A. KIẾN THỨC:

1) Hiện tượng vật lí: là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giư nguyên là chất ban đầu.

Ví dụ:  - Đun sôi nước chuyển thành hơi và ngược lại.

  • Hòa tan muối ăn vào nước được dung dich trong suốt. Cô cạn dung dịch muối ăn xuất hiện trở lại.

2) Hiện tượng hóa học: là hiện tượng chất bị biến đổi có tạo ra chất khác.

Ví dụ:

  • Đun sôi đường chuyển đổi thành cacbon và hơi nước.
  • Xăng cháy tạo ra nước và khí cacbon dioxit.

3) Phản ứng hóa học:

a) Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

Ví dụ: lưu huỳnh + sắt → sắt II sunfua.

b) Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

c) Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra khi các chất tham gia tiếp xúc nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác…

4) Định luật bảo toàn khối lượng:

Phản ứng:                    A + B → C + D

Công thức khối lượng: mA + mB = mC + mD.

Nội dung: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng tổng khối lượng sản phẩm.

5) Phương trình hóa học:

a) Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.

Ví dụ:  2Ca + O2 → 2CaO

            C + O2 → CO2.

b) Ba bước lập phương trình hóa học

Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng

Bước 2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố hai vế của phương trình.

Bước 3: Viết phương trình hóa học.

c) Ý nghĩa: Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ số nguyên tử , số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.

B) BÀI TẬP ÁP DỤNG:

Câu 1: Cho kim loại kẽm phản ứng với dung dịch axit clohidric HCl tạo ra kẽm clorua ZnCl2 và khí hidro.

  1. Viết công thức về khối lượng của phản ứng.
  2. Cho biết khối lượng của Zn và HCl đã phản ứng là 6,5g và 7,3 gam, khối lượng của ZnCl2 là 13,6 g. Hãy tính khối lượng của khí hidro bay lên.

Câu 2: Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 28g bột Fe và 20g bột lưu huỳnh thu được 44g chất sắt (II) sunfua màu xám. Biết rằng để phản ứng xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh. Tnhs khối lượng của lưu huỳnh lấy dư.

Câu 3: Biết rằng canxi oxit CaO hóa hợp với nước tạo ra canxi hidroxit Ca(OH)2, chất này tan được trong nước, cứ 56g CaO hóa hợp vừa đủ với 18g H2O. Bỏ 2,8 g CaO vào cốc chứa 400 ml nước tạo ra dung dịch Ca(OH)2.

  1. Tính khối lượng của canxi hidroxit.
  2. Tính khối lượng của dung dịch Ca(OH)2.

Câu 4: Đun nóng 15,8 g kali pemanganat KMnO4 trong ống nghiệm để điều chế khí oxi. Biết rằng, chất còn lại trong ống nghiệm có khối lượng 12,6g; khối lượng khí oxi thu được là 2,8g.

Tính hiệu suất của phản ứng.

Câu 5: Có thể điều chế khí oxi bằng cách đun nóng kali clorat KClO3. Khi đun nóng 24,5g KClO3, chất rắn còn lại trong ống nghiệm là 13,45g.

Tính khối lượng khí oxi thu được, biết hiệu suất phản ứng phân hủy là 80%.

Câu 6: Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng sau:

  1. Cr + O2 Cr2O3.            
  2. Fe + Br2 FeBr3.
  3. KClO3 KCl + O2.
  4. NaNO3 NaNO2 + O2.

e) H2 + Cl2 HCl

f) Na2O  + CO2Na2CO3

 g) Fe + CuSO4  FeSO4 + Cu.

h) Zn + HCl ZnCl2 + H2.

Câu 7: Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của bốn cặp chất trong mỗi phản ứng, tùy chọn.

  1. Al + CuO Al2O3 + Cu
  2. BaCl2 + AgNO3 AgCl + Ba(NO3)2.
  3. NaOH + H2SO4 Na2SO4 + H2O

Câu 8: Hãy chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào chỗ có dấu hỏi trong các sơ đồ để hoàn thành phương trình phản ứng.

  1. ? Al(OH)3 ? + 3H2O.
  2. Fe + AgNO3 ? + 2Ag
  3. ?NaOH + ? Fe(OH)3 + ? NaCl

Câu 9: Khi nung CaCO3 chất này phân hủy tạo ra CaO và cacbon dioxit. Biết răng khi nung 192 kg CaCO3 thì có 88 kg cacbon dioxit thoát ra. Tính khối  lượng của CaO.

Câu 10: Biết rằng khí hidro dễ dàng tác dụng với PbO2, chiếm lấy oxi của chất này để tạo ra nước.

  1. Viết phương trình hóa học của phản ứng và tên chất mới sinh ra.
  2. Cho biết 3g khí H2 tác dụng vừa đủ với 179,25g PbO2, tạo ra 27g nước. Tính khối lượng chất mới sinh ra.

Bài viết gợi ý: