1. Dạng tổng quát của phương trình tích

\[A\left( x \right).B\left( x \right)\text{ }=\text{ }0\]

2. Cách giải phương trình tích

\[A\left( x \right).B\left( x \right)\text{ }=\text{ }0\Leftrightarrow A\left( x \right)\text{ }=\text{ }0\text{ }\]hoặc \[B\left( x \right)\text{ }=\text{ }0\]

3. Các bước giải phương trình tích

Bước 1: Đưa phương trình đã cho về dạng tổng quả A(x).B(x) = 0 bằng cách:

– Chuyển tất cả các hạng tử của phương trình về vế trái. Khi đó vế phải bằng 0.

– Phân tích đa thức ở vế phải thành nhân tử.

Bước 2: Giải phương trình và kết luận.

Bài 21 trang 17 sách giáo khoa Toán lớp 8 tập II.

a) (3x – 2)(4x + 5) = 0

3x – 2 = 0 hoặc 4x + 5 = 0

3x – 2 = 0  3x = 2  \[x=\frac{2}{3}\] .

hoặc  4x + 5 = 0  4x = -5  x =  \[x=\frac{-5}{4}\]

Vậy phương trình có tập nghiệm  \[\left\{ \frac{2}{3};\frac{-5}{4} \right\}\] .

b) (2,3x – 6,9)(0,1x + 2) = 0

 2,3x – 6,9 = 0 hoặc 0,1x + 2 = 0

2,3x – 6,9 = 0  2,3x = 6,9  x = 3

hoặc 0,1x + 2 = 0  0,1x = -2  x = -20.

Vậy phương trình có tập hợp nghiệm S = {3;-20}

\[c)\left( 4x+2 \right)\left( {{x}^{2}}+1 \right)=0\Leftrightarrow 4x+2=0\]

4x + 2 = 0  4x = -2  x = \[x=\frac{-1}{2}\]  .

hoặc x2 +  1 = 0  x2 = -1 (vô lí vì x2 ≥ 0)

Vậy phương trình có tập hợp nghiệm S =  \[S=\left\{ \frac{-1}{2} \right\}\] 

d) (2x + 7)(x – 5)(5x + 1) = 0

2x + 7 = 0 hoặc x – 5 = 0 hoặc 5x + 1 = 0

2x + 7 = 0  2x = -7  \[x=\frac{-7}{2}\]

hoặc x – 5 = 0  x = 5

hoặc  5x + 1 = 0  5x = -1  \[x=\frac{-1}{5}\]

Vậy  S =   \[S=\left\{ \frac{-7}{2};5;\frac{-1}{5} \right\}\] 

Bài viết gợi ý: