Lỗ tấn là con người sống có nghĩa khí, ông từng là một người thầy thuốc nổi tiếng, nhưng vốn có trong mình niềm đam mê với nghề viết, mang trong mình tư tưởng lớn của thời đại, muốn nói lên được những vấn đề nhức nhối của thời đại. Chính vì sự đam mê làm ông luôn khát khao được đổi mới cho đất nước, ông đã nổi tiếng nhờ đóng góp được nhiều tác phẩm cho nền văn học Trung Quốc, cho kho tàng văn học thế giới nổi bật lên là tác phẩm Thuốc mang trong mình đầy ý nghĩa về mọi mặt, chứng tỏ được cái nhìn sâu sắc của ông trước cuộc đời.
Có lẽ ắt hẳn ai trong chúng ta khi đọc nhan đề đều ấn tượng, “thuốc” theo ta hiểu nghiã như một loại dược phẩm giúp ích cho sức khỏe, giúp con người chống lại bệnh tật, ở trong tác phẩm này chẳng gì khác chính là chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho Thăng Tuyên ăn lúc bị bệnh lao. Nó mang nhiều ý nghĩa ẩn sâu bao trùm cả nghĩa đen, nghĩa bóng. Nó vừa được hiểu như là chiếc bánh bao tẩm máu người kia- một vị thuốc thuộc về sự mê tín trong lối chữa bệnh ngày xưa, không hề mang đến kết quả, mà còn phản tác dụng đưa đến cái chết oan uổng cho nhân vật. Bên cạnh đó, chiếc bánh bao thể hiện được sự mê muội dẫn đến tinh thần người dân Trung Quốc đi xuống, tuy nó vô hại nhưng vì quá tin nên họ không bao giờ đi tìm một phương thuốc cho người bệnh, không chịu phát triển về khoa học, Bố mẹ cũng không có kiến thức, đầy tính gia trưởng trong cách giáo dục thời đại kia, mong con khỏi thì lại liên tục thúc ép ăn uống dẫn đến cái chết của người con. Lẽ nào nó còn đại diện được cho phương diện chính trị, sự dã man trong cách quản lý đất nước,con người trong xã hội này liệu có thể không bị liên lụy. Máu người- thực sự là có thật, sự xuyên tạc về nó về chiếc bánh có thể chữa được bệnh quả thực là điều u mê lạc hậu của cả người dân. Máu kia được lấy từ chính người cộng sản đáng kính Hạ Du, vì làm người cách mạng nhưng anh lại xa rời quần chúng, mọi người thân thích đều không hề biết, mà anh bị hiểu lầm trong cách nghĩ của người dân,người chú cho rằng anh bị điên, là giặc đáng khinh, mua máu anh để tẩm bánh bao. Vì vậy có lẽ dùng nhan đề Thuốc là thích hợp nhất để nêu lên được sự thực về nỗi đau của dân tộc, sự đáng thương cho hoàn cảnh một đất nước Trung Quốc lúc bấy giờ.
Có thể chia truyện làm bốn phần: Phần một là Lão Hoa Thuyên đi mua thuốc cho con uống để chữa bệnh lao. Phần thứ hai là khi Vợ chồng lão Hoa nướng “thuốc” và thằng Thuyên – con trai ăn “thuốc”, phần thứ ba là cuộc nói chuyện của Bọn khách trong quán trà và bác Cả Khang (đao phủ) nói về “thuốc” nói về người tử tù; và đoạn còn lại chính là phần bốn: Bà Hoa và bà Tứ cùng đi thăm mộ con và gặp nhau trong nghĩa địa nhân ngày thanh minh.
Hạ Du không thực tế xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm, mà được giới thiệu thông qua nhân vật khác và người kể chuyện. Người ta thương nói “chết là hết”, nhưng ở đây hình ảnh đáng thương sâu sắc của anh hiện lên không chỉ trước cái chết vốn đã đầy oan uổng, nhưng nay còn cay đắng gấp vạn lần vì “người chết rồi mà danh tiếng, thân xác vẫn không được yên ổn”. Đoạn cảnh đầu tiên, ngay trong buổi sáng sau khi anh chết, ở pháp trường kia, rao bán một thứ bánh bao có thể chữa bệnh thần kì, Lão Hoa đi mua chiếc bánh bao tẩm máu của người tử tù để về cho thằng cháu bị bệnh uống, ông nhất quyết xen vào giữa đám đông xô đẩy nhau để mua cho bằng được nó. Thật là đáng thương khi nhìn thấy đám đông này, càng đông người, càng chứng tỏ được rằng sự thảm hại trong nhận thức đầy mê muội của người dân Trung Quốc bấy giờ. Hình ảnh một người cách mạng Trung Quốc bảo vệ cho đất nước, chống quân Nhật,mà họ xem không hề chút xót thương, còn khinh bỉ. nó mang cho ta đến sự ghê tởm trong lối suy nghĩ của họ. Phần tiếp theo nói về, vợ chồng lão Hoa Thuyên gặp nhau “bàn bạc một hồi”, cảnh lấy lá sen già gói bánh bao tẩm máu tử tù để nướng, cảnh ngọn lửa đỏ sẫm bốc lên “một mùi thơm quái lạ”, cảnh thằng Thuyên ăn “thuốc” hai bố mẹ đứng hai bên, và bà Hoa nói khẽ, an ủi con: “Ăn đi con, sẽ khỏi ngay”, tất cả đều phản ánh sự không học, mê muội sẽ dẫn đến hậu quả tai hại trước sức khỏe của đứa con, họ phó mặc cho phương thuốc chưa được kiểm chứng kia,cũng bởi họ nỗ lực thương con hết mực mong con chóng khỏi nên họ mới ép con, họ vừa đáng thương vừa đáng trách làm sao. Tác giả đã nhắc đến Tục chữa bệnh phản khoa học, lối nghĩ mê tín đã reo vào tâm trí của người dân trung Quốc thật đáng sợ.
Đến khi trời sáng, cũng chính là lúc đạt đến đỉnh điểm của câu chuyện châm chọc, những lời bàn tán xôn xao.Ở trong chính quán trà của Lão Hoa, nơi này đông khách dừng chân. Cậu Năm Gù, Cả Khang, người râu hoa râm, mỗi người đều góp sức mình vào câu chuyện đầy đủ về cái chết, và cuộc đời của người đàn ông kia “Hạ Du”, “một con người khốn nạn”, “hắn điên thật rồi”, thái độ miệt thị cùng lời nói cay nghiệt dành cho một người chết rồi. Họ còn cho rằng cái chết này mang đến sự may mắn cho người chú- Cụ Ba, vì nhanh miệng tố cáo cháu mà được thưởng tiền của nhà nước, người còn lại cũng vậy, nhanh chân đi mua chiếc bánh bao tẩm máu của người tử tù để như phương thuốc hiệu nghiệm chữa bệnh cho thằng cháu đang bị bệnh lao hiểm nghèo. Thật sự qua đây ta thấy được sự nhận thức về mọi vấn đề cuộc sống, cuộc đời, về bệnh tật của người Trung Quốc còn quá ư là hạn chế. Có lẽ cũng chính vì điều đấy, mà người viết, nhà văn Lỗ Tấn luôn canh cánh, nhận thức ra được “việc thức tỉnh con người dân Trung Quốc là việc đúng đắn nhất, cấp bách nhất lúc này”.
Còn về phần một người làm cách mạng, sớm giác ngộ hoàn cảnh của người dân, sớm nhận thức được chế độ phong kiến Trung Quốc, một con người dám hi sinh vì nghĩa lớn, đầy yêu nước, tiên phong trong mọi hoạt động chống phá quân Nhật bảo vệ cho nền hòa bình đất nước, nhân dân như Hạ Du, người lính quả cảm điển hình đứng trong hàng ngũ của cuộc cách mạng Tân Hợi, cuộc cách mạng có một không hai với mục đích cao cả lật đổ chế độ phong kiến Trung Quốc. Vậy Hạ Du có lỗi gì?. Có chăng chỉ vì sự cô đơn trên chiến tuyến, trên con đường đi của mình, không một ai có thể hiểu cho anh phải sống trong cảnh hoạt động bí mật vì sống trong khuôn khổ nhà nước Trung Quốc. Đến cả người mẹ anh , dường như một người thân cận, cũng không thể hiểu được nổi cho anh, người chiến sĩ ấy cô đơn biết nhường nào.
Thời gian trong câu chuyện, như theo mạch cảm xúc đầy lạc quan của tác giả. Tiết trời thanh minh, là mùa xuân mới của đất trời, nó mang đến nhiều điều mới. Người ta thường nói “thời gian giúp chúng ta quên dần đi quá khứ”, quay trở về câu chuyện người tử tù ngày nào, giờ đây trong công chúng cũng chẳng còn những câu chuyện bàn tán, những câu chuyện hiểu lầm tai hại dành cho con người đáng kính này nữa. Chỉ còn người mẹ nhớ đến người con trai với niềm thương xót vô bờ, niềm tưởng nhớ dù con có như thế nào, “lòng mẹ luôn bao la”. Mạnh dạn bước qua con đường mòn để đến gặp con với niềm đồng cảm sâu sắc. Vì con đường mòn ấy không đơn thuần, nó là ranh giới của sự phân biệt điển hình trong chế độ cũ, bên này thì của người nghèo, còn bên trái kia là nơi đứa con mình đang yên nghỉ, nó được định nghĩa là nơi dành cho người chết chém. Vì vậy chỉ có người mẹ yêu thương của chúng ta mới sẵn sàng dám vượt qua định kiến xã hội để đến với con. Thể hiện ở đây chính là sự xấu trong tập quán nếp sống của người trung Quốc đã trở thành một thói quen khó bỏ, nhưng đầy chân thực, dề cập ở đây Tác giả của chúng ta không có ý gì khác là muốn phơi bày, muốn cả xã hội phải chú ý sớm nhận thức và bài trừ chúng. Và Bà mẹ cũng cảm nhận thấy, ngày này mọi người đi viếng mộ rất đông, “Nghĩa địa của làng mộ dày khít như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ…”, nhưng có một điều làm bà vô cùng ngạc nhiên chính là một vòng hoa của người để nó lại trước mộ của con bà , nó đầy tôn kính, tươi mới “hoa trắng hoa hồng nằm khoanh trên nấm mộ khum khum”. Một câu hỏi hiện lên trong đầu bà “ Thế này là thế nào?”.Câu hỏi ấy làm bà có suy nghĩ mở , mang đến cho bà niềm vui bất chợt, sửng sốt nhưng không kém sự cảm thông, sự vui mừng trước người đời-người bà không biết tên. Có lẽ câu trả lời đã đưa đến dù có hay không ta cũng đã ngầm hiểu được đó chính là một tác giả, một thái độ thay đổi, đổi mới trong tư duy, của người đồng cảm với chiến sĩ Hạ Du, hiểu được giá trị của anh vô cùng to lớn, xót xa cho số phận của anh, cũng là lời thú tội muộn màng cho chế độ xã hội cũ, cho kiến thức, cho chính trị cũ đã đưa anh đến cái chết oan, và để anh nhận thấy rằng anh không bao giờ cô độc trên chiến tuyến của nền cách mạng mới.
Với lối viết tuy đầy súc tích, cô đọng nhưng vẫn khắc họa được hình ảnh nhân vật trữ tình rõ ràng, sự thành công trong cách xây dựng nhân vật khác trong truyện biết đặt nhân vật chính về phía sau nhân vật đám đông để khắc hoạ chủ đề, hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng mãnh liệt thức tỉnh quần chúng, tác phẩm có thể nói là xuất sắc nhất tiêu biểu cho làn gió về nghệ thuật mới, không lẫn với bất kì tác phẩm nào, và để chúng ta mãi ngợi ca về một nhà văn hào Lỗ Tấn ông đã sống trọn vẹn một thành công trong nghề nghiệp viết với một tâm thế chiến đấu ngoan cường, bất khuất, coi khinh mọi kẻ thù của nhân dân.