đẹp trong
những sáng tác của Nguyễn Tuân thường là những cái đẹp độc đáo, tạo những ấn tượng
mạnh, được ông đặt trong những môi trường đầy thử thách, tương phản với nó để
ngợi ca.
Truyện ngắn Chữ người tử tù được
in năm 1939 trong tập truyện Vang bóng một
thời , là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước cách mạng, được
đánh giá là “ một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiên, toàn mĩ”. Nhân vật chính
trong Vang bóng một thời phần lớn là những nho sĩ cuối mùa- những con người tài
hoa, bất đắc chí. Gặp lúc Hán học suy vi, nhưng học không chịu a dua theo thời,
chạy theo danh lợi mà vẫn giữ được thiên lương và sự trong sạch của tâm hồn.
Trong số những con người tài hoa ấy, nổi bật lên là hình tượng ông Huấn Cao
trong Chữ người tử tù, một con người tài hoa, không chỉ có tài mà còn có cái
tâm trong sáng, mặc dù chí lớn không thành nhưng tư thế vẫn hiên ngang bất khuất.
Huấn Cao xuất hiện trong văn bản với rất nhiều vẻ đẹp mẫu mực, hội tụ đầy
đủ yếu tố của một con người đáng được nể phục với vẻ đẹp của tài hoa, vẻ đẹp của
khí phách và vẻ đẹp của thiên lương. Huấn Cao là một kẻ sĩ xả thân vì đại
nghĩa, lên án và tố cáo sự trắng trợn của triều đình, ông bất chấp tất cả để chống
lại triều đình mục nát, thối rữa. Huấn Cao trong mắt của bọn lính là một kẻ “ngạo
ngược và nguy hiểm nhất”, nên đề phòng. Đối với thầy thơ thì ông “văn võ đều có
tài cả, chà chà” còn đối với người quàn ngục thì Huấn Cao là người “chọc trời
quấy nước”, coi thường tiền bạc và bạo lực. Với những cách nhìn ấy, Huấn Cao là
một người tài ba trong mắt của mọi người, là một kẻ tù nhưng lại có tấm lòng
kiên trung, toát lên sự thanh cao giữa chốn xiềng xích nhơ bẩn. Huấn Cao qua lời
đồn đại của người dân Tỉnh Sơn thì ông là một người có tài, đặc biệt là tài viết
chữ. Huấn Cao viết chữ rất nhanh và rất đẹp, những nét chữ của ông đẹp và
vuông, đầy thần thái, những nét chữ thể hiện được phong cách của một con người.
Cũng nhờ cái tài viết chữ, mà ông được người người ngợi ca, tiếng xa tiếng gần,
cũng nhờ tài năng của mình, mà ông được đối đãi khác với những tử tù khác có mặt
trong nhà ngục Tỉnh Sơn, Viên quản ngục ngưỡng mộ chữ ông đến mức sẵn sàng đánh
đổi, dùng nhiều cách để tiếp cận và lấy lòng ông, Chỉ từng đó thôi cũng có thể
khẳng định chữ Huẫn Cao đẹp đến mức hiếm có, nó xứng đáng được coi là vật báu
trên đời. Thế nhưng, có được chữ Huấn Cao đâu dễ, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu
cho chữ. Đời ông cũng chỉ mới viết có
hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân mà thôi.
Ngoài vẻ đẹp tài năng ra, Huấn Cao còn nổi bật với vẻ đẹp của khí phách.
Ông có tài, những ông không chọn đi thi rồi ra triều làm quan như những người
tài thời đó hay làm. Ông không chấp nhận việc làm quan dưới thời buổi nhiễu
nhương, con đường lập công danh của ông là một con đường khác hẳn, ông chống lại
triều đình phong kiến, thiết lập một trật tự xã hội mới. Đây là một sự lựa chọn
tỉnh táo, sáng suốt và đầy bản lĩnh của một nhà nho trong thời buổi nhiễu
nhương. Khi bị kết án tử hình, Huấn Cao còn trổ tài bẻ khóa vượt ngục bởi người
anh hùng luôn thích tự do không chấp nhận gông cùm xiềng xích. Khi đến nhà lao
ngục tỉnh Sơn, trước lời dọa nạt, mỉa mai, giễu cợt của tên lính áp giải, Huấn
Cao đã lạnh lùng chúc mũi gông nặng ngay trước mặt chúng. Đây là cách ứng xử của
1 người anh hùng đầy khí phách không thèm chấp chuyện bọn tiểu nhân, không những
không sợ lại còn thách thức cả quyền uy, bạo lực. Trong thời gian ở ngục lao,
Huấn Cai thản nhiên nhận rượu thịt coi đó như việc vẫn làm trong hứng sinh
bình. Là tử tù, nhưng tâm thể ông như một người tự do, khí khách hiên ngang đã
giúp Huấn Cao đứng trên hoàn cảnh, không bị lụy phiền bơi cái bi đát của số phận.
Khi bị bắt ông đã khai hết, đã nhận hết bởi người anh hùng dám làm dám chịu.
Thái độ khinh bạc đến điều của Huấn Cao với quản ngục chứng tỏ ông là người có
khí phách hiên ngang, không sợ bạo lực hay quyền uy, đến cái chết chém trên đầu
còn không sợ. Thái độ của ông khi nghe tin ngày mai bị giải vào kinh nhưng ông
vân không mảy may một chút cảm xúc sợ hãi nào, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Bằng
ngòi bút tài hoa của mình, Nguyễn Tuân đã vẽ lên hình ảnh Huấn Cao bộc trực, đầy
hào khí, từng đường nét đều rất thoát phàm, rất độc đáo. Là một kẻ tù nhưng Huấn
Cao dường như chẳng sợ trời, chẳng sợ đất, ông có thể thét lên với bất cứ ai.
Không cần hành động nhưng khí phách của ông lại khiến cho mọi người nể phục.
Huấn cao cũng có một thiên lương và một tâm hồn trong sạch vô cùng. Ông không bao giờ vi vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình cho chữ, luôn sợ phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.
Ngoài ra thiên lương trong sáng của Huấn cao được thể hiện qua thái độ đối với cái xấu cái ác. Lúc đầu tưởng quản ngục là tên vô lại xấu xa tàn ác, Huấn cao đã xua đuổi khinh miệt bất chấp mọi thủ đoạn có thể xảy ra. Trong những ngày ở tù, ngoài việc nghĩ đến chí lớn không thành thì Huấn Cao cũng bận tâm đến sự tươm tất của quản ngục. Điều dó thể hiện ông còn là người biết phân biệt phải trái, đúng sai, tốt xấu. Khi biết được tấm lòng của quản ngục, Huấn Cao đã rất xúc động “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của ngươi… Thiếu chút nữa ta đã phụ tấm òng trong thiên hạ” Người anh hùng ấy không sọ áp bức cường quyền nhưng lại sợ phụ một tấm lòng. Phải là người có nhân cách cao đẹp biết bao mới có nỗi sợ đẹp đẽ ấy. Như vậy bề ngoài tuy ông Huấn lạnh lùng kiêu bạc nhưng lại là người có trái tim ấm nóng, cảm đọng trước những tấm lòng. Cả đời ông dùng cái tâm để xử thế. Hành động cho chữ của Huấn Cao là hành động lấy tấm lòng để trả tâm lòng. Quan đó, tác giả bày tỏ quan niệm về nhân sinh thế kỉ XX” Đạo đức học chính là mĩ học của tương lai” Huấn Cao chính là biểu tượng của sự tiên đoán sớm ấy. Quan nhân vật, nhà văn cũng bày tỏ quan niệm “ Cái đẹp phải gắn liền với cái thiện, cái tài phải gắn liền với cái tâm”.
Thật vậy, qua tác phẩm, Nguyễn Tuân đã dùng ngòi bút tài hoa của mình để
cho người đọc thấy một Huấn Cao hội tụ đầy đủ những vẻ đẹp lí tưởng của con người
Việt Nam một thời vang bóng. Trong khi xây dựng nhân vật Huấn Cao, tác giả đã sử
dụng ngôn ngữ cổ kính, trang trọng, nghệ thuật xây dựng tình huống truyền độc
đáo, xây dựng trong cái nhìn nhận đánh giá của nhiều người, mượn hành động để
đánh giá tính cách nhân vật. Huấn Cao hiện
lên rõ nét, oai phong, đĩnh đạc qua từng nét bút của Nguyễn Tuân thực sự khiến
cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang viết. Huấn Cao là biểu tượng của cái
đẹp vĩnh cửu, của những gì hoàn hảo và kiên trung nhất. Một con người “khó kiếm”
trong thiên hạ.