A. KIẾN THỨC:

I. TÍNH CHẤT CỦA OXI:

1) Tính chất vật lí:

Oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí. Oxi hóa lỏng ở - 1830C. Oxi lỏng có màu xanh nhạt.

2) Tính chất hóa học:

Oxi là một phi kim khá hoạt động, tác dụng với kim loại, phi kim và nhiều hợp chất. Trong hợp chất oxi có hóa trị II.

  1. Oxi tác dụng với phi kim:

C + O2 CO2.                 S + O2 SO2.                  4P + 5O2  2P2O5.

  1. Oxi tác dụng với kim loại:

3Fe + 2O2  Fe3O4.        4Na + O2  2Na2O         2Mg + O2  2MgO

  1. Oxi tác dụng với hợp chất:

C2H5OH + 3O2  2CO2 + 3H2O

2CO + O2  2CO2.

II. SỰ OXI HÓA:

Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.

III. PHẢN ỨNG HÓA HỢP:

Định nghĩa: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Vd:      3Fe + 2O2  Fe3O4.

4Na + O2  2Na2O

2CO + O2  2CO2.

IV. OXIT:

1. Định nghĩa: Oxit là hợp chất hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố oxi.

Vd: CO2, CuO, SO2, Na2O, MgO

2. Phân loại:

Chia làm 2 loại chính

a) Oxit axit:

Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

Vd:      CO2 tương ứng với axit H2CO3.

            SO3 tương ứng với axit H2SO4.

            P2O5 tương ứng với axit H3PO4.

b) Oxit bazơ:

Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ.

Vd:      Na2O tương ứng với bazơ NaOH

            CuO tương ứng với bazơ Cu(OH)2.

            Fe2O3 tương ứng với bazơ Fe(OH)3.

3) Cách gọi tên:

            Tên oxit = tên nguyên tố + oxit.

+ Kim loại có nhiều hóa trị

            Tên gọi = tên kim loại (hóa trị) + oxit

+ Nếu phi kim có nhiều hóa trị

            Tên gọi =  Tên phi kim + oxit

                                    (Kềm theo tiền tố chỉ số nguyên tử)

V. ĐIỀU CHẾ KHÍ OXI:

1) Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm:

Đung nóng KMnO4, KClO3.

            2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2.

            2KClO3 2KCl + 3O2.

2) Sản xuất oxi trong công nghiệp:

            + Chưng cất phân đoạn không khí lỏng, N2 (-1960C), O2 (-1830C)

            + Điện phân nước

                        2H2O  2H2 + O2.                    

VI. PHẢN ỨNG PHÂN HỦY:

Định nghĩa: Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Vd:       2 H2O   2H2+ O2.

            2KMnO4  K2MnO4 + MnO2 + O2.

            2KClO3 2KCl + 3O2.

VII. THÀNH PHẦN CỦA KHÔNG KHÍ:

            - Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí.

- Thành phần theo thể tích của không khí là:

+ 21% khí O2 .

+ 78% khí N2 .

+ 1% các khí khác.

VIII. SỰ CHÁY VÀ SỰ OXI HÓA CHẬM:

1) Sự cháy và sự oxi hóa chậm:

      Sự cháy: là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng.

Ví dụ: Đốt than…

      Sự oxi hóa chậm: là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.

Ví dụ: Thanh sắt để ngoài nắng….

2) Điều kiện phát sinh và các biện pháp dập tắt sự cháy

      Các điều kiện phát sinh sự cháy:

- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.

- Phải có đủ oxi cho sự cháy.

      Các biện pháp để dập tắt sự cháy:

- Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.

- Cách li chất cháy với oxi.

B) BÀI TẬP ÁP DỤNG:

1) Trắc nghiệm:

Câu 1. Đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 7 lít khí oxi. Sau phản ứng người ta thu được 4,48 lít khí sunfurơ. Biết các khí ở đkc. Khối lượng lưu huỳnh đã cháy là:

        A. 6,5 g                        B. 6,8 g                                 C. 7g                              D. 6.4 g

Câu 2. Khi thổi không khí vào nước nguyên chất, dung dịch thu được hơi có tính axit. Khí nào sau đây gây nên tính axit đó?

        A. Cacbon đioxit               B. Hiđro                           C. Nitơ                          D. Oxi

Câu 3. Đốt cháy 6,2 g photpho trong bình chứa 6,72 lít khí oxi (đkc) tạo thành điphotpho pentaoxit.

       a) Chất nào còn dư, chất nào thiếu?

        A. Photpho còn dư, oxi thiếu                                            B. Photpho còn thiếu, oxi dư

        C. Cả hai chất vừa đủ                                                        D. Tất cả đều sai

      b) Khối lượng chất tạo thành là bao nhiêu?

        A. 15,4 g                       B. 14,2 g                           C. 16 g                      D. Tất cả đều sai

Câu 4. Cho các oxit có công thức hoá học sau:

       1) SO2 ;   2) NO2 ;   3) Al2O3 ;   4) CO2 ;   5) N2O5 ;   6) Fe2O3 ;  7) CuO ;  8) P2O5 ;  9) CaO ; 10) SO3

       a) Những chất nào thuộc loại oxit axit?

        A. 1, 2, 3, 4, 8, 10                   B. 1, 2, 4, 5, 8, 10               C. 1, 2, 4, 5, 7, 10         D. 2, 3, 6, 8, 9, 10

      b) Những chất nào thuộc loại oxit bazơ?

        E. 3, 6, 7, 9, 10                       F. 3, 4, 5, 7, 9                     G. 3, 6, 7, 9                   H. Tất cả đều sai

Câu 5. Cho những oxit sau: SO2, K2O, Li2O, CaO, MgO, CO, NO, N2O5, P2O5.

          Những oxit vừa tác dụng với nước, vừa tác dụng với axit là:

        A. SO2, Li2O, CaO, MgO, NO                                      B. Li2O, CaO, K2O

        C. Li2O, N2O5, NO, CO, MgO                                      D. K2O, Li2O, SO2, P2O5

Câu 6. Trong các oxit sau đây: SO3, CuO, Na2O, CaO, CO2, Al2O3. Dãy oxit nào tác dụng được với nước?

        A. SO3, CuO, Na2O                                                        B. SO3, Na2O, CO2, CaO        

C. SO3, Al2O3, Na2O                                                  D. Tất cả đều sai

Câu 7. Có một số công thức hoá học được viết thành dãy như sau, dãy nào không có công thức sai?

  1. CO, O3, Ca2O, Cu2O, Hg2O, NO                               2)   CO2, N2O5, CuO, Na2O, Cr2O3, Al2O3

3)   N2O5, NO, P2O5, Fe2O3, Ag2O, K2O                          4)   MgO, PbO, FeO, SO2, SO4, N2O

5)   ZnO, Fe3O4, NO2, SO3, H2O2, Li2O

 A. 1, 2                         B. 2, 3, 4                              C. 2, 3, 5                             D. 1, 3, 5

Câu 8. Cho những oxit sau: Cao, SO2, Fe2O3, MgO, Na2O, N2O5, CO2, P2O5.

           Dãy oxit nào vừa tác dụng được với nước, vừa tác dụng đựơc với kiềm:

       A. CaO, SO2, Fe2O3, N2O5                                        B. SO2, N2O5, CO2, P2O5

       C. SO2, MgO, Na2O, N2O5                                       D. CO2, CaO, Fe2O3, MgO, P2O5

Câu 9. Cho các oxit có công thức hoá học sau: CO2, CO, Mn2O7, P2O5, NO2, N2O5, CaO, Al2O3.

          Dãy nào sau đây là dãy các oxit axit:

  1. CO, CO2, MnO2, Al2O3, P2O5                              B. CO2, Mn2O7, SiO2, P2O5, NO2, N2O5

C. CO2, Mn2O7, SiO2, NO2, MnO2, CaO                    D. SiO2, Mn2O7, P2O5, N2O5, CaO

Câu 10. Những nhận xét nào sau đây đúng:

  1. Không khí là một hỗn hợp chứa nhiều khí O, N, H....
  2. Sự cháy là sự oxi hoá chậm có toả nhiệt và phát sáng
  3. Thể tích mol của chất khí ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất có thể tích 22,4 lít
  4. Khi ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, cùng một số mol bất kỳ chất khí nào cũng chiếm những thể tích bằng nhau

5) Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử chất đó. ở đkc, thể tích mol của các chất khí đều bằng 22,4 lít

  1. Sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng
  2. Không khí là một hỗn hợp nhiều chất khí gồm N2, O2, CO2....
  3. Muốn dập tắt sự cháy phải thực hiện biện pháp hạ t0 của chất cháy xuống dưới t0 cháy.

  A. 2, 4, 5, 6                  B. 2, 3, 4, 6, 7                    C. 4, 5, 6, 7               D. 4, 5, 6, 8

Câu 11. Mỗi giờ một người lớn tuổi hít vào trung bình 0,5 m3 không khí, cơ thể giữ lại 1/3 lượng oxi có trong không khí. Mỗi người trong một ngày đem cần trung bình một thể tích oxi là: (Giả sử các thể tích khí đo ở đkc và thể tích oxi chiếm 21% thể tích không khí)

      A. 0,82 m3                      B. 0,91 m3                         C. 0,95 m3                   D. 0,84 m3

Câu 12. Hãy chỉ ra những phản ứng hoá học có xảy ra sự oxi hoá trong các phản ứng cho dưới đây:

      1) 4H2 + Fe3O4 -> 3Fe + 4H2O                                 2) Na2O + H2O -> NaOH

     3) 2H2 + O2 -> 2H2O                                                 4) CO2 + 2Mg -> 2MgO + C

     5) SO3 + H2O -> H2SO4                                             6) Fe + O2 -> Fe3O4

     7) CaCO3 + 2HCl -> CaCl2 + CO2 + H2O

       A. 1, 2, 4, 6                 B. 3, 6                           C. 1, 3, 4                       D. 3, 4, 5, 6

Câu 13: Cho những oxit sau: CaO, SO2, Fe2O3, MgO, Na2O, N2O5, CO2, P2O5.

           Dãy oxit nào tác dụng được với nước:

       A. CaO, SO2, Fe2O3, N2O5                                        B. SO2, N2O5, CO2, P2O5

       C. SO2, MgO, Na2O, N2O5                                       D. CO2, CaO, Fe2O3, MgO, P2O5

Câu 14. Trong các oxit sau đây: SO3, CuO, Na2O, CaO, CO2, Al2O3. Dãy oxit nào tác dụng được với nước?

      A. SO3, Na2O, CO2, CaO                B. SO3, CuO, Na2O                 C. SO3, Al2O3, Na2O          D. Tất cả đều sai

2) Tự luận:

Câu 1: Trong các oxit sau đây: SO,CuO, Na2O, CaO, CO2, Al2O3, MgO Oxit nào tác dụng được với nước.

Câu 2: Hoàn thành các phản ứng hoá học  và cho biết trong các phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào đã học.

1/  S   +  O2   - - - >  SO2

3/ CaO   +  CO2- - - > CaCO3

5/  CaCO3  - - - > CaO + CO2

7/ Fe2O + CO - - - > Fe + CO2                         

2/   Fe + CuSO4  - - - >FeSO4 + Cu

4/  KMnO4   - - - >  K2MnO4 + MnO2 + O2

6/   CuO   +   H2  - - - >  Cu + H2O

8/      P     +   O2   - - - >  P2O5

Câu 3: Hoàn thành các PTPứ hoá học của những phản ứng  giữa các chất sau:  

a/  Mg + O2     - - - >………                   

b/  Na + H2O   - - - >…………                       

c/  P2O5 + H2O - - - >…………      

 d/  H2O            - - - >………… + ……            

 đ/  KClO3        - - - >………     + ………           

 e/  Fe + CuSO4 - - - > ………     + ……… 

Câu 4: Viết phương trình hoá học biểu diễn các biến hoá sau và cho biết mỗi phản ứng đó thuộc loại phản ứng nào?

a/ Na  Na2O NaOH       

b/ P    P2O5  H3PO4    

Bài 5: Đốt cháy 6,2g Photpho trong bình chứa 6,72lít (đktc) khí oxi tạo thành điphotpho pentaoxit (P2O5). Tính khối lượng P2O5 tạo thành.

Bài 6:  Khử 12 g Sắt (III) oxit bằng khí Hiđro.

  1. Tính thể tích khí Hiđro (ở đktc) cần dùng.
  2. Tính khối lượng sắt thu được sau phản ứng.

Bài 7. Cho 19,5g Zn tác dụng với dung dịch axitsunfuric loãng.

a) Tính khối lượng kẽm sunfat thu được sau phản ứng.

b) Tính thể tích khí Hiđro thu được ở (đktc).

c) Nếu dùng toàn bộ lượng hiđrô bay ra ở trên đem khử 16g bột CuO ở nhiệt độ cao thì chất nào còn dư? dư bao nhiêu gam?

Bài 8: Đốt cháy một hỗn hợp gồm H2 và cacbon oxit có khối lượng  là 13,6 gam cần dùng hết 17,92 lít khí O2 (đkc). Biết rằng sản phẩm gồm CO2 và hơi nước.

    a) Viết phương trình hoá học

    b) Tính khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp đầu

    c) Tính thành phần % về thể tích của hỗn hợp đầu.

Bài 9: Oxi hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp Lưu huỳnh và Phôt pho trong bình chứa khí oxi dư thu được một chất khí có mùi hắc khó thở và 28,4 gam một chất bột màu trắng bám trên thành bình.

    a) Hãy cho biết công thức hoá học của chất bột, chất khí nói trên.

    b) Tính phần trăm về khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ban đầu biết trong hỗn hợp ban đầu có 20% tạp chất trơ không tham gia phản ứng và số phân tử chất dạng bột tạo thành gấp 2 lần số phân tử chất dạng khí.

    c) Tính số phân tử khí oxi đã tham gia phản ứng.

Bài 10: Tính khối lượng kali pemanganat KMnO4 cần điều chế được lượng oxi đủ phản ứng cho 16,8 g sắt kim loại.

Bài 11: Khi đốt cháy sắt trong khí oxi thu được oxit sắt từ Fe3O4.

      a) Tính số gam sắt và số gam oxi cần dùng để điều chế 2,32 g oxit sắt từ.

      b) Tính số gam kalipemanganat KMnO4 cần dùng để điều chế lượng khí oxi nói trên.

Bài 12: Đốt cháy một hỗn hợp gồm H2 và cacbon oxit có khối lượng  là 13,6 gam cần dùng hết 89,6 lít khí không khí (đkc). Biết rằng sản phẩm gồm CO2 và hơi nước.

   a) Viết phương trình hoá học

   b) Tính khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp đầu. Biết trong không khí oxi chiếm 20% thể tích.

   c) Tính thành phần % về thể tích của hỗn hợp đầu.

Bài viết gợi ý: