Nguyễn Khoa Điềm là một trong những cây bút tiêu biểu trong nền thơ ca thời kỳ chống Mĩ cứu nước. Thơ Nguyễn Khoa Điềm được đánh giá là luôn giàu chất suy tư, cảm súc dồn nén. Bài thơ “Đất nước”, trích trong trường ca “Mặt đường khát vọng” là một trong những tác phẩm thành công của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cho thấy tư tưởng đất nước của nhân dân và tình yêu thương sâu sắc và trách nhiệm của nhà thơ với đất nước. Đặc đoạn thơ thứ hai đã thể hiện thành công những cảm nhận chân thành, mới mẻ và gần gũi của nhà thơ khi định nghĩa hai từ thân thương “đất nước”:

“Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng.”

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã có cách định nghĩa thật mới mẻ, cụ thể về đất nước. Với ông đất nước là những gì bình dị, rất gần gũi và thân thuộc với mỗi con người:

“Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi hai ta hò hẹn”

Ông đã mượn lối đối đáp tâm tình thân thương giữa lứa đôi để mang đến một hình ảnh đất nước không trừu tượng mà cụ thể. Tác giả đã khéo léo tách “đất nước” thành hai thành tố “đất” và “nước” để định nghĩa. Với nhà thơ, đất nước là những nơi hiện hữu trong cuộc sống thường ngày của mỗi người, đó là “nơi anh đến trường”, đó là “nơi em tắm”. Ngôi trường là nơi anh gắn bó biết bao kỷ niệm tươi đẹp, cho anh kiến thức và dạy cho anh cách làm người. Còn “nơi em tắm” ý chỉ dòng sông mát trong êm đềm, chảy suốt bao tháng năm, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, lao động thường ngày. “Nơi em tắm” cũng được hiểu là nơi bến nước, cây đa rất đỗi thân thương. Không chỉ có vậy, đất nước còn là “nơi hai ta hò hẹn”. Thì ra, đất nước hiện lên trong thơ Nguyễn Khoa Điềm lại gần gũi đến thế, nơi riêng tư hò hẹn, một không gian nhỏ của lứa đôi cũng chính là đất nước. Đất nước trong quan điểm của nhà thơ còn là nơi chờ đợi trong nhớ nhung của người con gái dành cho người thương của mình, để rồi “đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm”. Trong ý thơ này, nhà thơ đã thật tinh tế khi sử dụng hình ảnh của những câu ca dao ngọt ngào, sâu lắng.

“Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai…”

Bằng hình ảnh trong ca dao, nhà thơ đã ngầm định nghĩa đất nước cũng chính là nơi cất lên những câu ca dao hàng ngày trong mỗi miền quê yên bình. Đó là một ý thơ thật đẹp đẽ, giàu hình tượng. Bởi lẽ, ai lớn lên từ vành nôi mà không nghe những lời ru, những câu ca dao ngọt ngào của mẹ.

Nhà thơ tiếp tục say sưa với những định nghĩa về đất nước. Đất nước hiện lên trong những câu thơ tiếp theo là hình ảnh đất nước hùng vĩ, mênh mông có tự lâu đời:

“Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ”

Không chỉ mượn hình ảnh ca dao thân thuộc, ở ý thơ dưới nhà thơ lại tiếp tụ sử dụng những câu dân ca Huế sâu lắng, ý nhị như “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”, “con cá ngư ông móng nước biển khơi” để nếu lên quan niệm về đất nước. Hình ảnh “con chim phượng hoàng” với “núi bạc”, “con cá ngư ông” với “biển khơi” gợi lên một đất nước huy hoàng, hùng vĩ và giàu đẹp. Đất nước hùng vĩ ấy đã trải qua “thời gian” “không gian” dài và rộng lớn. Hai từ láy “đằng đằng”, “mênh mông” cùng cụm từ “nơi dân mình đoàn tụ” đã lột tả được một đất nước có truyền thông từ lâu đời, trải qua thời gian dài đằng đẵng. Câu thơ ngầm ngợi ca con người “dân mình” đã gắn bó, đoàn kết dựng nước và giữ nước, bảo vệ từng tấc đất quê hương qua bao năm tháng.

Đất nước không chỉ là nơi gần gũi thân thuộc, trải qua bao thăng trầm lịch sử mà còn là vùng đất linh thiêng gắn với truyền thuyết “con rồng cháu tiên”:

“Đất là nơi chim về

Nước là nơi rồng ở

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”

Nhà thơ nhấn mạnh dân tộc Việt Nam là nơi “đất lành chim đậu”, nơi có rồng thiêng “thăng long”, có cội nguồn lâu đời, gắn với truyền thuyết dân gian mà không một ai trên mảnh đất hình chữ S thân thương này không nhớ. Tất cả dân tộc Việt Nam đều là anh em một nhà, dù có lên rừng hay xuống biển thì nguồn cội từ xa xưa vẫn được đẻ ra từ trong “bọc trứng”. Qua đó, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện một niềm tự hào sâu sắc về mảnh đất địa linh nhân kiệt, con rồng cháu tiên.

Xuyên suốt đoạn thơ, nhà thơ tách hai từ “Đất nước” làm hai thành tố “đất” và “nước” và điệp lại nhiều lần cùng hình ảnh thơ bình dị, mang âm hưởng dân gian đã mang đến những định nghĩa rất riêng và sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về đất nước.

Từ trái tim chân thành và tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến những khái niệm rất mới mẻ, cụ thể nhưng cũng rất gần gũi, thân thuộc với mỗi con người Việt Nam. Đọc đoạn thơ, người đọc được trở lại với từng không gian gần gũi của miền quê, hòa mình và những câu ca dao, dân ca ngọt ngào sâu lắng và thêm tự hào về quê hương Việt Nam tươi đẹp.

Trong thơ văn Việt Nam, đất nước là mảng đề tài muôn thuở được các nhà văn, nhà thơ lấy làm cảm hứng chủ đạo trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là trong những năm tháng chiến tranh. Vì thế, chúng ta có thể bắt gặp đất nước trong đau thương qua những vần thơ của thi sĩ Hoàng Cầm, đất nước thay đổi mới từng ngày qua thơ Nguyễn Đình Thi. Còn một đất nước được nhìn đầy đủ từ nhiều khía cạnh và trọn vẹn thì phải kể đến bài thơ Đất nước trong trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm. Ấy là một đất nước trải qua bao sóng gió của mưa bom bão đạn được nhà thơ tái sinh bằng hồn thơ phóng khoáng, tinh tế.

Nhìn đất nước từ nhiều khía cạnh qua những thăng trầm biến thiên của lịch sử, tên gọi đất nước từ thiêng liêng, bình dị nhưng chất chứa bao cảm xúc của Nguyễn Khoa Điềm. Xuyên suốt bài thơ, tư tưởng đất nước của nhân dân như sợi chỉ nối liền mạch cảm xúc, chi phối cả nội dung và hình thức đoạn trích Đất nước bằng hình thức thơ trữ tình – chính luận. Thông qua những câu thơ chất chứa tâm tư, tình cảm và suy nghĩ, nhà thơ muốn thức tỉnh tinh thần dân tộc, khơi dậy mối đại đoàn kết toàn dân trong những năm tháng chống Mĩ cứu nước.

Đoạn thơ dùng hình thức trò chuyện tâm tình với một người con gái yêu thương bám sâu vào cảm hứng, vào tư tưởng cốt lõi về đất nước của nhà thơ. Tư tưởng được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện sinh động, cụ thể trên các bình diện nghệ thuật: chiều dài của không gian, của truyền thống văn hóa, của tâm hồn và tính cách Việt… các phương diện hài hòa, thống nhất chặt chẽ và được nhà thơ đặt trong một hệ quy chiếu chung.

Đoạn thơ thứ 2 trong bài thơ Đất nước, tác giả đã thể hiện những sáng tạo nghệ thuật độc đáo với những khám phá mới mẻ về đất nước của mình. Nhà thơ đưa ra định nghĩa về đất nước:

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, đất nước được hiển hiện trong không gian văn hóa dân tộc mà còn được thể hiện trong tình yêu đôi lứa thiết tha mặn nồng. Định nghĩa của nhà thơ đầy tinh tế, thi vị nhưng thật vẹn tròn và ý nghĩa. Đất nước gắn liền với những kỷ niệm của anh và em, gắn liền với con đường tới trường, với tuổi thơ của chúng ta. Và đến khi anh và em hò hẹn thì nơi bắt đầu cũng chính là tình yêu dành cho đất nước. Tình yêu cá nhân đã hòa và tình yêu chung lớn lao của dân tộc.

Đưa ra một khái niệm đất nước qua sự kết hợp tình cảm riêng tư, để từ riêng biệt đi đến khái quát. Đất nước được nhà thơ mở ra theo chiều dài của lịch sử, của không gian văn hóa, của những con người luôn nặng lòng đi tìm bóng hình quê nhà. Đất nước được hình thành từ những điển tích điển cố, từ những câu chuyện ngày xửa ngày xưa… tất cả đã minh chứng cho niềm tự hào dân tộc của chúng ta. Đây cũng chính là đạo lý, truyền thống uống nước nhớ nguồn tốt đẹp của dân tộc ta. Nhà thơ kết lại đất nước là nơi nhân dân đoàn tụ, từ những cá nhân riêng lẻ gắn kết lại thành hai chữ nhân dân, đó chính là tinh thần đại đoàn kết của nhân dân ta. Tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh diệu kì, để những cái tôi riêng lẻ hoài vào thành cái ta chung của dân tộc.

Đoạn thơ thứ 2 chỉ vẻn vẹn 13 câu thơ ngắn gọn, khúc chiết nhưng tác giả đã đưa ra 3 khái niệm về đất nước với 3 cảm xúc khác nhau nhưng thống nhất trong sự chuyển hóa từ cái tôi thành cái ta, từ cá thể riêng biệt tới cộng đồng hoà quyện, kết dính làm nên đất nước của chiều sâu lịch sử, chiều dài thời gian, không gian và truyền thống văn hóa. Sự kết hợp hài hòa bởi sự am hiểu lịch sử, văn hóa, địa lý, phong tục bằng nhìn nhận mới mẻ, cảm xúc sâu lắng đã tạo nên giá trị của đoạn thơ.

Bài viết gợi ý: