Nguyễn Khoa Điềm là nhà văn trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ của mong mang đậm chất trữ tình chính luận, có sự hòa quyện giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng. Đoạn trích Đất nước – trích trường ca Mặt đường khát vọng, đã thể hiện được đặc trưng sáng tác của ông qua việc thể hiện tư tưởng “Đất nước của Nhân dân” mà cụ thể là ở những câu thơ sau:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Hạt gạo phải một nắng hai sướng xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó.”
Có thể nói, Đất Nước là đề tài được rất nhiều nhà văn, nhà thư khám phá ở nhiêu khía cạnh khác nhau. Có người tìm nó trong chính sử, có người tìm nó trong dã sử, cũng có người tìm Đất Nước e ấp trong tình cảm trai gái thiết tha:
“Em ơi buồn làm chi!
Anh đưa em về sông Đuống
Ngày xưa cát trắng phẳng lì…”
Và cho dù có tìm hiểu ở khí cạnh nào thì Đất Nước vẫn chính là thứ tình cảm thiêng liêng nhất, tươi đẹp nhất mà nói theo Trần Mai Ninh chính là “Có mối tình nào cao hơn Tổ quốc”. Nhưng khác với các nhà thơ, nhà văn khác, Nguyễn Khoa Điềm không định nghĩa Đất Nước ở phương diện lịch sử, cũng không tìm hiểu Đất Nước ở khía cạnh chính sử mà ông tìm hiểu Đất Nước ở những cái thân thuộc, thân quen tưởng chừng nó ở ngay trong chính chúng ta:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi”
Câu thơ được Nguyễn Khoa Điềm viết ra như một lời trò chuyện, một chân lý vốn có, một sự thật hiển nhiên: “Đất Nước đã có rồi”. Nghĩa là khi vừa mới lọt lòng, vừa phôi thai trong bụng mẹ thì Đất Nước đã được hình thành. Tác giả dùng “ta” chứ không dùng “tôi” như một lời khẳng định Đất Nước không của riêng ai, Đất Nước là của tất cả mọi người và vì là của mọi người nên khi Đất Nước bị xâm phạm, bờ cõi bị xâm lăng, mỗi người cần phải đứng lên, kết vòng tay lớn chống lại ngoại xâm. Câu thơ mở đầu đã hoàn thành được sứ mệnh của nó, khi đã thể hiện được chủ đề, tư tưởng của tác phẩm, đó chính là tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân”. Và là vì Đất Nước của Nhân Dân nên khi truy nguyên về nguồn cội, Nguyễn Khoa Điềm tìm trong dã sử, trong những câu chuyện cổ tích mẹ hàng ngày:
“Đất Nước có trong những cái ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”
Những câu chuyện cổ tích thường bắt đầu bằng mô-típ “ngày xửa ngày xưa”, để rồi qua những câu chuyện ấy, người Việt Nam thấm nhuần tư tưởng về cái đẹp, biết tôn vinh người tài, cái thiện, phê phán, bài trừ kẻ ác độc, xấu xa. Chính những câu chuyện ấy đã hình thành nên tài năng và nhân cách của con người.
Hình ảnh người bà nhai trầu móm mém được hiện ra trong câu thơ thứ ba thật gần gũi và giản dị:
“Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn”
Ăn trầu là văn hóa của dân tộc. Không biết tục nhai trầu bắt đầu từ khi nào nhưng chỉ biết rằng màu đỏ của trầu, vị chát của cau và vị cay của vôi gợi nên tình cảm gắn bỏ thủy chung của vợ chồng, tình cảm keo sơn của anh em ruột thịt trong “Sự tích trầu cau”. Và cũng trong những truyền thuyết ấy, xuất hiện hình ảnh người anh hùng làng Gióng, nhổ tre bên đường đánh đuổi giặc Ân:
“Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre đánh giặc”
Bốn ngàn năm qua, Đất Nước Việt Nam chúng ta phải chịu biết bao trận chiến xâm lược của chế độ phong kiến phương bắc, sự chống phá của vương quốc phía Nam và lúc bấy giờ lại là thế lực xâm lăng cướp nước của tư bản phương Tây. Có thể nói, Đất Nước chúng ta sống trong chiến tranh và trưởng thành trong những cuộc chiến tranh vê quốc vĩ đại. Hình ảnh “cây tre” còn gợi lên hình ảnh của con người Việt Nam, cần cù, siêng năng, chịu thương, chịu khó: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre anh hùng chiến đấu, tre anh hùng đánh giặc”. Không chỉ dừng lại ở đó, Đất Nước Việt Nam còn gắn lienf với hình ảnh người mẹ tận tụy sớm hôm:
“Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay, muối mặn”
Câu thơ gợi nên hình ảnh thẩm mỹ của người Việt Nam:
“Tóc ngang lưng vừa chừng em bới
Để chi dài, bối rối lòng anh”
Và chính những búi tóc ấy, những bối rối ấy đã vun đắp cho tình cảm đôi lứa yêu nhau, rồi kết hôn, rồi sinh con, đẻ cái, để con cái họ tiếp tục “mang Đất Nước đi xa. Đến những tháng ngày mơ mộng”.
Muối muôn thuở là mặn, gừng muôn đời là cay. Cái cảm giác cay mặn ấy chẳng thể nào mang lại điều hạnh phúc nhưng lại là biểu tượng cho sự thủy chung son sắt. Bởi lẽ, mặc dù cay mặn, nhưng cảm giác ấy lại để lại dư vị dài lâu. Ý thơ được gợi từ câu ca dao:
“Tay bưng đĩa muối chấm gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng phụ nhau”.
Giữa mênh mông rừng già, cây vẫn cứ là cây, nhưng khi được con người mang về làm nơi cư ngụ thì có được gọi là cột, là kèo. Và những cái tên bình dị ấy lại gợi nhớ về sức mạnh, về chỗ dựa lớn lao của tổ ấm gia đình:
“Cái kèo cái cột thành tên”
Phải chăng tác giả muốn ngụ ý rằng cái kèo, cái cột ấy chính là con người Việt Nam và mái nhà chính là Đất Nước. Có nghĩa là, mỗi con người Việt Nam lúc này, trong thời kỳ chiến tranh ác liệt như thế, cần phải trở thành những rường cột của Đất Nước, trở thành chỗ dựa cho quê hương. Không chỉ vậy, Nguyễn Khoa Điềm còn tái hiện nền văn hóa nước ta chỉ bằng một câu thơ đơn sơ nhưng đầy dụng ý:
“Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng”
“Hạt gạo” ở đây gợi ra một tên gọi khác cho nền văn minh Âu Lạc: “Văn minh Lúa nước”. Để có dược những hạt vàng, hạt ngọc ấy, người dân phải trải qua cả quá trình lao động vất vả “bán mặt cho đấtm bán lưng cho trời”, phải “một nắng, hai sương” từ xay, đến giã, dến giần rồi đến sàng mới ra thành phẩm. Quá trình đó được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện thông qua biện pháp liệt kê, tạo nên sự liên tục như chính đôi tay cần mẫn của người nông dân. Trân trọng hạt lúa chính là trân trọng công sức lao động, chính là phải trân trọng Đất Nước, trân trọng cội nguồn.
Kết thúc đoạn thơ này, Nguyễn Khoa Điềm thâu tóm tất cả bằng một tư tưởng duy nhất: “Đất Nước có từ ngày đó…”. Dấu “…” cuối câu chính là biện pháp tu từ im lặng, lời dẫu hết nhưng ý vẫn còn, vẫn nung nấu và sục sôi.
Tác giả đã sử dụng rất nhiều chất liệu văn hóa, văn học dân gian vào khổ thơ này, như muốn nhận mạnh rằng Đất Nước chính là những thứ thân thuộc, gần gũi, gắn bó thiết tha, vài vì gần gũi, thiết tha như thế nên tác giả lúc nào cũng trân trọng viết hoa hai từ “Đất Nước” như một danh từ riêng, thể hiện sự biết ơn, cảm phục. Giọng văn trữ tình chính luận của tác giả đã kể lại câu chuyện về chiều dài của Đất Nước: “Đất Nước đã có”, “đất nước có trong”, “Đất nước bắt đầu”, “Đất Nước lớn lên” để rồi chốt lại “Đất Nước có từ ngày đó”
Ra đời trong những năm tháng cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc bước vào giai đoạn quyết định nhất. Nhiệm vụ của tác giả chính là phải làm sao để thức tỉnh thế hệ Thanh niên miền Nam, cùng xuống đường hòa mình với phong trào đấu tranh khởi nghĩa đang rực lửa trên khắp Đất Nước Việt Nam. Chín câu thơ này như một lời Tổng động viên vừa có tình, vừa có lý, vừa mang tính quyết liệt nhưng giọng điệu tâm tình như lời nhắn nhủ thiết tha.