Phương pháp giải bài tập đếm số phép lai
Bước 1: Tách tỉ lệ kiểu hình ở đề cho thành tích của từng cặp riêng rẽ.
-Các tỉ lệ kiểu hình có thể có:
+ Trong trường hợp trội hoàn toàn:
• 100% -> P: AA × AA; P: AA × Aa; P: AA × aa; P: aa × aa (4 phép lai)
• 1 : 1 -> P: Aa × aa
• 3 : 1 -> P: Aa × Aa
+ Trong trường hợp trội không hoàn toàn:
• 100% -> P: AA × AA; P: AA × aa; P: aa × aa (3 phép lai)
• 1 : 1 -> P: Aa × aa; P: AA × Aa (2 phép lai)
• 1 : 2 : 1 -> P: Aa × Aa
+ Trong trường hợp trội hoàn toàn, kiểu gen AA gây chết
• 100% -> P: aa × aa
• 1 : 1 -> P: Aa × aa
• 2 : 1 -> P: Aa × Aa
Bước 2: Lập bảng
Bước 3:
- Gọi X là tổng số phép lai về locut gen A. Trong đó có X’ phép lai có sự khác nhau về kiểu gen giữa bố và mẹ (ví dụ Aa × aa, AA × aa …)
- Gọi Y là tổng số phép lai về locut gen B. Trong đó có Y’ phép lai có sự khác nhau về kiểu gen giữa bố và mẹ (ví dụ BB × bb, Bb × BB …)
=> Tổng số phép lai thõa mãn kiểu hình ở đời con được tính theo công thức: X×Y+X’×Y’
+Trong đó có (X – X’)(Y – Y’) phép lai có 2 bên bố mẹ giống nhau về KG.
+ Số phép lai có 2 bên bố mẹ khác nhau về KG là X×Y+X’×Y’ – (X – X’)(Y – Y’)
Cách khác: Ta thực hiện phép nhân phân phối từng 2 locut với nhau: từng phép lai về locut A với từng phép lai về locut B. Với quy tắc sau:
- Sự kết hợp 2 phép lai đều có 2 bố mẹ giống nhau về KG -> cho ra 1 phép lai về 2 locut gen đó.
Ví dụ: AA × AA kết hợp với BB × BB -> 1 phép lai đó là AABB × AABB
- Sự kết hợp giữa 1 phép lai có 2 bố mẹ giống nhau về KG và 1 phép lai có 2 bố mẹ khác nhau về KG -> tạo được 1 phép lai tổng hợp
Ví dụ: AA × AA kết hợp với BB × Bb -> 1 phép lai tổng hợp là AABB × AABb
- Sự kết hợp 2 phép lai đều có 2 bố mẹ khác nhau về KG -> tạo được 2 phép lai tổng hợp
Ví dụ: AA × Aa kết hợp với BB × Bb ->2 phép lai tổng hợp là AABB × AaBb hoặc AABb × AaBB
Tóm lại: giống × giống -> 1 phép lai; giống × khác -> 1 phép lai; khác × khác -> 2 phép lai
Ví dụ 1:Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, gen a quy định hạt xanh; gen B quy định vỏ hạt trơn, gen b quy định vỏ hạt nhăn, các gen đều nằm trên NST thường và phân ly độc lập. Biết rằng không có đột biến gen xảy ra và sự biệu hiện tính trạng không phụ thuộc vào môi trường. Có bao nhiêu phép lai ở P thỏa mãn F1 đồng tính hạt vàng, vỏ trơn. Chỉ tính phép lai thuận.
Hướng dẫn giải
- F1 thu được 100% hạt vàng, vỏ trơn (A_B_).
+ Các phép lai thu được 100% A_ -> 3 phép lai P: AA × AA; P: AA × Aa; P: AA × aa.
+ Tương tự, phép lai thu được 100% B_ -> 3 phép lai P: BB × BB; P: BB × Bb; P: BB × bb
+ Nhận thấy: Cả 2 locut gen A và B đều có tổng cộng 3 phép lai, và có 2 phép lai có sự khác nhau về kiểu gen giữa bố và mẹ.
Áp dụng công thức: Số phép lai ở đời con thõa mãn đề bài = 3 × 3 + 2 ×2 =13 phép lai.
+Nếu sử dụng cách 2:
+ (1) kết hợp với (4); (5); (6) -> 3 phép lai.
+ (2) kết hợp (4) -> 1 phép lai; (2) kết hợp (5) và (6) -> 4 phép lai
-> (2) kết hợp (4);(5);(6) -> 5 phép lai
+ (3) tưng tự 2 nên kết hợp với (4);(5);(6) -> 5 phép lai.
Vậy tổng số phép lai là 3+5+5=13
Ví dụ 2: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao thân do 1 gen có 2 alen (A và a) quy định: tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Tính trạng hình dạng quả do 1 gen có 2 alen (B và b) quy định, trong đó tính trạng quả tròn là trội hoàn toàn so với quả bầu dục. Tính trạng màu sắc hoa do 1 gen có 2 alen (D và d) quy định trong đó DD quy định hoa hồng, Dd quy định hoa vàng, dd quy định hoa trắng. Các cặp gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Nếu F1 xuất hiện 8 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3: 3: 3: 3: 1: 1: 1: 1 sẽ có bao nhiêu phép lai (chỉ tính phép lai thuận) phù hợp với kết quả trên? Biết không xảy ra đột biến và hiện tượng gen gây chết
+ 3: 3: 3: 3: 1: 1: 1: 1 -> tỉ lệ cao nhất là 3 -> chứa (3 : 1) -> thấy 3 xuất hiện 4 lần -> 1 xuất hiện 4 lần -> (1 : 1)(1 : 1) -> 3: 3: 3: 3: 1: 1: 1: 1 = (3 : 1)(1 : 1)(1 : 1)
+ (3 : 1) do cặp A, a hoặc B, b tạo ra
+ (1 : 1) do cặp A, a hoặc B, b tạo ra
+ (1 : 1) do cặp D, d tạo ra -> P: DD × Dd; P: Dd × dd
- Trường hợp 1: (3 : 1) do cặp A, a tạo ra; (1 : 1) do cặp B, b tạo ra.
Locut A kết hợp locut B-> 1 phép lai có 2 P khác nhau.
Số phép lai thỏa mãn trường hợp 1 = 1× 2 + 1 × 2 = 4 phép lai.
- Trường hợp 2: (1 : 1) do cặp A, a tạo ra; (3 : 1) do cặp B, b tạo ra.
Trường hợp này giống như TH1 chỉ đổi vai trò của gen A và B
-> Số phép lai = 4 phép lai
Vậy tổng số phép lai là 8
Bài tập vận dụng
Câu 1: Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, gen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài; gen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Các cặp gen này phân li độc lập với nhau. Cho cây dị hợp về 3 cặp gen giao phấn với một cây khác, thu được F1 gồm 496 cây, trong đó có 31 cây thân thấp, quả dài, hoa trắng. Biết rằng không phát sinh đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 2: Ở một loài thực vật, gen A quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả dài; gen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng; các gen phân li độc lập. Thực hiện một phép lai giữa hai cơ thể (P) cùng loài, ở thế hệ F1 người ta thu được tính trạng dạng quả phân li theo tỉ lệ 1 : 1, tính trạng màu sắc quả phân li theo tỉ lệ 1 : 1. Tính theo lí thuyết, nếu không xét đến vai trò của bố mẹ thì số phép lai tối đa thỏa mãn bài toán là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 3: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định quả tròn trội hoàn toàn so với alen b quy định quả dài. Các cặp gen này phân li độc lập. Cho hai cây lai với nhau, thu đuợc F1 có tỉ lệ kiểu hình cây thân cao, quả dài chiếm 25%. Biết rằng không phát sinh đột biến. Có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?
A. 5 phép lai. B. 3 phép lai. C. 4 phép lai. D. 6 phép lai.
Câu 4: Ở một loài thực vật, hai cặp alen A, a và B, b tương tác bổ trợ với nhau quy định hình dạng quả theo tỷ lệ: 9 dẹt: 6 tròn: 1 dài; alen D quy định màu đỏ trội hoàn toàn so với d quy định màu trắng. Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau. Có bao nhiêu phép lai cho tỷ lệ cây hoa đỏ, quả dẹt là 56,25%?
A. 7. B. 8. C. 11. D . 9.
Câu 5: Sự di truyền tính trạng màu sắc ở cây hành củ to do tác động bổ sung của hai cặp gen không alen qui định. Trong đó, nếu kiểu gen đồng thời có cả A và B sẽ biểu hiện củ màu đỏ, các tổ hợp còn lại thiếu một trong hai hoặc cả hai alen trên sẽ biểu hiện củ màu trắng. Để F1 biểu hiện tỉ lệ kiểu hình 3: 1 thì có thể có bao nhiêu phép lai ở thế hệ P phù hợp:
A. 6. B. 7. C. 8. D. 9.
Câu 6: Sự di truyền tính trạng màu sắc ở cây hành củ to do tác động bổ sung của hai cặp gen không alen qui định. Trong đó, nếu kiểu gen đồng thời có cả A và B sẽ biểu hiện củ màu đỏ, các tổ hợp còn lại thiếu một trong hai hoặc cả hai alen trên sẽ biểu hiện củ màu trắng. Để F1 biểu hiện tỉ lệ kiểu hình 1: 1 thì có thể có bao nhiêu phép lai ở thế hệ P phù hợp:
A. 8. B. 9. C. 10. D. 11.
Câu 7: Ở một loài thực vật, gen A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a qui định hoa trắng; gen B qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen b qui định thân thấp. Các gen phân li độc lập. Cho một cá thể (P) lai với một cá thể khác không cùng kiểu gen , đời con thu được nhiều loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa trắng, thân cao chiếm tỉ lệ 1/4. Có bao nhiêu phép lai phù hợp với kết quả trên?
A. 2 phép lai. B. 4 phép lai. C. 5 phép lai. D. 3 phép lai.
Câu 8: Ở một loài côn trùng, alen A quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen a quy định cánh ngắn; alen B quy định râu dài trội hoàn toàn so với alen b quy định râu ngắn. Hai cặp gen này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể, di truyền liên kết hoàn toàn. Nếu không xét đến vai trò của giới tính, có bao nhiêu phép lai giữa các cá thể trong quần thể mà đời sau có sự phân tính kiểu hình theo tỉ lệ: 3 : 1?
A. 9. B. 10. C. 12. D. 11.
Câu 9: Ở một loài côn trùng, alen A quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen a quy định cánh ngắn, alen B quy định râu dài trội hoàn toàn so với alen b quy định râu ngắn. Hai cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST, di truyền liên kết hoàn toàn. Cho các phép lai sau đây:
Tính theo lí thuyết số phép lai cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3:1 là:
A. 4. B. 2 C. 3. D. 5
Câu 10: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng màu hoa do 2 cặp gen Aa và Bb tương tác theo kiểu bổ sung. Khi có cả A và B thì quy định hoa đỏ, các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng, gen D quy định quả to trội hoàn toàn so với alen d quy định quả nhỏ, các gen phân li độc lập với nhau. Cho cây hoa đỏ, quả nhỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 2 loại kiểu hình, trong đó kiểu hình hoa đỏ, quả nhỏ chiếm tỉ lệ 56,25%. Cho P giao phấn với một cây khác thu được đời con có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 1:1:1:1. Cho rằng không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu sơ đồ lai giữa P với cơ thể khác phù hợp với phép lai nói trên?
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Đáp án
Câu 1:B
Câu 2:C
Câu 3:A
Câu 4:D
Câu 5:C
Câu 6:C
Câu 7:B
Câu 8:D
Câu 9:A
Câu 10:D