ÔN TẬP DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ

 

I. PHẦN LÍ THUYẾT

1. Khái niệm:

- Đặc trưng của quần thể: là vốn gen của quần thể đó. Vốn gen là tập hợp tất cả các alen trong quần thể.

→ Vốn gen của quần thể được biểu hiện ở 2 đặc điểm là tần số alen và tần số kiểu gen.

+ Thành phần kiểu gen (hay tần số kiểu gen): Là tỉ lệ giữa số cá thể mang kiểu gen nào đó với tổng số cá thể trong quần thể.

+ Tần số alen: là tỉ lệ giữa số alen nào đó trên tổng số alen của tất cả các alen khác nhau (thuộc cùng một gen) trong quần thể.

2. Cấu trúc di truyền của quần thể

- Khi xét cấu trúc di truyền của một quần thể, có nghĩa là ta xét đến

+ Thành phần kiểu gen (tần số kiểu gen).

+ Tần số các alen trong quần thể.

- Những đặc trưng này có sự biến thiên khác nhau trong quần thể tự phối và quần thể ngẫu phối.

a) Quần thể tự phối:

- Quần thể tự phối là quần thể mà trong đó các cá thể không có sự giao phối ngẫu nhiên với nhau, con được sinh ra do quá trình tự thụ phấn (hay giao phối cận huyết). Đây là dạng đặc trưng hầu như chỉ có ở quần thể thực vật.

- Trong quần thể tự phối:  

+ Thành phần kiểu gen thay đổi theo hướng tăng dần tỉ lệ dị hợp, giảm dần tỉ lệ đồng hợp (bao gồm cả đồng hợp trội và đồng hợp lặn).

+ Tần số alen không đổi qua các thế hệ tự phối cho dù thành phần kiểu gen có sự biến động. Đây là đặc điểm rất đặc trưng mà em phải nhớ.

- Cấu trúc di truyền của quần thể không tuân theo định luật Hacđi - Vanbec.

b) Quần thể ngẫu phối:

- Quần thể ngẫu phối là quần thể mà trong đó các cá thể giao phối tự do với nhau và được cách li ở mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận thuộc loài đó.

- Trong quần thể ngẫu phối: (đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối) cấu trúc di truyền của quần thể tuân theo định luật Hacđi - Vanbec:

- Trong những điều kiện nhất định, trong lòng một quần thể có kích thước lớn, ngẫu phối, tần số tương đối của các alen của mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi qua các thế hệ.

- Điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi - Vanbec:

+ Số lượng cá thể phải đủ lớn và không xảy ra biến động di truyền. Trong một khoảng thời gian nhất định, điều kiện này có thể được đáp ứng, nhất là ở những quần thể tách biệt với môi trường bên ngoài.

+ Các các thể trong quần thể phải giao phối ngẫu nhiên với nhau. Tức là không có sự chọn lọc trong quá trình giao phối. Đây là điều kiện khó xảy ra trong thực tế.

+ Giá trị thích nghi của các kiểu gen khác nhau là như nhau. Điều kiện này chỉ được thỏa ở một số tính trạng, phổ biến là các tính trạng số lượng có sự di truyền theo qui luật tương tác cộng gộp - các alen khác nhau có vai trò như nhau trong việc hình thành kiểu hình, và phần lớn chúng không anh hưởng nhiều đến sức sống của cá thể.

+ Không có áp lực của đột biến và chọn lọc tự nhiên → Rõ ràng đây là điều kiện khó đáp ứng nhất.

+ Không có hiện tượng di nhập gen. Có thể được đáp ứng với những quần thể sống tách biệt với các quần thể khác.

(Định luật Hacđi - Vanbec là có tính lí thuyết. Nó không được nghiệm đúng trong tất cả các trường hợp. Trong một khoảng thời gian nhất định, định luật này có thể được áp dụng).

- Ý nghĩa:

+Giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể ổn định trong thời gian dài

+Từ tần số tương đối của các alen có thể dự đoán tỉ lệ kiểu gen, tỉ lệ kiểu hình của quần thề. Hay ngược lại.

 

3. Những yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng di truyền của quần thể

3.1. Đột biến

- Đột biến làm cho mỗi gen phát sinh nhiều alen, đây chính là nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

- Trường hợp xảy ra đột biến: alen A đột biến thành alen a với tần số là u.

+ Thế hệ xuất phát: tần số tương đối của alen A là po.

+ Thế hệ thứ nhất: có u alen A bị biến đổi thành alen a do đột biến. Tần số tương đối của alen A là p1= po - u.po= po(1 - u).

+ Thế hệ thứ hai: có u alen A bị biến đổi thành alen a do đột biến. Tần số tương đối của alen A là p2= p1 - up1= po(1 - u) - u.po(1 - u) 

+ Thế hệ thứ n: tần số alen A: pn(A) = po(1- u).n

3.2. Di nhập gen

- Trường hợp một số cá thể từ quần thể cho nhập cư vào quần thể nhận thì sẽ làm thay đổi tần số alen của quần thể nhận như sau: ∆p = M(p - p’).

+ ∆p: lượng biến thiên về tần số alen trong quần thể nhận.

+ M: tỉ lệ số cá thể nhập cư trong quần thể nhận sau khi xảy ra sự nhập cư.

+ p: tần số tương đối của alen A (hoặc a) của quần thể cho.

+ p’: tần số tương đối của alen A (hoặc a) của quần thể nhận.

3.3. Chọn lọc

- Sau khi xảy ra sự chọn lọc (tự nhiên hoặc nhân tạo) thì tần số alen sẽ thay đổi.

- Tần số alen sau chọn lọc sẽ thay đổi qua các thể hệ. Do đó cần phải xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau khi xảy ra chọn lọc và tính tần số alen ở thế hệ mà đề bài yêu cầu.

 

II. MỘT SÔ CÔNG THỨC CẦN NHỚ

1. Xác định tần số alen:

- Một cách tổng quát, tần số tương đối của các kiểu gen trong quần thể có thể kí hiệu như sau:

x AA : y Aa : z aa

Theo đó, công thức tính tần số tương đối của các alen A và a lần lượt là: p(A) = x + $\frac{y}{2}$ ; q(a) = z + $\frac{y}{2}$

- Nếu có tần số tuyệt đối (số lượng cá thể mang từng kiểu gen khác nhau): xAA : yAa : zaa

p(A) = $\frac{2X+Y}{2M}$       ;     q(a) = $\frac{2Z +Y}{2M}$

M - tổng số cá thể trong quần thể

2. Kiểm tra trạng thái cân bằng của quần thể ngẫu phối:

- Lưu ý là quần thể tự phối không cân bằng qua nhiều thế hệ, nên việc kiểm tra trạng thái cân bằng của quần thể này là “dư thừa”.

- Có 2 điều kiện phổ biến được dùng để kiểm tra.

 

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài 1: Thế nào là một quần thể sinh vật? Tại sao các quần thể cùng loài thường khác nhau về một số đặc điểm di truyền?

Lời giải:

- Quần thể là mức độ tổ chức sự sống trên mức cá thể. Quần thể bao gồm nhiều cá thể cùng loài, cùng tồn tại trong một không gian xác định, thời gian xác định. Các cá thể trong cùng một quần thể có mối quan hệ với nhau về di truyền qua con đường sinh sản.

- Quần thể giao phối và quần thể không giao phối bao gồm các hình thức sinh sản khác như: quần thể tự phối, quần thể giao phối có chọn lọc, quần thể ngẫu phối và quần thể sinh sản vô tính.

- Về mặt di truyền, quần thể ngẫu phối có độ đa dạng cao và là đối tượng nghiên cứu chính của di truyền học quần thể. Quần thể giao phối gần và tự thụ phấn trong tự nhiên sẽ phân hoá thành các dòng thuần về các gen đặc trưng.

- Những loài có khu phân bố rộng sẽ bao gồm nhiều quần thể, giữa các quần thể cùng loài có sự cách li tương đối do những điều kiện không thuận lợi của môi trường sống. Mặc dù giữa các quần thể cùng loài vẫn có thể có di cư của các cá thể từ quần thể này sang quần thể khác nhưng sự cách li trong không gian, kéo dài qua thời gian sẽ hình thành những dấu hiệu đặc trưng trong cấu trúc di truyền của mỗi quần thể. Mỗi quần thể có một vốn gen đặc trưng và được duy trì tương đối ổn định qua nhiều thế hệ nên quần thể sinh vật được xem là đơn vị tồn tại thực tế của loài trong tự nhiên.

 

Bài 2: Vốn gen của quần thể là gì? Vốn gen có phải là cấu trúc di truyền đặc trưng của quần thể không?

Lời giải:

- Vốn gen là tập hợp của tất cả các alen của tất cả các gen trong quần thể tại một thời điểm xác định. Vốn gen của quần thể khó xác định một cách chính xác vì nó luôn thay đổi nhưng do sự cách li tương đối giữa các quần thể cùng loài nên mỗi quần thể vẫn có một vốn gen đặc trưng và phân biệt với các quần thể khác.

- Để phân biệt các quần thể cùng loài, người ta không khảo sát toàn bộ vốn gen (không thể khảo sát được) mà chỉ căn cứ vào một hoặc một số gen đặc trưng của quần thể. Các quần thể khác nhau sẽ có các giá trị khác nhau về tần số các alen và tần số các kiểu gen về những gen đặc trưng

→ Vậy, cấu trúc di truyền đặc trưng của quần thể giao phối dựa vào tần số các alen và tần số các kiểu gen về một số gen đặc trưng chứ không dựa vào toàn bộ vốn gen.

 

Bài 3: Xét một gen đặc trưng có 2 alen A và a. Một quần thể ban đầu (P) có thành phần kiểu gen như sau: 0,50 AA : 0,40 Aa : 0,10 aa.

a) Tính tần số của các alen A và a.

b) Xác định thành phần kiểu gen của quần thê ở thế hệ F1 nếu cho p ngẫu phối. Nhận xét về thành phần kiểu gen của F1, dự đoán thành phần kiểu gen của F2 nếu cho F1 tiếp tục ngẫu phối.

c) Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F2 nếu cho F2 tự phối (tự thụ phấn hoặc giao phối gần) bắt buộc. Gọi d, h, r lần lượt là tần số của các kiểu gen AA, Aa và aa.

Lời giải:

a) Gọi p(A) là tần số của alen A và q(a) là tần số của alen a:

Tính tần số của các alen A và a.

Ta có p(A) = d + $\frac{h}{2}$ = 0,5 + $\frac{0,4}{2}$ = 0,7 ; q(a) = r + $\frac{h}{2}$ = 0,1 + $\frac{0,4}{2}$ = 0,3

b) Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F1 nếu cho p ngẫu phối:
     Nếu quần thể đủ lớn và quá trình giao phối diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên, không chịu áp lực của đột biến và chọn lọc tự nhiên thì thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F1 là:

 

Giao tử

P(A) = 0,7

q(a) = 0,3

p(A) = 0,7

P2(AA) = 0,49

pq(Aa) = 0,7 x 0,3 = 0,21

q(a) = 0,3

pq(Aa) = 0,7x0,3 = 0,21

q2(aa) = 0,09

 

F1 = 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa.

Nếu tiếp tục cho F1 ngẫu phối ta có: p(A) = d + $\frac{h}{2}$ = 0,49 + $\frac{0,42}{2}$ = 0,7

q(a) = r +$\frac{h}{2}$ = 0,09 + $\frac{0,42}{2}$ = 0,3. Thành phần kiểu gen của F2 = 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa.

     Khi thành phần kiểu gen của quần thể có dạng p2AA+2pqAa+q2aa=1 thì quần thể ngẫu phối đã đạt trạng thái cân bằng di truyền theo Hacđi - Vanbec.

Nhận xét: Quần thể p chưa đạt trạng thái cân bằng di truyền, cho ngẫu phối một thế hệ, quần thể F1 đã đạt trạng thái cân bằng di truyền.

c) Xác định thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F2 nếu cho F1 tự phối bắt buộc:

     Khi cho F1 tự phối bắt buộc thì các cá thể mang gen đồng hợp AA hoặc aa vẫn cho đời con là những thể đồng hợp AA hoặc aa nhưng các cá thể mang gen dị hợp Aa sẽ cho 2 loại giao tử A = giao tử a nên đời con sẽ có tỉ lệ kiểu gen 1/4 AA : 2/4 Aa : 1/4 aa. Hay nói cách khác, cứ mỗi thế hệ cho tự phối thì tỉ lệ kiểu gen dị hợp giảm 1/2 và tỉ lệ các kiểu gen đồng hợp tăng lên tương ứng.

    Cho F1 = 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa tự phối bắt buộc ta có: F1 = 0,595 AA : 0, 210 Aa : 0,195 aa

→ Nhận xét: Quần thể F2 đã cân bằng di truyền, cho tự phối một thế hệ, quần thể F2 không cân bằng di truyền.

Bài 4: Một quần thể tự phối, thế hệ xuất phát (P) có tỉ lệ kiểu gen là 50% Aa : 50% aa, đến thế hệ F3 thì cấu trúc di truyền của quần thể sẽ như thế nào? Nếu một quần thể ngẫu phối cũng có thế hệ xuất phát (P) với tần số kiểu gen như trên thì đến thế hệ F3, cấu trúc di truyền của quần thể sẽ như thế nào?

Lời giải:

P có 50% Aa : 50% aa tự phối liên tiếp 3 thế hệ đến F3:

Tỉ lệ kiểu gen Aa ở F3=50%× $(\frac{1}{2})^{3}$

Tỉ lệ kiểu gen AA ở F3=0,5−$\frac{0,0625}{2}$=0,21875=21,875%

Tỉ lệ kiểu gen aa ở F3 = 50% + 21,875% = 71,875%

Vậy, thành phần kiểu gen của quần thể F3 là:  0,21875 AA : 0,0625 Aa : 0,71875 aa

Nếu quần thể ngẫu phối p có 50% Aa : 50% aa ngẫu phối liên tiếp 3 thế hệ đến F3:

p(A)=$\frac{0,5}{2}$=0,25;

q(a)=$\frac{0,5}{2}$+0,5=0,75

Thành phần kiểu gen của quần thể F1 thoả mãn công thức Hacđi - Vanbec:

→  F1=0,252AA : 2×0,25×0,75Aa : 0,752aa=0,0625AA : 0,375Aa:0,5625aa

    Cho F1 ngẫu phối đến F3, thành phần kiểu gen của quần thể vẫn không đổi: F3= 0,0625 AA : 0,375 Aa : 0,5625 aa

 

Bài 5 : Trong một quần thể gia súc đã cân bằng di truyền, thống kê được có 25% số cá thể có lông dài với kiểu gen bb, còn lại có lông ngắn ; biết lông ngắn là tính trạng trội hoàn toàn so với lông dài.

a) Tính tần số của các alen B và b.

b) Tỉ lệ kiểu gen của quần thể như thế nào?

c) Nếu như quần thể có 8800 cá thể thì số cá thể đực lông ngắn ước lượng có bao nhiêu? (Giả sử tỉ lệ đực : cái là 1,2/1).

Lời giải:

Quần thể cân bằng di truyền có thành phần kiểu gen thoả mãn công thức Hacđi - Vanbec:

p2BB + 2pqBb+ q2bb =1→q2=0,25→q=0,5→p=1−q=0,5

a) Tần số của các alen B và b

p(B) = 0,5; q(b) = 0,5

b) Tỉ lệ kiểu gen của quần thể là 0,25 BB : 0,50 Bb : 0,25 bb

c) Số cừu lông ngắn = 0,75 x 8800 con = 6600

Gọi số cừu đực lông ngắn là a, số cừu cái lông ngắn là b, ta có:

1,2b+1b=6600→b=6600/2.2=3000

→a=6600−3000=3600

 

III. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Chọn phương án trả lời đúng hoặc đúng nhất:

1. Định luật Hacđi - Vanbec phản ánh điều gì?

A. Sự biến động của tần số các alen trong quần thể.

B. Sự không ổn định của các alen trong quần thể.

C. Sự cân bằng di truyền trong quần thể giao phối.

D. Sự biến động của tần số các kiểu gen trong quần thể.

2. Điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec là gì?

A. Không có sự di chuyển gen giữa các quần thể lân cận cùng loài.

B. Quần thể đủ lớn và có sự giao phối ngẫu nhiên.

C. Không có đột biến và chọn lọc tự nhiên.

D. Cả A, B và C

3. Ứng dụng quan trọng của định luật Hacđi - Vanbec là

A. biết số cá thể mang kiểu hình lặn trong một quần thể cân bằng di truyền có thể tính được tần số các alen và tần số các kiểu gen.

B. trong quần thể sinh sản hữu tính thường xuyên xảy ra quá trình biến dị.

C. Tần số các alen của một gen trong quần thể có xu hướng duy trì ổn định qua các thế hệ.

D. mặt ổn định của quần thể ngẫu phối cũng có ý nghĩa quan trọng như mặt biến đổi trong sự tiến hoá.

4. Quần thể ngẫu phối được xem là đơn vị sinh sản, đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên vì

A. mỗi quần thể có số lượng cá thể ổn định tương đối qua các thế hệ.

B. có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong quần thể.

C. mỗi quần thể chiếm một khoảng không gian xác định Có sự giao phối ngẫu nhiên và tự do giữa các cá thể trong cùng một quần thể và cách li tương đối với các cá thể thuộc quần thể khác.

D. sự giao phối trong nội bộ quần thể xảy ra không thường xuyên.

5. Trong một quần thể tự phối thì thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng

A. phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau.

B. ngày càng phong phú, đa dạng về kiểu gen

C. tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp.

D. ngày càng ổn định về tần số các alen.

6. Trong một quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra

A. vốn gen của quần thể.

B. tần số của các alen và tỉ lệ các kiểu gen.

C. thành phần các gen alen đặc trưng của quần thể

D. tính ổn định của quần thể

7. Trong một quần thể ngẫu phối, nếu một gen có 3 alen a1, a2, a3 thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra

A. 4 tổ hợp kiểu gen.

B. 6 tổ hợp kiểu gen.

C. 8 tổ hợp kiểu gen.

D. 10 tổ hợp kiểu gen.

8. Trong quần thể ngẫu phối khó tìm được hai cá thể giống nhau vì

A. một gen thường có nhiều alen.

B. số biến dị tổ hợp rất lớn.

C. các cá thể giao phối ngẫu nhiên và tự do.

D. số gen trong kiểu gen của mỗi cá thể rất lớn.

9. Bệnh bạch tạng ở người do gen lặn b trên NST thường. Trong một quần thể cân bằng di truyền có tỉ lệ người bị bạch tạng (bb) khoảng 0,00005 thì tỉ lệ những người mang kiểu gen Bb là

A. 1,4%.

B. 0,08%.

C. 0,7%.

D.0,3%.

10. Một khu vườn thí nghiệm trồng 50 cây ớt chuông có 25 cây có kiểu gen dị hợp, số còn lại là đồng hợp trội. Cho các cây tự thụ phấn bắt buộc liên tiếp thì đến thế hệ F4 tỉ lệ kiểu gen là bao nhiêu?

A. 25% AA : 50% Aa : 25% aa.

B. 98,4375% AA : 1,5625 % Aa : 0% aa

C. 73,4375% AA : 3,125% Aa : 23,4375% aa

D. 49,21875% AA : 1,5625% Aa : 49,21875% aa.

11. Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi - Vanbec?

A. Các kiểu gen khác nhau có sức sống khác nhau.

B. Quần thể đủ lớn, xảy ra giao phối tự do giữa các cá thể

C. Không xảy ra chọn lọc tự nhiên, không có hiện tượng di - nhập gen.

D. Không phát sinh đột biến. 

12. Một quần thể thực vật, thế hệ xuất phát p có 100% thể dị hợp (Aa). Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ %Aa ở thế hệ thứ nhất và thứ hai lần lượt là

A. 0,5%; 0,5%.

C. 50% ; 25%.

B. 75% ; 25%.

D. 0,75% ; 0,25%

13. Trong một quần thể giao phối có tỉ lệ phân bố các kiểu gen ở thế hệ xuất phát là 0,04BB + 0,32Bb + 0,64bb = 1, tần số của các alen p(B) và q(b) là

A. p(B) = 0,64 và q(b) = 0,36.

B. p(B) = 0,4 và q(b) = 0,6.

C. P(B) = 0,2 và q(b) = 0,8.

D. p(B) = 0,75 và q(b) = 0,25.

14. Trong một quần thể ngẫu phối, không có chọn lọc, không có đột biến, tần số của các alen thuộc một gen nào đó

A. không có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể.

B. chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen.

C. chịu sự chi phối của các quy luật di truyền liên kết và hoán vị gen.

D. có tính ổn định và đặc trưng cho từng quần thể.

15. Trong một quần thể ngẫu phối, xét 2 gen alen là D và d, biết tỉ lệ của gen d là 20% thì cấu trúc di truyền của quần thể là

A. 0,64DD + 0,32Dd + 0,04dd.

B. 0,04DD + 0,32Dd + X, 64dd

C. 0,32DD + 0,64Dd + 0,04dd

D. 0,25DD + 0,50Dd + 0,25dd.

16. Nhóm máu MN ở người do 1 gen gồm 2 alen M và N quy định, alen M đồng trội so với N. Kiểu gen MM, MN, NN lần lượt quy định các kiểu hình nhóm máu M, MN, N. Nghiên cứu một quần thể có 730 người gồm 22 người nhóm máu M, 216 người nhóm máu MN và 492 người nhóm máu N. Tần số của alen M và N trong quần thể là

A. M = 82,2% ; N = 17,8%.

B. M = 35,6% ; N = 64,4%.

C. M = 50% ; N = 50%.

D. M = 17,8% ; N = 82,2%.

17. Ứng dụng định luật Hacđi - Vanbec trong một quần thể ngẫu phối cách li với các quần thể khác, không có đột biến và chọn lọc tự nhiên, người ta có thể tính được tần số các alen về một gen đặc trưng khi biết được số cá thể

A. kiểu hình trội.

B. kiểu hình lặn.

C. kiểu hình trung gian.

D. kiểu gen dị hợp 

18. Cấu trúc di truyền của một quần thể thực vật tự thụ phấn như sau: 0,5AA : 0,5aa. Giả sử, quá trình đột biến và chọn lọc không đáng kể thì thành phần kiểu gen của quần thể sau 4 thế hệ là

A. 25% AA : 50% Aa : 25% aa..

B. 25% AA : 50% aa : 25% Aa.

C. 50% AA : 50% Aa.

D. 50% AA : 50% aa.

19. Điều nào dưới đây nói về quần thể ngẫu phối là không đúng?

A. Các cá thể trong quần thể chỉ giống nhau ở những nét cơ bản và khác nhau về nhiều chi tiết.

B. Có sự đa dạng về kiểu gen tạo nên sự đa hình về kiểu hình.

C. Quá trình giao phối là nguyên nhân dẫn tới sự đa hình về kiểu gen.

D. Các cá thể trong quần thể khác nhau trong cùng một loài không thể giao phối với nhau.

20. Một quần thể người, nhóm máu o (kiểu gen I°I°) chiếm tỉ lệ 48,35% ; nhóm máu B (kiểu gen IBIO,IBIB) chiếm tỉ lệ 27,94% ; nhóm máu A (kiểu gen IAIO,IAIA) chiếm tỉ lệ 19,46% ; nhóm máu AB (kiểu gen ) chiếm tỉ lệ 4,25%. Tần số của các alen IA, IB và 1° trong quần thể này là

A. IA=0,69;IB=0,13;I∘=0,18.

B. IA=0,13;IB=0,18;I∘=0,69.

C. IA=0,17;IB=0,26;I∘=0,57

D. IA=0,18;IB=0,13;I∘=0,69.

21. Một quần thể cỏ, khả năng mọc trên đất nhiễm kim loại nặng như nicken được quy định bởi gen trội A. Trong một quần thể có sự cân bằng về thành phần kiểu gen, có 84 % hạt có thể nảy mầm trên đất nhiễm kim loại nặng. Tần số tương đối của các alen A và a là bao nhiêu?

A. p(A) = 0,4 ; q(a) = 0,6

B. p(A) = 0,6 ; q(a) = 0,4.

c. p(A) = 0,7 ; q(a) = 0,3.

D. p(A) = 0,5 ; q(a) = 0,5.

22. Trong một quần thể động vật ngẫu phối cứ 1000 con thì có 160 con biểu hiện tính trạng lặn về màu lông. Khi giảm phân tạo giao tử thì tỉ lệ giao tử mang gen trội / giao tử mang gen lặn là

A. 2/3.

B. 1,5.

C. 6,25.

D. 1/5.

23. Trong một quần thể ngô, tỉ lệ cây bạch tạng (aa) là 10 4. Tỉ lệ các cây ngô dị hợp tử (Aa) trong quần thể là

A. 0,990.

B. 0,198.

C. 1,980.

D. 0,0198. 

24. Bệnh mù màu ở một quần thể người có tỉ lệ nam mắc bệnh là 0,3. Giả sử tỉ lệ nam/nữ = 1/1 và tần số các alen là như nhau ở cả 2 giới. Tỉ lệ người nữ không biểu hiện bệnh nhưng có mang gen bệnh trong quần thể này là

A. 0,30.

B. 0,20.

C. 0,60.

D. 0,42.

25. Một quần thể ngẫu phối có 36% cá thể có kiểu gen AA, 28% cá thể có kiểu gen Aa, 36% cá thể có kiểu gen aa thì

A. sau một thế hệ giao phối ngẫu nhiên, kiểu gen aa chiếm tỉ lệ 0,25%.

B. quần thể đã cân bằng về mặt di truyền.

C. tần số của alen A trong quần thể là 60%.

D. sau một thế hệ cho tự phối bắt buộc, kiểu gen AA chiếm tỉ lệ 0,36%.

26. Trong một quần thể cân bằng di truyền xét 1 gen có 2 alen T và t quan hệ trội lặn hoàn toàn. Quần thể có 51% cá thể có kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành. Sau đó, điều kiện sống lại trở lại như cũ. Tần số của alen t sau một thế hệ ngẫu phối là

A. 0,58.

B. 0,41.

C. 0,7.

D. 0,3.

27. Cho biết tần số f (A) ở quần thể I = 0,5 và f(A) ở quần thể II = 0,6. Tốc độ di nhập gen từ quần thể II sang quần thể I là 10% thì sau một thế hệ nhập gen tần số alen f (A) ở quần thể I sẽ là

A. 0,60.

B. 0,51.

C. 0,55.

D. 0,49.

28. Một quần thể người trên một hòn đảo có 1000 phụ nữ và 1000 người đàn ông trong đó có 40 người đàn ông bị bệnh máu khó đông. Biết rằng bệnh máu khó đông do gen lặn trên NST giới tính X không có alen trên V, nếu quần thể đã cân bằng di truyền. Tần số phụ nữ bình thường nhưng mang gen gây bệnh là

A. 0,0384.

B. 0,0768.

C. 0,2408.

D. 0,1204.

29. Giả sử một quần thể thực vật giao phấn ban đầu có 100% cá thể mang gen dị hợp Aa. Sau một số thế hệ cho tự phối bắt buộc, tỉ lệ kiểu gen đồng hợp AA là 46,875%. Quần thể đã trải qua bao nhiêu thế hệ tự phối?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D.6.

30. Ở người nhóm máu ABO do các gen IA, IB, IO quy định. Gen IA quy định nhóm máu A đồng trội với gen IB quy định nhóm máu B vì vậy kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB, gen lặn IO quy định nhóm máu O. Trong một quần thể người, người ta thấy xuất hiện 1% có nhóm máu O và 28% nhóm máu AB. Tỉ lệ người có nhóm máu A và B của quần thể đó là

A. 63% và 8%

B. 62% và 9%.

C. 6% và 15%.

D. 49% và 22%.

 

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

Bài viết gợi ý: