Từ lâu đề tài về con người vượt lên để theo đuổi khát vọng, hoài bão không giới hạn, họ hình thành nên những công trình đúng như ước mơ của mình trên bất kể lĩnh vực nào đều được trân trọng, được chắp bút bởi những tác giả tâm huyết, những nhà thơ mang hơi hướng bút pháp hiện đại, khuynh hướng lối nghĩ tự do, khoáng đạt hòa chung không khí khi nước nhà bước sang kỷ nguyên mới, tạo nên được thành công vang dội của không ít tác phẩm thơ ca. Có thể nói đề tài ấy, những thông điệp sâu sắc xung quanh điều ấy được hiện rõ trong câu thơ sau của Trần Dần :
“Tôi khóc những chân trời không có người bay.
Lại khóc những người bay không có chân trời”.
Khi ta thực sự chiêm nghiệm về vấn đề được nêu trong câu nói kia mới thấy hợp với lý lẽ của thời đại. Ông đã mạnh dạn chỉ ra những quan điểm mới, đầy tính nhân sinh, đúng mãi. Trong lịch sử phát triển của xã hội và trong quan điểm cũng như tính cách người Việt nhưng cũng tồn tại không ít nghịch lý đôi khi dẫn con người ta đến chỗ phải âm thầm ngửa mặt lên trời mà khóc, thất vọng về bản thân không hẳn vì không may mắn mà là loay hoay mãi để tìm ra cho mình một con đường như mình mong muốn, nhưng cũng vẫn sẽ tồn tại những con người dù phải trải qua những hoàn cảnh hoặc nghiệt ngã, hết sức tẻ nhạt, tầm thường, vẫn luôn tìm được những chân trờicho khát vọng của mình mà bay lên.
Khi cất lời đọc những câu thơ trên, là những độc đáo về ngôn từ và ý nghĩa câu thơ, lối sáng tác tự do, khoáng đạt, giàu hình ảnh, gợi sự liên tưởng rất lớn và làm cho các mọi người đặc biệt là thế hệ trẻ thích thú và dần cảm nhận tính đa nghĩa mênh mang trong thơ ông.
Theo cách lý giải đơn giản ta có thể hiểu “chân trời” là những vùng đất mà bị giới hạn, vùng đất dừng chân của những con người đã nỗ lực trong suốt cuộc hành trình theo đuổi mục tiêu của mình, nó là biểu thị ý thức, nó cũng giúp khẳng định được bạn là ai. Vậy dễ hiệu khi cho rằng những giới hạn không được chinh phục, ước mơ mà con người hiện tại đã quên mất, hay đã chôn vùi cùng với năm tháng chạy theo vật chất, xô bồ nơi xã hội, chi phối bởi những thứ xung quanh,…tất cả được thể hiện ở câu nói thứ nhất “những chân trời không có người bay”, còn “những người bay không có chân trời” chính là để nói về những con người không mạnh mẽ dám theo đuổi đam mê của bản thân, không biết mình thực sự mong muốn gì, trở thành ai, điều mà mình đang làm liệu nó đã giúp gì cho bản thân phát triển,..Ở cả hai câu, lối chơi chữ đều được thể hiện, sự suy nghĩ sâu sắc của nhà thơ đã thể hiện đến mức độ cao, cả hai trường hợp ông nêu ra đều xuất phát từ lòng thương cảm, có phần trách móc qua từ “Khóc”.
Khi ông cất tiếng “khóc” kia với đời, có lẽ ông đã suy nghĩ kỹ càng về điều mình trông thấy dường như quan trọng nhất trong cuộc sống này. Với guồng quay của cuộc sống, lối sống tạm thời, không có gì đột phá khác lạ vì có lẽ họ đáng thương bởi tất cả đã tác động làm mất dần đi những giá trị của giấc mơ, ước mơ dần trở nên xa rời thực tế , không còn những khát vọng và không còn muốn với tới những chân trời lạ. Và xã hội sẽ đi tới đâu khi mà xung quanh chỉ toàn là những ước mơ ngắn, những con người luôn so đo với nhau, những mục tiêu giống nhau. Xã hội sẽ dần dà thụt lùi, con người sống trong một xã hội như vậy chẳng khác nào cũng vậy sẽ tồn tại đức tính ỷ lại người khác, không nỗ lực cố gắng tìm tòi, không có một động lực nào để cố gắng, tràn đầy mệt mỏi, bắt buộc… Điều tồn tại song song đáng bàn hơn nữa chính là những con người không có đam mê, cái gì cũng chỉ chung chung, hài lòng vào hiện tại, sẽ không bao giờ chạm tay tới thành công trên bất cứ lĩnh vực nào, không có điều gì dẫn đường cho nguồn nội lực bản thân bùng cháy, tỏa sáng, để rồi sẽ dần dần chìm sâu vào những khó khăn, không có ý chí tiến lên,bị lừa gạt khi cứ phải “sống cuộc đời người khác trong quỹ thời gian eo hẹp của mình” … Quả là điều đáng sợ!!!.
Khi nhà thơ đưa ra bàn luận về vấn đề này, thì ở nhà thơ ta cảm thấy đã có lần cất tiếng cười hạnh phúc với cuộc đời mình,sống trọn vẹn với cuộc đời mình. Tất nhiên ở ông cũng là một cuộc đời thiệt thòi, đớn đau cả thể xác lẫn tinh thần, nhưng trên hết thảy có một điều nhiều người phải ghen tỵ ở một chân trời giản dị mà sáng và đẹp.., một người nổi tiếng với đầy nhân cách cao đẹp, thẳng thắn , chăm chỉ, miệt mài, khinh miệt những gì luồn lọt, gian trá.. và đầy mạnh mẽ khi dành cả cuộc đời để theo đuổi niềm đam mê nghệ thuật văn chương đặc biệt là mảng thơ ca, sống trong niềm hạnh phúc , thoải mái sáng tác với chữ nghĩa mà đến khi bệnh tật phải lìa xa vòng tay gia đình, bè bạn,…cũng không có gì phải hối tiếc.
Vậy mới thấy cái điều dễ hiểu trong phong cách sáng tác văn chương, nếu như ai ai cũng sống trong cùng một bầu trời gò bó, bưng bít chân trời văn học, những hơi hướng mới cho các tác giả để rồi ai ai cũng cùng đề tài, cùng những ngôn từ, ý thơ giống nhau, không có nét phá cách thử hỏi chúng làm sao hấp dẫn được người đọc, nhanh chóng nhàm chán…Suy rộng ra, ai sống trong xã hội này cũng đều phải trải qua một trong hai trường hợp ông đã nêu ra không ít thì nhiều, không phân biệt tuổi tác, ngành nghề theo đuổi. Liệu bây giờ có phải quá muộn để nhận ra những sai lầm, có còn cơ hội sửa sai.
Nhưng một số ít nhân tố trong xã hội sẽ cho ta niềm hy vọng rằng thời nào cũng có những con người đã bay ở những chân trời của tự do, của sáng tạọ, của khát vọng sự thật và họ yêu mến cái đẹp đến vô bờ!. Nên nó không nan giải, khó khăn như ta tưởng,muốn được như vậy thì ta nên biết sống, biết xác định điều mình sẽ theo đuổi, sẽ gắn bó và kiên trì theo đuổi đến tận cùng, vượt qua khó khăn, điều làm ta xao lãng. Điều cần thiết là luôn phải xây dựng sự quyết tâm sự khao khát khám phá, không để dễ lãng quên những chân trời mơ ước thời xưa kia thì mới mong chạm vào thành công sớm. Cố gắng nỗ lực học tập, tu dưỡng nhân cách cũng sẽ là bàn đạp, những nền móng vững chắc cho sự phát triển của ta sau này.
Rồi khi suy ngẫm về những thế hệ học trò mới, khi đứng trước cánh cửa bước ra khỏi vòng tay bố mẹ để vào đời, đặc biệt với họ là chọn trường đại học, chọn những ngả đường riêng để tiến xa, để phát huy được những năng lực, những đam mê chảy bỏng của bản thân có thể cống hiến được cho xã hội. Những “chân trời” mở ra, vô vàn ngã rẽ, vô vàn quyết định, đừng để sự tác động của cơ chế thị trường, hay tư vẫn của một ai đó thân cận làm ta quá xao lãng, quên đi mục tiêu bản thân ngay từ đầu. Do đó, nên tập trung trước những quyết định quan trọng, chỉ bản thân mình mới có thể hiểu được mình muốn gì, và thực sự hạnh phúc khi làm điều gì?
Có lẽ câu nói nổi tiếng của nhà thơ Trần Dần mang được bao nhiêu thông điệp, sự suy ngẫm của ông dành để trao đổi với bạn đọc trước những hiện thực xã hội. Một cuộc đời ban cho bạn, còn việc sử dụng nó sao cho hiệu quả, có giá trị thì lại tùy thuộc vào bạn, phải luôn tin rằng chúng ta cuộc đời đã luôn tạo ra cho chúng ta một chân trời, cho ta niềm tin và hy vọng để không bỏ cuộc khi chưa tìm thấy, chưa chạm tay vào nó. Vậy nên đừng sợ hãi vì những lầm lỡ trong quá khứ, những niềm tin, những kiến thức vào năng lực bản thân phải được hun đúc, lấp đầy đều đặn để sẵn sàng đến lúc được tỏa sáng nơi chân trời của chính mình.