Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng con người qua thi phẩm:
Đây Thôn Vĩ Dạ
~ Hàn Mặc Tử ~
Bài làm
Hàn Mặc Tử được biết đến là một trong những cây bút xuất sắc nhất của
thơ mới, ông là một thi sĩ đoản thọ trong đời nhưng lại trường thọ trong thơ.
Ông sáng tác thơ theo phong cách “ thơ Điên”, theo lối sáng tác siêu thực tượng
trưng, bắt đầu bằng thơ cổ điển Đường luật, sau chuyển sang sáng tác theo
khuynh hướng thơ mới lãng mạn. Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của
thơ Hàn Mặc Tử, người ta vẫn thấy rõ một tình yêu đau đớn hướng về cuộc đời trần
thế.
Bài
thơ Đây thôn vĩ dạ được sáng tác năm 1938, in trong tập “Đau thương”, và đây
cũng chính là thanh âm trong trẻo được cất lên từ bản nhạc đau thương ấy. Sự ra
đời của bài thơ có liên quan đến mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử và Hoàng Thị
Kim Cúc- một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế
thơ mộng và trữ tình. Sâu trong nỗi nhớ và niềm thương với người con gái xứ Huế,
bài thơ còn vẽ lên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp nơi thôn Vĩ, qua đó cũng
bộc lộ sâu sắc sự cô đơn, tiếc nuối và những nỗi buồn chất chứa trong tim tác
giả.
Mở
đầu bài thơ, Hàn Mặc Tử vẽ lên trước mắt bạn đọc một bức tranh tuyệt mĩ của
thiên nhiên thôn Vĩ lúc bình minh:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau
nắng mới lên
Vườn ai mướt quá
xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt
chữ điền”
Câu
thơ mở đầu là câu hỏi tu tư đa sắc thái, ở đó có cả lời nhắc nhớ, mời mọc, giận
hờn trách móc đầy nhẹ nhàng và tình tứ. Chủ nhân của câu hỏi ấy có thể là một
cô gái thôn Vĩ trong sự hình dung tưởng tượng của tác giả, cũng có thể là tác
giả tự phân thân ra để tự hỏi mình. Câu hỏi mở đầu cũng là cái cớ nghệ thuật để
giới thiệu về thôn Vĩ. Ba câu thơ sau mỗi câu thơ là một nét vẽ đẹp hợp thành một
bức tranh vườn tược tuyệt mĩ:
“Nhìn nắng
hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như
ngọc
Lá trúc che
ngang mặt chữ điền.”
Nét đặc sắc của thôn Vĩ – quê hương người con gái gợi
mở ở câu đầu tiên đến đây đã được tả rõ nét. Một bức tranh thiên nhiên tuyệt
tác rộng mở trước mắt người đọc. Nắng ở đây là nắng mới lên, những tia nắng đầu
tiên của một ngày, nó mang lại bao nét mới mẻ, tinh khôi rực rỡ mà vẫn dịu nhẹ.
Những ngọn cau thẳng tắp và đột nhiên trở nên tươi đẹp lộng lẫy, tràn đầy sức sống
trước ánh nắng bình minh. Cái “nắng hàng cau nắng mới lên” sao lại gợi một nỗi
niềm làng mạc quê hương đến thế. Câu thơ này bất chợt khiến ta nghĩ tới những
câu thơ của Tố Hữu trong bài “Xuân lòng”:
“ Nắng xuân tưới
trên thân dừa xanh dịu
Tàu cau non lấp
loáng muôn gươm xanh
Ánh nhởn nhơ đùa
quả non trắng phếu
Và chảy tan qua kẻ
lá cành chanh.”
Nắng mới, nắng xuân xuyên qua từng kẽ lá làm tan chảy
những hạt sương đêm, nhỏ giọt xanh như ngọc. Thiên nhiên xứ Huế xanh đẹp, sức sống
tràn trề “màu xanh như ngọc”, tác giả như bị cuốn say đắm sức sống, vẻ đẹp của
on người xứ Huế. Đối với tác giả, tình yêu thương nồng nàn mà ông dành cho nơi
đây đã tạo nên những vần thơ đẹp, đầy lắng đọng trong tâm hồn thi sĩ, khẽ khàng
đi vào lòng người. Không phải xanh mượt, cũng không phải xanh mỡ màng mà chỉ có
“xanh như ngọc” mới diễn tả được vẻđẹp ngồn ngộn, sự sống của vườn tược. Một
màu xanh cao quý, không một chút gợn, một màu xanh tỏa ánh tạo nên vẻđẹp óng
ánh, lấp lánh, trong trẻo làm cho vườn cây càng sáng bóng lên. Hình như cả vườn
cây đều tắm trong luồng không khí đang còn run rẩy sự trinh bạch nguyên sơ chưa
hề nhuốm bụi. Lăng kính không khí ấy làm hiện rõ hơn đường nét màu sắc của cảnh
sắc mà mắt thường chúng ta bỏ qua, Vĩ Dạ - một làng quê nằm bên bờ Hương Giang,
thuộc ngoại ô cố đô Huế. Vĩ Dạ đẹp với những con đò thơ mộng, những mảnh vườn
xanh tươi bốn mùa, sum sê hoa trái. Những ngôi nhà xinh xắn thấp thoáng ẩn hiện
sau hàng cau, khóm trúc, mà ở đây thường dìu dặt câu hát Nam ai, Nam bình, qua
tiếng đàn tranh, đàn tam thập lục huyền diệu, réo rắt. Thôn Vĩ Dạ đẹp nên thơ.
Hàn Mặc Tử đã dành cho Vĩ Dạ vần thơ đẹp nhất với tất cả tấm lòng tha thiết mến
thương. Xa cách Huế và Vĩ Dạ đã bao năm tháng rồi. Thế mà cảnh sắc và con người
nơi thôn Vĩ vẫn được nhà thơ ôm ấp trong lòng, càng trở nên lung linh, biểu lộ
niềm ước mong tha thiết được trở lại cố đô thăm cảnh cũ người xưa. Bức tranh
tâm cảnh đã được thể hiện một cách tài hoa qua bức tranh thôn Vĩ hữu tình nên
thơ.
Bức tranh thiên nhiên hiện lên đẹp vô
cùng và hài hòa vô cùng với hình ảnh con người. Con người ở đây không xuất hiện
một cách lộ liễu, không phô trương, cũng không phải những mặc khách tao nhân.
Đó là những gương mặt đôn hậu, hiền lành chân chất mà vẫn toát lên vẻ giản dị mộc
mạc chân phương, nét chữ điền cứng cáp hài hòa với sự dịu dàng, nhẹ nhàng và cảnh
đẹp nên thơ, nên nhạc của xứ Huế: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” . Trong vườn
thôn Vĩ Dạ kia nhánh lá trúc và khuôn mặt chữđiền sao lại có mối liên quan bất
ngờ mà đẹp thế: những chiếc lá trúc thanh mảnh, thon thả che ngang khuôn mặt chữđiền.
“Mặt chữđiền” – khuôn mặt ấy chỉ hiện ra thấp thoáng sau lá trúc mơ màng, hư hư
thực thực.
Thôn Vĩ nằm cạnh
ngay bờ sông Hương êm đềm nên ắt hẳn nhịp sống của con người ở đây cũng sẽ bị
chi phối bởi cái êm ả của sông Hương: “Dòng sông Hương vẫn êm ả lững lờ trôi” –
nhẹ nhàng mà vô cùng đẹp. Từ cách tả cảnh làng quê ở khổ đầu tác giả đã chuyển
sang tả cảnh sông với niềm bâng khuâng, nỗi nhớ mong, sầu muộn hư ảo trong giấc
mộng. Ở khổ thơ thứ hai tâm trạng của tác giả đã chuyển sang một gam khác nên
bước vào khổ thơ này chính là bước vào không gian tâm trạng riêng của Hàn Mặc Tử:
“ Gió theo lối
gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu
bến sông trăng đó
Có chở
trăng về kịp tối nay”
Thực tại phiêu tàn bắt đầu bao trùm cả bài thơ. Nhịp
thơ 4/3 cùng với hai hình ảnh đối lập: “gió” và “mây” đã gợi lên nỗi buồn vì
mây và gió trôi nổi, lang thang chính vì thế mà nó bay thẳng vào thơ của Hàn Mặc
Tử. Cái buồn sẵn có của nó kết hợp với vần thơ của tác giả thì chính nó đã tự
làm cho nó buồn hơn bởi: gió đi theo đường của gió, mây theo đường của mây, gió
và mây từ nay xa cách nhau, không còn là bạn đồng hành của nhau nữa nên không
còn lí do gì để gặp nhau. Mượn hình ảnh mây và gió tác giả muốn nói lên tâm trạng
buồn của mình, về sự xa cách của mình và người yêu và cũng có thể sự xa cách đó
là vĩnh viễn vì Hàn Mặc Tử bây giờ đã là một phế nhân, đang nằm chờ cái chết.
Chúng ta không còn thấy giọng thơ tươi mát, đầy sức sống như ở đoạn trước nữa
nhưng lại bắt gặp một tâm hồn đau buồn, u uất:
“Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
Dòng sông Hương hiện lên mới buồn làm sao với những bông hoa bắp màu xám tẻ nhạt. Với biện pháp nhân hóa “dòng nước buồn thiu” đã làm cho hình ảnh dòng nước trở nên u buồn, xa vắng. “Dòng nước buồn” vì tự mang trong lòng một tâm trạng buồn hay nỗi buồn chia phôi của gió – mây đã bỏ buồn vào dòng sông? Câu thơ này dường như còn thể hiện nhịp sống thường ngày của người dân nơi đây: một lối sống êm đếm và buồn tẻ. Hình ảnh “hoa bắp lay” gợi một nỗi buồn hiu hắt – một nỗi buồn bao phủ từ bầu trời đến mặt đất, từ đất, gió, mây đến dòng nước và hoa bắp trên sông. Đằng sau những cảnh vật ấy là tâm trạng của một con người mang nặng một nỗi buồn xa cách, một mối tình vô vọng, tất cả bây giờ chỉ là hư ảo trong mộng tưởng.
Đêm đến,
nỗi buồn ấy kết hợp với cảnh lại càng thấm sâu, lan rộng hơn, nó như thấu ào tận
tâm can của thi sĩ. Ánh trắng bao trùm khắp không giantaoj nên dòng sông trăng,
bến sông trăng và thuyền chở trăng. Theo phog cách thơ của Hàn Mặc Tử, ta cũng
có thể hiểu là ánh trăng tạo nên một dòng sông, một con thuyền, một bến đỗ.
Không gian ở đây thật đẹp nhưng lạnh lẽo và hiu quạnh. Hình ảnh thuyền chở
trăng mang ý nghĩa biểu tượng khác với hình ảnh:
“ Gió trăng chở một thuyền đầy”
Hay
“ Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Trăng là tri âm tri kỉ, thuyền chở trăng là biểu thương cho khát khao được
giao cảm, khát khao được hạnh phúc của Hàn Mặc Tử. Tác giả hi vọng trăng sẽ chẳng
như gió, mây đang rời xa tác giả mà trăng sẽ từ nơi xa để tìm về. Tối nay là tối
nào ta không rõ chi biết rằng thời gian của tối nay sắp hết. Nếu thuyền chở trăng về kịp, tác giả sẽ có được
hạnh phúc, có được sự sẻ chia đồng cảm còn ngược lại tác giả sẽ chết đắm trong
biển sầu cô độc, Trong tối nay,trăng như một vị cứu tinh và tâm trạng của tác
giả với trăng được thể hiện tập trung trong từ “ kịp”. Ở từ ngữ giản dị này, ta
thấy có sự đợi chời trông ngóng, có hi vọng mong manh, có phấp phỏng lo âu. Từ “
kịp” thể hiện tâm thế sống vội vàng của Hàn Mặc Tử. Nếu Xuân Diệu hoàn toàn chủ
động trong sự vội vàng và vội vàng vì muốn tận hưởng tất cả thì Hàn Mặc Tử lại
hoàn toàn bị động trong sự vội vàng và sự vội vàng đó xuất phát từ nhận thức về
một cái chết đang cận kề.
Vì biết
có thể sẽ ra đi bất cứ lúc nào, biết rằng thời gian không còn nhiều, nên giờ
đây thi nhân đang vô cùng khao khát, và mọi niềm khao khát của Hàn Mặc Tử đều
quy tụ về hình ảnh con người:
“Mơ khách đường xa,
khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn
không ra
Ở đây sương khói mờ
nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?"
Con
người ở đây được gọi là “em”, là “ khách”, là người em thôn Vĩ nào đó. Nếu cách
dùng từ “em” thể hiện sự thân mật, gần gũi thì cách dùng từ khách lại gợi sự xa
lạ. Khách lại ở trên đường xa, đi cùng với điệp khúc :khách đường xa” nên càng
xa lạ, xa cách hơn. Cách nói “ áo em trắng quá nhìn không ra” vừa là cách cực tả
sắc trắng đến mức thị giác phải bất lực, vừa nhẫn mạnh khoảng cách giữa nhân vật
trữ tình và em. Khách lại xuất hiện trong mơ, được nhìn qua sương khói nên thêm
phầm hư ảo nhạt nhòa.
“ Ở
đây” là không gian gắn liền với cuộc sống của Hàn Mặc Tử trong hiện tại, là nơi
của cô độc, của bệnh tật giày vò. Nó hoàn toàn đối lập với ngoài kia bởi ngoài
kia là đông vui, là hạnh phúc. Sương khói của cuộc đời đã tạo nên một khoảng
cách vô cùng, không thể nào thu hẹp, chẳng thể nào vượt qua giữa “ ở đây” và “ngoài
kia”. Nhận thức về điều đó, Hàn Mặc Tử để thể hiện nỗi băn khoăn” Ai biết tình
ai có đậm đà?” Đại từ “ai” có thể hiểu là tác giả cũng có thể hiểu là người
ngoài kia. Điều khiến thi sĩ băn khoăn ở đây chính là sự đậm đà của tình người.
Với thể thơ thất ngôn, lời thơ siêu thực
tượng trưng của phương Tây, nghệ thuật nhân hóa,bút pháp gợi tả, bài thở Đây
Thôn Vĩ Dạ là bức trang đẹp về miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người
tha thiết yêu đời, yêu người.Qua bài thơ, ta cũng cảm nhận sâu sắc hơn về phong
cách thơ nhẹ nhàng đầy lãng mạn của Hàn Mặc Tử, như ông vẫn hay viết:
“ Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Trăng nằm yên trên cảnh liễu đợi chờ
Ai mua trăng tôi
bán trăng cho
Chẳng bán tình
duyên ước hẹn thề”.