ÔN LUYỆN TIẾN HÓA – SINH THÁI HỌC (Phần 1)
Câu 1: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, nhân tố có vai trò định hướng quá trình tiến là:
A. Đột biến.
B. Giao phối ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 2: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên:
A. Kiểu gen.
B. Alen.
C. Kiểu hình.
D. Gen.
Câu 3: Một quần thể sinh vật ngẫu phối, xét một gen có hai alen, alen A trội hoàn toàn so với alen a. Giả sử dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, cấu trúc di truyền của quần thể này ở các thế hệ như sau: Phát biểu nào sau đây đúng về tác động của chọn lọc tự nhiên đối với quần thể này:
Thế hệ |
Cấu trúc di truyền |
P |
0,50AA + 0,30Aa + 0,20aa = 1 |
F1 |
0,45AA + 0,25Aa + 0,30aa = 1 |
F2 |
0,40AA + 0,20Aa + 0,40aa = 1 |
F3 |
0,30AA + 0,15Aa + 0,55aa = 1 |
F4 |
0,15Aa + 0,10Aa + 0,75aa = 1 |
A. Chọn lọc tự nhiên đào thải những kiểu gen dị hợp và đồng hợp lặn.
B. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình trội.
C. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử.
D. Chọn lọc tự nhiên đang đào thải các cá thể có kiểu hình lặn.
Câu 4: Nhân tố tiến hóa nào sau đây vừa có thể làm phong phú vốn gen của quần thể vừa có thể làm thay đổi tần số alen của quần thể?
A. Di – Nhập gen.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 5: Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu hình và gián tiếp làm thay đổi tần số kiểu gen.
II. Chọn lọc tự nhiên chống lại alen trội có thể nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể.
III. Trong quần thể ngẫu phối, chọn lọc tự nhiên chống lại alen lặn không bao giờ loại hết alen lặn ra khỏi quần thể.
IV. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.
Câu 6: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 4 thế hệ liên tiếp, người ta thu được kết quả sau:
Thành phần KG |
Thế hệ F1 |
Thế hệ F2 |
Thế hệ F3 |
Thế hệ F4 |
AA |
0,5 |
0,6 |
0,65 |
0,675 |
Aa |
0,4 |
0,2 |
0,1 |
0,05 |
Aa |
0,1 |
0,2 |
0,25 |
0,275 |
Nhân tố gây nên sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể trên qua các thế hệ là:
A. Đột biến.
B. Giao phối ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố không ngẫu nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 7: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào sau đây có vai trò cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa?
A. Đột biến.
B. Giao phối ngẫu nhiên.
C. Các yếu tố không ngẫu nhiên.
D. Giao phối không ngẫu nhiên.
Câu 8: Theo tiến hóa hiện đại, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Các cơ chế cách li có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới.
(2) Tiến hóa không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền.
(3) Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động lên quần thể khi điều kiện sống của quần thể thay đổi.
(4) Loài mới không thể được hình thành nếu không có sự cách li địa lí.
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 9: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở kỉ:
A. Than đá.
B. Đệ tứ.
C. Phấn trắng.
D. Đệ tam.
Câu 10: Trong lịch sử phát triển của sự sống trên Trái đất, thực vật có hoa xuất hiện ở:
A. Kỉ Silua.
B. Kỉ Cambri.
C. Kỉ Cacbon.
D. Kỉ Krêta.
Câu 11: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, thực vật có hạt xuất hiện ở kỉ nào sau đây:
A. Kỉ Silua.
B. Kỉ Cambri.
C. Kỉ Cacbon.
D. Kỉ Krêta.
Câu 12: Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào không đúng:
A. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều trung gian chuyển tiếp.
B. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa.
C. Hình thành loài là quá trình tích lũy các biến đổi đồng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật.
D. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật.
Câu 13: Hình thành loài mới:
A. Khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn.
B. Bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật.
C. Bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên.
D. Ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa.
Câu 14: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa lí), nhân tố trực tiếp gây ra sự phân hóa vốn gen của quần thể gốc là:
A. Cách li địa lí.
B. Cách li sinh thái.
C. Tập quán hoạt động.
D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 15: Khi nói về quá trình hình thành loài mới theo quan niệm tiến hóa của thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa xảy ra phổ biến ở thực vật.
B. Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra một cách chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
C. Hình thành loài là quá trình tích lũy các biến đổi hàng loạt do tác động trực tiếp của ngoại cảnh hoặc do tập quán hoạt động của động vật.
D. Hình thành loài bằng con đường sinh thái thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển xa.
Câu 16: Khi nói về điểm khác nhau cơ bản giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây đúng:
A. Hệ sinh thái nhân tạo thường kém ổn định hơn hệ sinh thái tự nhiên.
B. Hệ sinh thái nhân tạo thường có lưới thức ăn phức tạp hơn hệ sinh thái tự nhiên.
C. Hệ sinh thái nhân tạo thường có khả năng tự điều chỉnh cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
D. Hệ sinh thái nhân tạo thường có độ đa dạng sinh học cao hơn hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 17: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Giới hạn sinh thái của một nhạn tố sinh thái là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó.
II. Ở sinh thái của một loài chính là nơi ở của chúng.
III. Các loài có ổ sinnh thái trùng nhau càng nhiều thì sự canh tranh giữa chúng càng gay gắt.
IV. Kích thước thức ăn, hình thức bắt mồi… của mỗi loài tạo nên các ở sinh thái về dinh dưỡng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 18: Khi nói về chu trình nitơ trong sinh quyển, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng:
I. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng NH4+ và NO3-.
II. Trong tự nhiên, N2 có thể chuyển hóa NH4+ nhờ hoạt động của vi khuẩn cố định nitơ.
III. Trong đất, NO3- có thể chuyển hóa thành N2 do hoạt động của vi khuẩn phản nitrat hóa.
IV. Nếu không có hoạt động của các sinh vật tiêu thụ thì chu trình nitơ trong tự nhiên không xảy ra.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 19: Trên tro tàn núi lửa xuất hiện quần xã tiên phong. Quần xã này sinh sống và phát triển làm tăng độ ẩm và làm giàu thêm nguồn dinh dưỡng hữu cơ, tạo thuận lợi cho có thay thế. Theo thời gian, sau có là tráng cây thân thảo, thân gỗ và cuối cùng là rừng nguyên sinh. Theo lý thuyết, khi nói về quá trình này, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Đây là quá trình diễn thế sinh thái.
II. Rừng nguyên sinh là quần xã đỉnh cực của quá trình biến đổi này.
III. Độ đa dạng sinh học giảm dần trong quá trình biến đổi này.
IV. Một trong những nguyên nhân gây ra quá trình biến đổi này là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 20: Khi nói về lưới thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quần xã sinh vật có độ đa dạng càng cao thì lưới thức ăn trong quần xã càng phức tạp.
B. Trong lưới thức ăn, một loài sinh vật có thể tham gia vào nhiều chuỗi thức ăn khác nhau.
C.Trong lưới thức ăn, mỗi loài sinh vật chỉ thuộc một bậc dinh dưỡng nhất định.
D. Trong một chuỗi thức ăn, một mắt xích chỉ có một loài sinh vật.
Câu 21: Cho chuỗi thức ăn: Cây lúa → Sâu ăn lá lúa → Ếch đồng → Rắn hổ mang → Đại bàng. Trong chuỗi thức ăn này đại bàng là sinh vật tiêu thụ bậc mấy:
A. Bậc 4.
B. Bậc 1.
C. Bậc 3.
D. Bậc 2.
Câu 22: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Khi nói về chuỗi thức ăn này có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Quan hệ sinh thái giữa tất cả các loài trong chuỗi thức ăn này đều là quan hệ cạnh tranh.
II. Quan hệ dinh dưỡng giữa sâu ăn lá ngô và nhái dẫn đến hiện tượng khống chế sinh học.
III. Sâu ăn lá ngô, nhái, rắn hổ màn và diều hâu đều là sinh vật tiêu thụ.
IV. Sự tăng, giảm số lượng nhái sẽ ảnh hưởng đến sự tăng giảm số lượng rắn hổ mang.
A. 2.
B. 1.
C. 3.
D. 4.
Câu 23: Khi nói về hệ sinh thái trên cạn, phát biểu nào sau đây đúng:
A. Thực vật đóng vai trò chủ yếu trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào quần xã.
B. Sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là không đáng kể.
C. Vật chất và năng lượng đều được trao đổi theo vòng tuần hoàn kín.
D. Vi khuẩn là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.
Câu 24: Khi nói về ổ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Ổ sinh thái của một loài là nơi ở của loài đó.
II. Ổ sinh thái đặc trưng cho loài.
III. Các loài sống trong một sinh cảnh và cùng sử dụng một nguồn thức ăn thì chúng có xu hướng phân li ổ sinh thái.
IV. Kích thước thức ăn, loại thức ăn của mỗi loài tạo nên các ổ sinh thái về dinh dưỡng.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 25: Trong một quần xã sinh vật trên cạn, châu chấu và thỏ sử dụng cỏ làm thức ăn; châu chấu là nguồn thức ăn của chim sâu và gà. Chim sâu, gà và thỏ đều là nguồn thức ăn của trăn. Khi phân tích mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã trên, phát biểu nào sau đây đúng:
A. Châu chấu và thỏ có ổ sinh thái dinh dưỡng khác nhau.
B. Gà và chim sâu đều là sinh vật tiêu thụ bậc 3.
C. Trăn là sinh vật có sinh khối lớn nhất.
D. Trăn có thể thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3 hoặc bậc dinh dưỡng cấp 4.
Câu 26: Có bao nhiêu hoạt động sau đây có thể dẫn đến hiệu ứng nhà kính?
I. Quang hợp ở thực vật.
II. Chặt phá rừng.
III. Đốt nhiên liệu hóa thạch.
IV. Sản xuất công nghiệp.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 27: Có bao nhiêu hoạt động sau đây nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên?
(1) Cải tạo đất, nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
(2) Bảo vệ các loài sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng.
(3) Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch.
(4) Giáo dục môi trường nhằm nâng cao hiểu biết của toàn dân về môi trường.
(5) Khai thác và sử dụng hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 28: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
B. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 29: Môi trường sống của các loài giun kí sinh:
A. Môi trường đất.
B. Môi trường nước.
C. Môi trường trên cạn.
D. Môi trường sinh vật.
Câu 30: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài.
B. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
C. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
D. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.
¯ Đáp án:
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
Đáp án |
C |
C |
B |
A |
A |
D |
A |
A |
C |
D |
Câu |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
Đáp án |
C |
C |
B |
D |
C |
A |
B |
C |
C |
C |
Câu |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
Đáp án |
A |
C |
A |
C |
D |
C |
A |
C |
D |
D |