Câu 1:Một mắt không có tật có khoảng cách từ  thủy tinh thể  đến võng mạc là 22mm. Điểm cực cận cách mắt 25cm. Tiêu cự của thủy tinh thể khi mắt điều tiết mạnh nhất là

A. f = 20,22mm 

B. f = 21mm 

C. f = 22mm 

D. f = 20,22mm

Câu 2: Một người quan sát cột điện cao 8m, cách chỗ  đứng 25cm, màng lưới cách thể  thuỷ  tinh 2cm. Chiều cao của cột điện trong mắt là.

A. 6,4cm. 

B. 0,64cm. 

C. 3,125cm. 

D. 0,3125cm.

Câu 3: Một người cận thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 15cm và giới hạn nhìn rõ là 35cm.Tính độ tụ của kính phải đeo sát mắt

A. D = 2dp                

B. D = - 2dp 

C. D = 1,5dp 

D. D = -0,5dp

Câu 4: Một người nhìn rõ vật cách mắt từ 10cm đến 2m. Để sửa tật người này cận đeo sát mắt kính có độ tụ

A. D = 0,5dp 

B. D = 1dp  C.

C. D = – 0,5dp 

D. D = - 1dp

Câu 5:Một  người  cận  thị  có  điểm  cực  viễn  cách  mắt  100cm.  Tính  độ tụ  của  kính  phải  đeo  sát  mắt  đểmắt  có thể nhìn  vật  ở vô cực  không  phải  điều  tiết

A.  0,5dp                        B.   –1dp                           C.  –0,5dp                            D.   2dp

Câu 6: Một  người  khi  không  deo  kính  nhìn  rõ  các  vật  cách  mắt  từ  0,4m  đến  100cm.  Để  nhìn  rõ  vật  ở vô cực  mắt không  điều  tíât  thì  kính  đeo  sát mắt  có độ tụ là.

A. D  = 1dp.                  B. D  = -2,5dp.                  C. D  = -1dp.                  D. D  = -0,1dp.

Câu 7:  Một  người  khi  không  deo  kính  nhìn  rõ  các  vật  cách  mắt  từ  0,4m  đến  100cm.  Để  nhìn  rõ  vậtcách  mắt 25cm  thì  đeo  sát mắt  kính  có độ tụ là.

A. D  = 2,5dp.                  B. D  = -1,5dp.                C. D  = 1,5dp.               D. D  = -2,5dp.

Câu 8:Một người cận thị chỉ còn nhìn rõ những vật nằm trong khoảng cách mắt từ 0,4m đến 1m. Để nhìn rõ những vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết người ấy phải đeo kính hội tụ có độ tụ.

A. D = -1 điôp   

B. D = 1 điôp 

C. D = -2 điôp 

D. D = 2 điôp

Câu 9: Mắt một người có điểm cực cận và cực viễn cách mắt tương ứng là 0,4 m và 1m.  Để nhìn thấy một vật ở rất xa mà không phải điều tiết, tiêu cự của thấu kính mà người đó phải đeo sát mắt có giá trị.ị

A. f = 1m;                B. f = -1m.  C. f = -0,4m;  D. f = 0,4m

Câu 10: Một người cận thị  có điểm cực viễn cách mắt 40cm.  Để  nhìn rõ vật ở vô cực không phải điều tiết, người này đeo sát mắt một thấu kính. Độ tụ của kính là.

A. +0,4dp                           B. +2,5dp                           C. -0,4dp                           D. -2,5dp

Câu 11:  Một  người  cận  thị  có  điểm  cực  viễn  cách  mắt  50cm  và  điểm  cực  cận  cách  mắt  12cm.  Nếungười  đó muốn  nhìn  rõ  một  vật  ở  xa  vô  cực  mà  không  phải  điều  tiết  thì  phải  đeo  sát  mắt  một  thấukính  có độ tụ  là.

A.-8,33  điôp                    B. 8,33  điôp                     C. -2  điôp                    D.2 điôp

Câu 12: Một người cận thị khi không dùng kính nhìn rõ vật bắt đầu từ khoảng cách là \[\frac{1}{6}m\], khi dùng kính nhìn rõ vật cách mắt là \[\frac{1}{4}m\] . Độ tụ của kính người đó phải đeo là.

A.  -3 dp                         B. +2 dp                         C. -2 dp                         D. 3 dp

Câu 13: Mắt một người có điểm cực cận cách mắt 14cm , điểm cực viễn cách mắt 100cm.Mắt này có tật gì ? Tìm độ tụ của kính phải đeo.

A. Cận thị, D = - 1dp 

B. Cận thị, D = 1dp 

C. Viễn thị, D = 1dp 

D. Viễn thị, D = - 1dp

Câu 14: Một người cận thị phải đeo sát mắt một thấu kính phân kỳ có độ tụ D = -2dp mới có thể nhìn rõ các vật ở xa mà không cần phải điều tiết.Khi không đeo kính , người ấy nhìn rõ vật ở xa nhất ,trên trục chính cách mắt bao nhiêu ?

A. Cách mắt 50cm 

B. Ở vô cực 

C. Cách mắt 2m 

D. Cách mắt 1m

Câu 15: Một người cận thị phải đeo sát mắt một thấu kính phân kỳ có độ tụ D = -2dp mới có thể nhìn rõ các vật  ở  xa mà không cần phải điều tiết. Nếu người  ấy chỉ  đeo kính có độ  tụ  D = -  1,5 dp sát mắt thì sẽ chỉ nhìn rõ vật xa nhất cách mắt bao nhiêu ?

A. 0,5m                             B. 2m                             C. 1m                               D. 1,5m

Câu 16:  Một người cận thị  khi đeo kính có độ  tụ  -  2,5dp thì nhìn rõ các vật cách mắt từ  22cm đến vô cực. Kính cách mắt 2cm. Độ biến thiên độ tụ của mắt khi điều tiết không mang kính.

A.\[\Delta \]D = 5dp. 

B.\[\Delta \]D = 3,9dp 

C.\[\Delta \]D = 2,5dp 

D.\[\Delta \]D = 4,14dp.

Câu 17: Một người cận thị  khi đeo kính có độ  tụ  -  2,5dp thì nhìn rõ các vật từ  22cm đến vô cực. Kính cách mắt 2cm. Độ biến thiên độ tụ của mắt khi điều tiết không mang kính

A.\[\Delta \]D = 5dp. 

B.\[\Delta \]D = 3,9dp 

C.\[\Delta \]D = 2,5dp 

D.\[\Delta \]D = 4,14dp.

Câu 18:  Một mắt viễn thị  có điểm cực cận cách mắt 100cm. Để  đọc được trang sách cách mắt 20cm, mắt phải đeo kính gì và có độ tụ bao nhiêu (coi kính đeo sát mắt)

A.  Kính phân kì D = - 4dp   

B. Kính phân kì D = -2dp

C. Kính hội tụ D = 4dp   

D. Kính hội tụ D = 2 dp

Câu 19:  Một người viễn thị  nhìn rõ vật bắt đầu từ  khoảng cách \[{{d}_{1}}=\frac{1}{3}m\]  khi không dùng kính và khi dùng kính nhìn rõ vật từ khoảnh cách \[{{d}_{2}}=\frac{1}{4}m\]. Độ tụ của kính người đó là.

A.  0,5 dp                          B. 1 dp                            C. 0,75 dp                                D. 2 dp

Câu 20: Một  người  viễn  thị  có  khoảng  nhìn  rõ  ngắn  nhất  là  40cm.Tính  độ  tụ  của  kính  mà  người  ấysẽ  đeo  sát mắt để  có thể  đọc  được  các  dòng  chữ  nằm  cách  mắt  gần  nhất  là  25cm.

A.1,5điôp                             B.2điôp                       C.-1,5điôp                            D.-2điôp

Đáp án

 

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

A

B

B

C

B

C

C

A

B

D

 

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

C

A

A

B

D

B

C

B

A

Bài viết gợi ý: