Phương pháp giải nhanh bài tập NST

Loga.vn

Nội dung cần nắm:

  • Hiểu phương pháp giải bài tập NST

  • Vận dụng vào bài tập với kiến thức tổng hợp

 

A - LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM

Phương pháp giải bài tập dạng đột biến NST

 

Dạng đột biến cấu trúc NST

Xác định cấu trúc NST khi biết dạng đột biến:

+ Dựa vào dạng đột biến để biết xác định các thông số của các NST bị thay đổi (trình tự gen, chiều dài, số lượng nuclêôtit...)

+ Dựa vào hình thái và cách phân bố gen để xác định kiểu đột biến

+ Dựa vào hình thái NST không thay đổi về kích thước, đó là đột biến đảo đoạn hoặc chuyển đoạn trong một NST hay chuyển đoạn tương hỗ (trong trường hợp đoạn chuyển đi bằng đoạn nhận về NST thay đổi kích thước, đó là đột biến mất đoạn (ngắn hơn) hoặc đột biến lặp đoạn (dài hơn) hay đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng (tương hỗ và không tương hỗ).

+ Dựa vào trình tự gen Trình tự gen lặp lại là đột biến lặp đoạn. Trình tự gen đảo ngược là đột biến đảo đoạn.

 

 Trình tự gen thay đổi không theo quy luật và không thay đổi số lượng gen là đột biến chuyển đoạn trong một NST.

Chỉ thiếu một số gen là đột biến mất đoạn hay đột biến chuyển đoạn không tương hỗ (chi cho đi mà không nhận lại).

Thêm một số gen là chuyển đoạn không tương hỗ (nhận mà không cho đi).

Vừa mất vừa thêm một số gen là chuyển đoạn tương hỗ.

Dạng đột biến số lượng NST Các trường hợp giảm phân không bình thường của tế bào 2n.

 

Bài toán thuận: Xác định loại giao tử khi biết cơ chế giảm phân không bình thường của  tế bào cơ thể 2n.

Nguyên tắc: Dựa vào giai đoạn xảy ra rối loạn phân bào và tế bào rối loạn phân bào để xác định loại giao tử được tạo thành.

Trong trường hợp không xác định được giai đoạn và tế bào cụ thể xảy ra đột biến thì phải xét tất cả các khả năng có thể xảy ra.

 

Bài toán nghịch: Xác định cơ chế rối loạn giảm phân khi biết các loại giao tử đột biến  Nguyên tắc: Dựa vào số loại giao từ đột biến số lượng

Nếu đề bài cho đầy đủ số loại giao tử.

• Nếu có 2 dạng giao tử (n + 1) và (n - 1), trong đó dạng (n + 1) chỉ có 1 loại giao tử thì rối loạn giảm phân ở phân bào .

• Nếu có 2 dạng giao tử (n + 1) và (n - 1), trong đó dạng (n + 1) có 2 loại giao tử thì rối loạn giảm phân ở phân bào II và xảy ra ở cả 2 tế bào tham gia giảm phân II.

• Nếu có 3 dạng giao tử (n + 1), (n - 13 và n thì rối loạn giảm phân xảy ra ở một trong 2 tế | bào tham gia giảm phân II.

• Nếu xuất hiện giao tử n + 2 thì rối loạn giảm phân xảy ra ở cả 2 lần phân bào. Nếu đề bài không cho đầy đủ số loại giao tử:

• Nếu xuất hiện giao tử (n + 1), trong đó 2 NST của cặp đột biến có cấu trúc khác nhau (ví dụ Bb) là do rối loạn giảm phân I.

• Nếu xuất hiện giao tử (n + 1), trong đó 2 NST của cặp đột biến có cấu trúc giống nhau (ví dụ AA, aa) là do rối loạn giảm phân II.

 

Bài tập về sự hình thành giao tử của các thể đột biến số lượng NST Nguyên tắc:

- Thể đột biến lệch bội tạo giao tử lệch bội và giao tử đơn bội

- Cơ thể tam bội tạo giao tử lưỡng bội và đơn bội

- Cơ thể tứ bội tạo giao tử lưỡng bội

 

Số NST

Số Tâm Động

Số Crômatit

Nguyên phân

Kì đầu

2n kép

2n

2n x 2 = 4n

Kì giữa

2n đơn

2n

2n x 2 = 4n

Kì sau

4n đơn

4n

0

Kì cuối

2n đơn

2n

0

Giảm phân

Kì đầu I

2n kép

2n

2n x 2 = 4n

Kì giữa I

2n kép

2n

2n x 2 = 4n

Kì sau I

2n kép

2n

2n x 2 = 4n

Kì cuối I

n kép

n

2n

Kì đầu II

n kép

n

2n

Kì giữa II

n kép

n

2n

Kì sau II

2n đơn

2n

0

Kì cuối II

n đơn

n

0

 

Giao tử trong giảm phân

Tỉ lệ, số loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc NST

- Cơ thể mang n cặp NST thì số loại giao tử tạo thành là 2n

àTỉ lệ mỗi loại giao tử là: 1/2n

+  Cơ thể có n cặp NST, có 3 cặp NST xảy ra trao đổi chéo ở kỳ đầu của giảm phân

à Số loại giao tử tạo thành là 2n+x

Giao tử hình thành trong giảm phân bình thường

Quy tắc:

• Kiểu gen đồng hợp chỉ cho 1 loại giao tử.

• Kiểu gen dị hợp n cặp gen tạo 2 loại giao tử.

- Cách viết giao tử của cơ thể mang nhiều cặp gen

Bước 1: Viết giao tử cho từng cặp gen.

Bước 2: Tổ hợp giao tử của các cặp gen với nhau à giao tử của cơ thể cần tìm.

 

Giao tử hình thành trong rối loạn Giảm phân I

- Tế bào có kiểu gen dị hợp (Aa) rối loạn giảm phân I tạo 2 loại giao tử (n + 1) Aa và giao tử (n - 100

- Cơ thể có kiểu gen dị hợp (Aa) rối loạn giảm phân 1 cho 4 loại giao tử

+ 2 loại giao tử tế bào giảm phân bình thường (n) A hoặc a

+ 2 loại giao tử tế bào bị rối loạn giảm phân I (Aa hoặc 0)

 

Giao tử hình thành trong rối loạn giảm phân II

- Tế bào có kiểu gen dị hợp (Aa) rối loạn giảm phân II cho 3 loại giao tử (n+1) AA, aa và (n-1) 0

- Cơ thể có kiểu gen dị hợp (Aa) rối loạn giảm phânll cho 5 loại giao tử (n) A,a và AA, aa; 0.

 

Tần số xuất hiện các tổ hợp các gen khác nhau về nguồn gốc NST

Gọi n là số cặp NST

  • Số loại giao tử khác nhau về nguồn gốc NST = 2n

  • Số tổ hợp các loại giao tử qua thụ tinh = 4n

  • Số giao tử manga NST của bố hoặc mẹ) = \[\mathop{c}_{n}^{a}\].

  • Xác suất để có giao tử manga NST của bố hoặc mẹ) = \[\mathop{c}_{n}^{a}\] / 2n.

  • Số tổ hợp gen có a NST từ ông (bà) nội (giao tử mang 4 NST của bố), b NST của ông (bà) ngoại = \[\mathop{c}_{n}^{a}\]x\[\mathop{c}_{n}^{b}\]

  •  Xác suất của một tổ hợp gen manga NST từ ông (bà) nội và b NST từ ông (bà)

ngoại = (\[\mathop{c}_{n}^{a}\]x\[\mathop{c}_{n}^{b}\] ) /4n

Câu 33. Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm

sắc thể giới tính. B. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể. C. Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác. D. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.

 

B- Bài tập vận dụng:

Câu 1. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14, Số loại thể một kép (2n-1-1) có thể có ở loài này là:

A. 42.                    B. 21.                   C.7               D. 14.

Câu 2. Các phát biểu sau đây nói về đột biến trong hồ nhiễm sắc thể:

(1) Chuyển đoạn tương hỗ làm thay đổi nhóm gen liên kết

(2) Chuyển đoạn tương hỗ là một nhiễm sắc thể này sắt nhập vào một nhiễm sắc thể khác.

(3) Tế bào mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa hai nhiễm sắc thể khi giảm phân không thể tạo ra loại giao tử bình thường

(4) Chuyển đoạn tương hỗ là một đoạn nhiễm sắc thể này chuyển sang một nhiễm sắc thể khác không tương đồng và ngược lại.

Số phát biểu đúng là:

A. 3.           B. 1.                       C. 4.             D. 2.

Câu 3. Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể

(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.

(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.

(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

A. (1), (4).             B. (2), (3).             C. (2), (4).             D. (1), (2).

Câu 4. Một gen có 1500 nuclêôtit đã xảy ra đột biến cặp nuclêôtit thứ 10(A- T) chuyển thành cặp(G- X) trong gen, chuỗi prôtêin tương ứng do gen tổng hợp

A. mất một axitamin.

B. thay thế một axitamin khác.

C. thay đổi toàn bộ cấu trúc của prôtêin.

D. thayđổi các axitamin tương ứng với vị trí đột biến trở đi.

Câu 5. Một gen có 2400 nuclêôtit đã xảy ra đột biến mất 3 cặp nuclêôtit 9, 11, 16 trong gen, chuỗi prôtêin tương ứng do gen tổng hợp

A. mất một axitamin.

B. thay thế một axitamin khác.

C. mất một axitamin và khả năng xuất hiện tối đa 3 axitamin mới.

D. thayđổi các axitamin tương ứng với vị trí đột biến trở đi.

Câu 6.Đột biến gen có ý nghĩa đối với tiến hoá vì

  1. làm xuất hiện các alen mới, tổng đột biến trong quần thể có số lượng đủ lớn.

  2. tổng đột biến trong quần thể có số lượng  lớn nhất

  3. đột biến không gây hậu quả nghiêm trọng.

  4. là những đột biến nhỏ.

Câu 7. Cấu trúc nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân sơ

  1. chỉ là phân tử ADN  mạch kép, có dạng vòng, không liên kết với prôtêin.

  2. phân tử ADN  dạng vòng.

  1. phân tử ADN liên kết với prôtêin.

  2. phân tử ARN.

Câu 8. Ở một số vi rút, NST là

  1. chỉ là phân tử ADN  mạch kép hay mạch đơn hoặc ARN.

  2. phân tử ADN  dạng vòng.

  3. phân tử ADN liên kết với prôtêin.

  4. phân tử ARN.

Câu 9. Nhiễm sắc thể có chức năng

  1. lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền, điều hoà hoạt động của các gen giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con ở pha phân bào.

  2. điều hoà hoạt động của các gen thông qua các mức xoắn cuộn của nhiễm sắc thể.

  3. điều khiển tế bào phân chia đều vật chất di truyền và các bào quản vào các tế bào con ở pha phân bào.

  4. lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

Câu 10. Thành phần hoá học chính của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có ADN và prôtêin

  1. dạng histôn.

  2. cùng các enzim tái bản.

  3. dạng phi histôn.

  4. dạng histôn và phi histôn

Chúc các bạn học tốt! Ng.M.N

Bài viết gợi ý: