I. ANCOL BỊ OXI HÓA BỞI CuO, ĐUN NÓNG

* Ancol bậc 1 bị oxi hóa nhẹ thành anđehit

            $R-C{{H}_{2}}OH+CuO\xrightarrow{{{t}^{o}}}RCHO+Cu+{{H}_{2}}O$

Ví dụ: $C{{H}_{3}}C{{H}_{2}}OH+CuO\xrightarrow{{{t}^{o}}}C{{H}_{3}}CHO+Cu+{{H}_{2}}O$

* Ancol bậc 2 bị oxi hóa nhẹ thành xeton

Ví dụ: CH3-CH(OH)-CH3 + CuO $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CH3-CO-CH3 + Cu + H2O

* Ancol bậc ba bị oxi hóa gãy mạch cacbon.

Phương pháp giải

+ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng và bảo toàn nguyên tố ta có:

          $~{{n}_{ancol}}=\text{ }{{n}_{anehit}}=\text{ }{{n}_{CuO}}=\text{ }{{n}_{Cu}}=\frac{{{m}_{CR\,\,giam}}}{16}=\frac{{{m}_{sp}}-{{m}_{ancol\,\,bd}}}{16}$

+ Sản phẩm gồm anđehit, nước, ancol dư cho tác dụng với Na dư thì : nancol bđ = 2.nH$_{2}$

II. ANCOL BỊ OXI HOÁ BỞI OXI TRONG DUNG DỊCH Mn2+

+ Phương trình phản ứng :

           R – CH2OH + 1/2 O2 $\xrightarrow{M{{n}^{2+}}}$ R – CHO + H2O

           R – CH2OH +  O2 $\xrightarrow{M{{n}^{2+}}}$ R – COOH + H2O

+ Sản phẩm gồm axit, anđehit, nước, ancol dư tác dụng hết với Na thì : naxit  = 2nH$_{2}$- nancol bđ

+ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: moxi = msp – mancol bđ

+  Bảo toàn O: nO2 = $\frac{1}{2}$nanđehit + naxit

+  nancol pư = nanđehit + naxit

Bài viết gợi ý: