Bài làm

Trên sóng truyền hình hiện nay, có thể dễ dàng bắt gặp vở kịch mang tên “hồn trương ba, da hàng thịt”, được chuyển thể thành công từ bộ kịch cùng tên của nhà viết kịch tài ba Lưu Quang Vũ. Nó mang trong mình nhiều triết lí nhân sinh,  mà còn là tinh thần chiến đấu thẳng thắn của một nghệ sĩ sẵn sàng tham gia hế mình vì một công cuộc đổi mới xã hội nước ta. Thể hiện một nhân vật Trương Ba đầy bi kịch nhưng chứa đầy sự ý thức trách nhiệm về giá trị bản thân trước thay đổi cuộc sống, sự dung hợp giữa phần hồn và phần xác một con người.

Hồn trương ba, Da hàng thịt chính là bắt nguồn từ kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, dựa trên cốt truyện hay, ông đã lên ý tưởng viết nên một vở kịch năm 1981.Thể loại kịch là một thể loại hay, khi thể hiện được trên nhiều phương diện, trong đó là sự độc đáo về cách dựng cảnh, dựng đối thoại. Những lời nói lồng suy nghĩ của nhân vật, ngắn gọn như lỗi nói thường ngày nhưng qua đó là bộc lộ lên cảm xúc của nhân vật. Cách xây dựng kịch tính xung quanh câu chuyện, trong những xung đột nhân vật, cả dến bên trong nội tâm của nhân vật , ngôn ngữ nhân vật cũng,  đầy những triết lý nhân sinh.

Có thể chia bản kịch thành 3 phần rõ ràng: Phần một là màn đối thoại của hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt khẳng định lên phần hướng thiện của một con người cao quý, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, tác phẩm sẽ không có kịch tính, vì vậy chính cái dung tục trong cuộc sống tồn tại quá nhiều sẽ lấn át đi cái sự trong sạch và cao quý của con nguoi, phần tiếp theo là mà đối thoai của Trương Ba với ngươi thân, Phần thứ ba chính là màn đối thoại giữa Trương Ba và Đế Thích- thể hiện được triết lý nhân sinh về con người là một thể thống nhất hài hòa về hồn và xác, khi cả hai không dung hợp cuộc sống vô nghĩa, sống dằn vặt và không dễ dàng.

Trong phần đầu của tác phẩm ta thấy hiện lên được một nhân vật Trương Ba đầy giản dị, thanh tao giữa chốn đồng quê, ông ham thú chơi cờ càng đánh lại càng hay, năm nay ông đã ngoài 60, thích cây cối, yêu cái đẹp, tâm hồn không hề bị vẩn đục bởi những điều thị phi chốn quan trường. Vì sự sơ xuất gạch nhầm tên trong sổ của Nam Tào, nên ông đã bị chết oan.Thiết nghĩ sự nhầm lẫn này là tai hại, “Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu” biết mình thật thất lễ với ông lão này, muốn đem lại công bằng cho ông lão,  cho một gợi ý để ông có thể trở lại dương gian sống tiếp trong cảnh ngày trước, cho cuộc sống ông ngày trước, cho những sở thích của ông được tiếp tục. Nhưng thật khó cho ông khi phải chọn lựa vì ông cũng không thể trở lại phần xác thịt của mình như ngày trước vì mọi người đã đem chon ông, chỉ có sự tự do của tâm hồn ông là có thể quay trở về, cho phép nhập được vào trong thân xác của anh hang thịt mới chết gần nhà để sống tiếp. Điều đó đưa Trương Ba vào thảm cảnh, ông luôn phải tự dày vò bản thân, đi ngược với điều tự nhiên của bản thân ông, nó gây cho ông không ít sự khó khan. Đầu tiên là linh hồn của ông phải trú nhờ thân xác người khác, sau đó phải sống tạm bợ, ông dường như khó hòa nhập, bị vấy bẩn lên bản tính trong sạch và ngay thẳng của bản thân do phải chiều những thói quen, nhu cầu hư hỏng, tự nhiên như anh hàng thịt ngày trước, tiếp theo ông  có sự phẫn nộ ngay trong cách suy nghĩ của mình, ngày trước dáng hình mình mảnh mai, dễ làm mọi công việc, nay lại sống nhờ tạm bợ nơi xác thịt thô phàm của nhà hàng thịt, đã không sai khiến được anh ta làm thú vui của ông, mà khi làm thì cái gì cũng hỏng, thú vui chơi cờ của ông cũng vì thế mà giảm đi, cuối cùng đáng sợ hơn cả là sự vấy bẩn bởi những thứ suy nghĩ tầm thường dẫn đến linh hồn ông Trương Ba không thể nào nguyên vẹn. Và sau tất cả mọi lý do đó, chính là sự phẫn nộ, đau khổ đến tột cùng khi cảm giác không được là chính mình trong lòng Trương Ba tích tụ và tăng lên.

Đến khi con người ta tuyệt vọng, đau khổ nhất, thì sẽ tất yếu dẫn đến hành động , Trương Ba luôn muốn hành động theo suy nghĩ khẩn khoản của mình, luôn mong muốn tách khỏi cái xác thịt kia, để tự do, tự lập không phải lệ thuộc. Nhưng đi ngược với suy nghĩ của ông, thì xác của anh hàng thịt lại luôn khuyên ông phải nên chịu đựng, đồng thời cười nhạo ông,nói đấy là những cố gắng vô ích, khẳng định trước ông là sức mạnh của một thể xác thô kêch, tuy đui mù, nhữn đã che chở cho ông suốt những ngày mưa nắng, được ăn ngon, uống đầy đủ, thuyết phục, dụ dỗ hồn Trương Ba thỏa hiệp với lí lẽ nghe thoạt đúng “chẳng còn cách nào khác nữa đâu”, “đã hòa vào làm một”, nhưng Trương Ba hiểu chính là sự thấp hèn trong suy nghĩ của xác thịt. Ông đã nhanh chóng nổi giận, mắng mỏ lại xác thịt, dạy cho xác thịt một bài học tinh thần, nhưng lại phải ngậm ngùi trước cái thực tiễn sẽ rất khó khăn để có thể làm lại, hay tách ra độc lập, đành quay đầu trở lại yên bên trong xác thịt.

Thấy sự quá khác biệt về con người Trương Ba dù ẩn trong lớp xác anh hàng thịt, những người thân cận vẫn nhận ra thông cảm cho ông, nhưng khi thực sự chung sống trở về dưới mái nhà thân thuộc, ông cũng gặp không ít khó khăn. Các cuộc đối thoại với người thân là người con trai thực dung, hay là với cô con dâu, người vợ, cháu gái làm Trương Ba thật sự phải xấu hổ cho những gì mình đã gây ra. Ông hiểu rằng họ phải chịu đựng ông trong thân xác này thì là một sự nhẫn chịu vô bờ đối với họ, những việc ông làm cũng sẽ tổn thương họ. Thê hiển rõ rệt qua hoàn cảnh đối thoại giữa các nhân vật cho ta thấy rằng. Trương Ba có một người vợ tốt, bản tính vị tha hiếm có, bà không chịu được sự dằn vặt, sự đau khổ, sự buồn bã về người chồng đó, từng muốn nhường lại cho cô vợ hàng thịt. Con Dâu thì cũng hiểu chuyện, thương bố chồng trong hoàn cảnh trớ trêu. Ông không sung sướng gì, nhưng cũng nhanh chóng thốt ra được lời từ trong trái tim của mình “Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy… mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa.”. Đến cô cháu gái ông hết mực yêu thương, vì là một đứa trẻ nên nó ngây thơ, trong sáng, không chấp nhận dung tục như chính ông, nhưng làm sao nó dám tin hình ảnh người đồ tể xấu xí, vạm vỡ kia là ông của nó,dù ông có nói nó hết lời, nhắc lại kỉ niệm cho nó. Nó một mực khước từ tình thân (tôi không phải là cháu ông… Ông nội tôi chết rồi). nó không thể chấp nhận cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “to bè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Nó bất ngờ lên cơn giận dữ như đỉnh điểm của sự dằn vặt lương tâm với ông nội nó, xua đuổi quyết liệt “Ông xấu lắm, ác lắm!cút đi!lão đồ tể, cút đi!”.

Sau lớp lớp bi kịch chất chồng nên tâm hồn nặng trĩu ông Ba, thì ông đã dứt khoát bằng màn độc thoại nội tâm sâu sắc, bước ngoặt lớn cho sự thay đổi trong suy nghĩ của ông.

Ông đã kêu Đế Thích- một người bạn cờ, một vị tiên trên trời xuống, thái độ lúc này của ông kiên quyết chối từ, không chấp nhận cái cảnh phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo nữa và muốn được là mình một cách toàn vẹn “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được.  Nêu ra cho ta thấy được khát khao bình dị muốn được là tôi toàn vẹn”.Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục tội lỗi. Ông giải thích cặn kẽ cho Đế Thích: “Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết”. Làm Đế thích nhanh hiểu ra tâm hồn vĩ đại thanh cao của Trương Ba. Triết lý nhân sinh thấy được ở đây là khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa.  Và khi Đế Thích lại thể hiện lòng tốt bằng cách muốn xin cho Trương Ba nhập vào xác cu Tị ta mới thấy lòng tốt ấy thật đáng tức cười , ông Trương Ba vì không muốn lặp lại sai lầm một lần nữa, chấp nhận đi đến cái chết vĩnh viễn để được giả thoát, để chuộc lại lỗi lầm nên trả lại linh hồn cho bé cu Tị. Câu  cuối cùng của toàn đoạn kịch “con người hạ giới các ông thật kì lạ”, mang đến cho ta những ý nghĩa hay.

Thông điệp mà tác giả gửi đến không bằng cách này , thì cách khác ta cũng có thể nhận ra ở những phần cuối, hãy biến cái vẻ đẹp tâm hồn của người lao động trong cuộc đấu tranh chống cái dung tục, cho quyền làm người được sống toàn vẹn theo tự nhiên, giá trị đích thực một con người. Sự bi kịch cuối cùng cũng đến với hồn Trương Ba, ông mong muốn mở nút thắt cho toàn bộ, trả lại xác cho anh hàng thịt, hồn ông vẫn vè bên cáy xanh trong vườn, khẽ trò chuyện với người thân yêu, cũng sự sống của cu tí, và mầm non do Gái trồng, thực sự âm hưởng toàn bài lúc này lại dịu dàng, giải thoát, màn kịch mang đến sự chiến thắng của sự sống thật với bản thân mình luôn luôn là điều tuyệt vời nhất. Lúc ấy có lẽ là lúc hạnh phúc nhất với ông vì đã chiến thắng được bản thân, chiến thắng sự dung tục, hoàn thiện được nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

Có thể nói đọc được tác phẩm này, ta thấy được những triết lý nằm trong bi kịch của con người bị áp đặt vào trong cuộc sống vay mượn tạm bợ không thuận tự nhiên, tỏa sáng lên được vẻ đẹp tâm hồn đẹp khi biết chống lại sự dung tục ngày càng hoàn thiện bản thân, ta có thể thấy cái tài của nhà viết lịch Lưu Quang Vũ về sự kết hợp đặc sắc trên cả hai phương diện kịch bản và nghệ thuật, mà không mất đi cái giá trị truyền thống, và thông điệp ông muốn gửi găm, lối dùng văn chương điêu luyện, tất cả đó xứng tầm với nhà viết kịch thời đại.

Bài viết gợi ý: