VIT MT ĐON VĂN KHONG 200-400 T SUY NGHĨ CA BN V VN ĐỀ “CHIN TRANH VÀ HOÀ BÌNH”


Bài Làm

      Trong quá khứ xa xôi, kể từ khi con người học cách sống trong cộng đồng, các cuộc chiến đã nổ ra thường xuyên ở nhiều nơi trên thế giới. Trên thực tế, lịch sử của nhân loại chủ yếu là những ghi chép các trận đánh trong quá khứ giữa các cộng đồng và quốc gia. Chiến tranh chủ yếu là do tham vọng của con người. Thời kỳ sơ khai, nhiều cộng đồng sống một cuộc sống rất khó khăn, có thể là do thiếu nhiều lợi thế địa lý hay năng lực trí tuệ. Do đó, sự thịnh vượng của các cộng đồng khác làm dấy lên lòng tham và sự ghen tị của họ. Cứ như thế, chiến tranh giữa các cộng đồng đã trở nên không thể tránh khỏi. Một bên chiến đấu để chinh phục cộng đồng thịnh vượng để giành quyền kiểm soát các phương tiện tạo dựng sự thịnh vượng, và phai bên kia thì chiến đấu để bảo vệ độc lập và lối sống của họ. Thời gian trôi qua, cộng đồng phát triển thành các đất nước, khi đó chiến tranh đã diễn ra trên một quy mô lớn hơn, nhưng nguyên nhân cơ bản của nó vẫn không hề thay đổi. Đôi khi chiến tranh lại vì những mục đích khác, ví dụ như khi người lãnh đạo quốc gia đó muốn bắt giữ một người phụ nữ để thoả mãn dục vọng. Tuy nhiên, chiến thắng trong chiến tranh lại khuấy động tham vọng của nhiều quốc gia. Chiến tranh thời đó là vì sự thống trị và mở rộng quyền lực. Một số quốc gia nhỏ sớm chịu sự thống trị của một quốc gia hùng mạnh hơn, mà sau đó phát triển thành một đế chế. Ví dụ, Đế chế La Mã ra đời chủ yếu bởi các cuộc chinh phục. Thậm chí đôi khi những tham vọng riêng của một số cá nhân đã trở thành nguyên nhân gây chiến. Tham vọng chinh phục thế giới của Napoleon và Hitler đã gây ra nhiều trận đanh, trong đó hàng triệu người, không tính già trẻ đã phải bỏ mạng. Tuy thế, sự tàn phá do chiến tranh cũng luôn luôn đanh thức lương tâm của một số quốc gia, thế là những nỗ lực ngăn chặn chiến tranh trong tương lai bắt đầu được thực hiện bởi các quốc gia như vậy. Các nhà lãnh đạo của họ nhiều khi đã gặp nhau trong tiến trình lịch sử để thảo luận về hoà bình và tìm cách loại bỏ những nguyên nhân của chiến tranh. Nó là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Liên Hợp Quốc ngày nay đang làm hết sức mình để duy trì hoà bình giữa các quốc gia, sau khi sự thất bại của việc thành lập Liên đoàn các quốc gia. Nhưng thay vào đó, khát vọng lại dẫn đến nhiều cuộc chiến tranh hơn nữa, vì hoà bình thường đòi hỏi phải hy sinh những tham vọng của nước khai chiến. Các cuộc chiến tranh của Napoleon và Hitler chỉ có thể kết thúc bằng các chiến đấu nhiều hơn để tiêu diệt những kẻ này, kẻ phải chịu trách nhiệm cho những đau khổ lớn nhất trong lịch sử thế giới. Tuy nhiên, tham vọng của con người lại thờ ơ với những bài học lịch sử. Trong thời gian chiến tranh, con người kiếm tìm hoà bình; nhưng khi có hoà bình thì lại có ý định bắt đầu chiến tranh. Một khi chiến tranh bắt đầu, những kẻ khơi mào cuối cùng sẽ bị tiêu diệt. Nhưng các quốc gia và cá nhân đầy tham vọng vẫn còn đang cố mở rộng quyền lực. Không may cho họ là họ luôn bị phản đối bởi những người yêu chuộng hoà bình. Như vậy, chiến tranh vẫn sẽ tồn tại, trong khi đó nỗ lực đạt được hoà bình thế giới vẫn luôn được duy trì.

Bài viết gợi ý: