Quang hệ đồng trục

A)Lý Thuyết:

Quang hệ đồng trục là hệ thống nhiều môi trường trong suốt, đồng chất được ngăn cách bởi các mặt cầu khúc xạ hay các mặt phẳng.

                                  Chỉ xét các tia sáng gần trục chính.

1, Sơ đồ tạo ảnh:

2, Công thức thấu kính:

                                         $d{{'}_{1}}=\frac{{{d}_{1}}.{{f}_{1}}}{{{d}_{1}}-{{f}_{1}}}$

                                         ${{d}_{2}}=l-d{{'}_{1}}$

                                        $d{{'}_{2}}=\frac{{{d}_{2}}.{{f}_{2}}}{{{d}_{2}}-{{f}_{2}}}$

d’2 > 0 $\Rightarrow $ A2B2 là ảnh thật

d’2 < 0 $\Rightarrow $ A2B2 là ảnh ảo

d’2 = $\infty $ $\Rightarrow $ Ảnh A2B2 ở vô cùng

3, Chiều và độ cao của ảnh A2B2:

  $k=\frac{d{{'}_{1}}}{{{d}_{1}}}.\frac{d{{'}_{2}}}{{{d}_{2}}}={{k}_{1}}.{{k}_{2}}$

k>0 $\Rightarrow $ ảnh A2B2 cùng chiều với vật AB

k<0$\Rightarrow $ ảnh A2B2 ngược chiều với vật AB

độ lớn ảnh A2B2 = $\left| k \right|$.AB

B) Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Hệ quang học đồng trục gồm thấu kính hội tụ O$_{1}$ (f$_{1}$=20cm) và thấu kính hội tụ O$_{2}$ (f$_{2}$=25cm) được ghép sát với nhau. Vật sáng AB đặt trước quang hệ và cách quang hệ một khoảng 25cm. Ảnh A’’B’’ của AB qua quang hệ là:

A.ảnh ảo, nằm trước O$_{2}$ cách O$_{2}$ một khoảng 20cm.

B.ảnh ảo, nằm trước O2 cách O2 một khoảng 100cm.

C.ảnh thật, nằm sau O1 cách O1 một khoảng 100cm.

D.ảnh thật, nằm sau O2 cách O2 một khoảng 20cm.

Hướng dẫn:

-Hệ quang học ghép sát ta có thể thay thế bằng một dụng cụ quang học tương đương có độ tụ được tính theo công thức:

D = ${{D}_{1}}+{{D}_{2}}\Leftrightarrow \frac{1}{f}=\frac{1}{{{f}_{1}}}+\frac{1}{{{f}_{2}}}$ 

-Áp dụng công thức thấu kính: $\frac{1}{f}=\frac{1}{d}+\frac{1}{d'}$

Chọn đáp án D.

Ví dụ 2: Một hệ đồng trục gồm một thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự f1 = 40cm và có thấu kính phân kỳ L2 có tiêu cự f2 đặt cách nhau l = 60cm. Một vật sáng AB cao 4cm đặt vuông góc trục chính trước thấu kính L1 cách một khoảng d1 = 60cm. Biết ảnh cuối A2B2 của AB qua hệ thấu kính là ảnh ảo cùng chiều và cách thấu kính L2 đoạn 30cm. Xác định tiêu cự f2 ?

A.10cm                        B.-20cm                          C.20cm                             D.-10cm

Hướng dẫn:

Sơ đồ tạo ảnh:

-Ảnh A1B1 cách O1 đoạn: $d{{'}_{1}}=\frac{{{d}_{1}}{{f}_{1}}}{{{d}_{1}}-{{f}_{1}}}=\frac{60.40}{60-40}=120$ cm.

-A1B1 là vật đối với L2 và cách O2 đoạn: ${{d}_{2}}$ = l - d$_{1}$’ = 60 – 120 = -60cm

-Ảnh A2B2 cách O2 đoạn: $d_{2}^{'}=\frac{{{d}_{2}}{{f}_{2}}}{{{d}_{2}}-{{f}_{2}}}$

-Vì ảnh A2B2 là ảnh ảo nên d$_{2}^{'}$ = -30$\Leftrightarrow -30=\frac{(-60){{f}_{2}}}{-60-{{f}_{2}}}\Rightarrow {{f}_{2}}=-20$cm

Chọn đáp án B.

Ví dụ 3: Hai thấu kính, một hội tụ L1 có f1=20cm, một phân kỳ L2 có f2=-10cm, đặt đồng trục. Hai thấu kính cách nhau 30cm. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính; nằm bên trái L1 cách L1 đoạn d1. Tính d1 để sau cùng là ảnh ảo cao gấp 4 lần vật.

A.37,5cm                          B.42,5cm                          C.32,7cm                    D.45,2cm

Hướng dẫn:

Gọi d1 là khoảng cách từ AB đến thấu kính L1.

-Ảnh A1B1 cách O1 đoạn: $d_{1}^{'}=\frac{{{d}_{1}}{{f}_{1}}}{{{d}_{1}}-{{f}_{1}}}=\frac{20{{d}_{1}}}{{{d}_{1}}-20}$

-A1B1 là vật đối với L2 và cách đoạn: ${{d}_{2}}=l-d_{1}^{'}=30-\frac{20{{d}_{1}}}{{{d}_{1}}-20}$

-Ảnh A2B2 cách O2 đoạn: $d_{2}^{'}=\frac{{{d}_{2}}{{f}_{2}}}{{{d}_{2}}-{{f}_{2}}}=\frac{\left( 30-\frac{20{{d}_{1}}}{{{d}_{1}}-20} \right)\left( -10 \right)}{30-\frac{20{{d}_{1}}}{{{d}_{1}}-20}+10}$

$\Leftrightarrow d_{2}^{'}=\frac{\left( 10{{d}_{1}}-600 \right)\left( -10 \right)}{20{{d}_{1}}-800}=\frac{\left( 600-10{{d}_{1}} \right)}{2{{d}_{1}}-80}=\frac{300-5{{d}_{1}}}{{{d}_{1}}-40}$

Để vật AB cho ảnh A2B2 là ảnh ảo thì:

Ảnh cao gấp 4 lần vật nên:

$k=\pm 4\Leftrightarrow \frac{{{f}_{1}}}{{{d}_{1}}-{{f}_{1}}}.\frac{{{f}_{2}}}{{{d}_{2}}-{{f}_{2}}}=\pm 4\Leftrightarrow \frac{20}{{{d}_{1}}-20}\frac{(-10)}{{{d}_{2}}+10}$ =$\pm 4$

$\Leftrightarrow \frac{20}{{{d}_{1}}-20}\left( \frac{10}{30-\frac{20{{d}_{1}}}{{{d}_{1}}-20}+10} \right)=\pm 4$

 

So sánh với điều kiện (*) ta chọn d$_{1}$ = 37,5cm

Chọn đáp án A.

Ví dụ 4: Cho thấu kính L1 có độ tụ D1 = 4dp đặt đồng trục với thấu kính L2 có độ tụ D2= -dp, khoảng cách O1O2 = 70cm (với O1 và O2 là quang tâm của thấu kính). Điểm sáng S nằm trên trục chính của hệ trước O1 cách O1 khoảng 50cm. Xác định ảnh S2 tạo bởi hệ quang học có tính chất như thế nào?

A.ảnh thật, cùng chiều và có độ lớn bằng một nửa AB.

B.ảnh ảo, ngược chiều và có độ lớn gấp 2 lần AB.

C.ảnh ảo, ngược chiều và có độ lớn bằng một nửa vật AB

D.ảnh thật, cùng chiều và có độ lớn gấp 2 lần AB.

Hướng dẫn:

-Tiêu cự của thấu kính L1 và L2 lần lượt là:

 

-Ảnh A1B1 cách O1 đoạn: $d_{1}^{'}=\frac{{{d}_{1}}{{f}_{1}}}{{{d}_{1}}-{{f}_{1}}}=\frac{25.50}{50-25}$= 50cm

-A1B1 là vật đối với L2 và cách O2 đoạn: ${{d}_{2}}=l-d_{1}^{'}$ = 70-50 = 20cm

-Ảnh A2B2 cách O2 đoạn: $d_{2}^{'}=\frac{{{d}_{2}}{{f}_{2}}}{{{d}_{2}}-{{f}_{2}}}=\frac{20(-20)}{20+20}$=-10cm

-Số phóng đại của ảnh: k=$\frac{d_{1}^{'}}{{{d}_{1}}}.\frac{d_{2}^{'}}{{{d}_{2}}}=\frac{50}{50}.\frac{-10}{20}=-\frac{1}{2}$ <0

Vậy ảnh A2B2 là ảnh ảo, ngược chiều và có độ lớn bằng một nửa vật AB.

Chọn đáp án C.

Ví dụ 5: Hai thấu kính L1; L2 được ghép đồng trục, cách nhau 40cm, tiêu cự của L1 là 20cm, còn độ tụ của L2 là -5dp. Đặt trước L1 một vật sáng AB có chiều cao 4cm, cách L1 một khoảng 25cm. Muốn ảnh cuối cùng là ảnh thật cách L2 một đoạn 20cm thì vật sáng AB phải đặt cách L1 bao nhiêu cm?

A.100cm                          B.30cm                          C.60cm                          D.100/3cm

Hướng dẫn:

Ảnh A1B1 cách O1 đoạn: $d_{1}^{'}=\frac{{{d}_{1}}{{f}_{1}}}{{{d}_{1}}-{{f}_{1}}}=\frac{20{{d}_{1}}}{{{d}_{1}}-20}$

-A1B1 là vật đối với L2 và cách O2 đoạn: ${{d}_{2}}=l-d_{1}^{'}=40-\frac{20{{d}_{1}}}{{{d}_{1}}-20}$

-Ảnh A2B2 cách O2 đoạn: $d_{2}^{'}=\frac{{{d}_{2}}{{f}_{2}}}{{{d}_{2}}-{{f}_{2}}}\Leftrightarrow 20=\frac{\left( 40-\frac{20{{d}_{1}}}{{{d}_{1}}-20} \right)\left( -20 \right)}{40-\frac{20{{d}_{1}}}{{{d}_{1}}-20}+20}$

$\Leftrightarrow -1=\left( \frac{20{{d}_{1}}-800}{40{{d}_{1}}-1200} \right)\Leftrightarrow 1=\left( \frac{40-{{d}_{1}}}{2{{d}_{1}}-60} \right)$ $\Rightarrow 2{{d}_{1}}-60=40-{{d}_{1}}\Rightarrow {{d}_{1}}=\frac{100}{3}$cm

Chọn đáp án D.

Ví dụ 6: Một hệ gồm hai thấu kính hội tụ O1 và O2 đặt đồng trục cách nhau l=50cm có tiêu cự lần lượt là f1=20cm và f2=10cm. Vật sáng AB đặt vuông góc trục chính và cách O1 khoảng d1. Xác định d1 để hệ cho ảnh A2B2 thật cách O2 đoạn 20cm.

A.60cm                            B.30cm                             C.40cm                           D.10cm

Hướng dẫn:

Ảnh A1B1 cách O1 đoạn: $d_{1}^{'}=\frac{{{d}_{1}}{{f}_{1}}}{{{d}_{1}}-{{f}_{1}}}=\frac{20{{d}_{1}}}{{{d}_{1}}-20}$

-A1B1 là vật đối với L2 và cách O2 đoạn: d$_{2}=l-d_{1}^{'}=50-\frac{20{{d}_{1}}}{{{d}_{1}}-20}$

-Ảnh A2B2 cách O2 đoạn: $d_{2}^{'}=\frac{{{d}_{2}}{{f}_{2}}}{{{d}_{2}}-{{f}_{2}}}\Leftrightarrow 20=\frac{\left( 50-\frac{20{{d}_{1}}}{{{d}_{1}}-20} \right)\left( 10 \right)}{50-\frac{20{{d}_{1}}}{{{d}_{1}}-20}-10}$

$\Leftrightarrow 2=\left( \frac{30{{d}_{1}}-1000}{20{{d}_{1}}-800} \right)\Leftrightarrow 2=\left( \frac{3{{d}_{1}}-100}{2{{d}_{1}}-80} \right)\Rightarrow {{d}_{1}}$ = 60cm

Chọn đáp án A.

Ví dụ 7: Một hệ đồng trục gồm thấu kính phân kỳ O1 có tiêu cự f1=-18cm và 1 thấu kính hội tụ O2 có tiêu cự f2=24cm đặt cách nhau một khoảng a. Vật sáng AB đặt vuông góc trục chính cách O1 đoạn 18cm. Xác định L để hệ cho ảnh ảo trùng vị trí vật.

A.1,1cm                                 B.1,87cm                         C.19cm                         D.11cm

Hướng dẫn:

Hệ cho ảnh ảo trùng vị trí vật khi: $d_{2}^{'}=-\left( 18+a \right)$

$\Leftrightarrow -\left( 18+a \right)=\frac{\left( a+9 \right).24}{a-15}\Rightarrow a=1,87$ cm

Chọn đáp án B.

Ví dụ 8: Cho hệ thấu kính L1; L2 cùng trục chính, cách nhau 7,5cm. Thấu kính L2 có tiêu cự f2=15cm. Một vật sáng AB đặt vuông góc trục chính trước và cách L1 đoạn 15cm. Xác định giá trị của f1 để hệ cho ảnh cuối cùng là ảnh ảo cùng chiều và lớn gấp 4 lần vật.

A.10cm                         B.20cm                      C.-10cm                          D.-20cm

Hướng dẫn:

Khi ảnh cùng chiều và lớn gấp 4 lần vật thì:

k=4$\Leftrightarrow \frac{-2{{f}_{1}}}{15+{{f}_{1}}}=4\Rightarrow {{f}_{1}}=-10$ cm

Chọn đáp án C.

Ví dụ 9: Thấu kính hội tụ L1 có tiêu cự f1=60cm. Thấu kính phân kỳ L2 có tiêu cự f2=-40cm. Hai thấu kính được ghép đồng trục. Bây giờ đặt L2 cách L1 một khoảng a. Hỏi a bằng bao nhiêu thì độ lớn của ảnh cuối cùng không thay đổi khi ta di chuyển vật lại gần hệ thấu kính?

A.10cm                         B.20cm                         C.40cm                          D.60cm

Hướng dẫn:

Khi vật di chuyển thì vị trí của vật AB so với thấu kính L1 là d1 (thay đổi khi di chuyển). Gọi a là khoảng cách giữa hai thấu kính L1 và L2.

Ta có: Ảnh A1B1 cách O1 đoạn: $d_{1}^{'}=\frac{{{d}_{1}}{{f}_{1}}}{{{d}_{1}}-{{f}_{1}}}$

A1B1 là vật đối với L2 và cách O2 đoạn: ${{d}_{2}}=l-d_{1}^{'}=a-\frac{{{d}_{1}}{{f}_{1}}}{{{d}_{1}}-{{f}_{1}}}$

Ảnh A2B2 cách O2 đoạn: $d_{2}^{'}=\frac{{{d}_{2}}{{f}_{2}}}{{{d}_{2}}-{{f}_{2}}}$

Số phóng đại: k=$\frac{\overline{{{A}_{2}}{{B}_{2}}}}{\overline{AB}}=\frac{d_{1}^{'}}{{{d}_{1}}}.\frac{d_{2}^{'}}{{{d}_{2}}}=\frac{{{f}_{1}}}{{{d}_{1}}-{{f}_{1}}}.\frac{{{f}_{2}}}{{{d}_{2}}-{{f}_{2}}}=\frac{{{f}_{1}}}{{{d}_{1}}-{{f}_{1}}}.\frac{{{f}_{2}}}{a-\frac{{{d}_{1}}{{f}_{1}}}{{{d}_{1}}-{{f}_{1}}}-{{f}_{2}}}$

$\Leftrightarrow k=\frac{{{f}_{1}}{{f}_{2}}}{a\left( {{d}_{1}}-{{f}_{1}} \right)-{{d}_{1}}{{f}_{1}}-{{f}_{2}}({{d}_{1}}-{{f}_{1}})}=\frac{{{f}_{1}}{{f}_{2}}}{(a-{{f}_{1}}-{{f}_{2}}){{d}_{1}}+{{f}_{1}}({{f}_{2}}-a)}$

Muốn độ lớm của ảnh A2B2 không đổi khi di chuyển vật lại gần thấu kính, thì k phải độc lập với d1. Do đó: $a-{{f}_{1}}-{{f}_{2}}=0\Rightarrow a={{f}_{1}}+{{f}_{2}}=20$cm

Chọn đáp án B.

Ví dụ 10: Có hai thấu kính được đặt đồng trục. Các tiêu cự lần lượt là f1=40cm và f2=60cm. Vật AB được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính trong khoảng giữa hai thấu kính L1 đoạn d. Biết khoảng cách giữa hai thấu kính bằng 80cm. Xác định vị trí của vật để hai ảnh có độ lớn bằng nhau.

A.cách L1 đoạn 80cm                                       B.cách L1 đoạn 40cm

C.cách L1 đoạn 120cm                                     D.cách L1 đoạn 32cm

Hướng dẫn:

-Gọi d là khoảng cách từ vật AB đến thấu kính L1$\Rightarrow $ khoảng cách từ vật đến thấu kính L2 là (80-d) (điều kiện của d là 0

-Ta có:

 

Hai ảnh có cùng độ lớn bằng nhau khi và chỉ khi: $\left| {{k}_{1}} \right|=\left| {{k}_{2}} \right|$

$\Leftrightarrow \left| \frac{{{f}_{1}}}{{{f}_{1}}-d} \right|=\left| \frac{{{f}_{2}}}{{{f}_{2}}-(80-d)} \right|\Leftrightarrow \left| \frac{40}{40-d} \right|=\left| \frac{60}{60-(80-d)} \right|$

Vậy khi vật đặt cách thấu kính L1 đoạn 32cm thì hai ảnh cùng độ lớn.

Chọn đáp án D.

C)Bài Tập Tự Luyện:

Câu 1: Hệ đồng trục gồm hai thấu kính O1 và O2 có tiêu cự lần lượt là f1=20cm, f2=-20cm, đặt cách nhau một đoạn a=30cm, vật phẳng AB vuông góc với trục chính trước O1 và cách O1 một đoạn 20cm. Ảnh cuối cùng của vật qua quang hệ là:

A.ảnh thật, nằm sau O2 cách O2 một đoạn 10cm.

B.ảnh thật, nằm trước O2 cách O2 một đoạn 20cm.

C.ảnh ảo, nằm trước O2 cách O2 một đoạn 10cm.

D.ảnh thật, nằm sau O2 cách O2 một đoạn 20cm.

Câu 2: Một hệ đồng trục là một thấu kính hội tụ có tiêu cự f1=20cm và L2 là một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f2=-50cm đặt cách nhau một khoảng l=50cm. Trước L1 khác phía với L2, đặt vật sáng AB vuông góc với trục chính và cách L1 đoạn d1=30cm. Xác định vị trí, tính chất ảnh cuối cùng A2B2 qua hệ thấu kính.

A.ảnh thật, ngược chiều và có độ lớn gấp 2,5 lần vật AB.

B.ảnh ảo, cùng chiều và có độ lớn gấp 2 lần vật AB.

C.ảnh thật, cùng chiều và có độ lớn gấp 2,5 lần vật AB.

D.ảnh ảo, ngược chiều và có độ lớn gấp 2 lần AB.

Câu 3: Cho thấu kính hội tụ L2 có tiêu cự f2=24cm và vật AB đặt trên trục chính cách thấu kính một đoạn không đổi a=44cm. Thấu kính phân kì L1 có tiêu cự f1=-15cm được đặt giữa vật AB và L2, cách L2 khoảng l=34cm sao cho hai trục chính trùng nhau. Xác định vị trí và số phóng đại k của ảnh sau cùng A’2B’2.

A.ảnh ảo, cách L2 một đoạn 40cm.

B.ảnh thật, cách L2 một đoạn 40cm.

C.ảnh ảo, cách L2 một đoạn 60cm.

D.ảnh thật, cách L2 một đoạn 60cm.

Câu 4: Một thấu kính mỏng phẳng lõm bằng thủy tinh, có tiêu cự f1=-20cm. Thấu kính được đặt sao cho trục chính thẳng đứng, mặt lõm hướng lên trên. Một điểm sáng S nằm trên trục chính và cách thấu kính một đoạn d như hình vẽ:

Ảnh S’ của S tạo bởi thấu kính cách thấu kính 12cm. Tính d?

A.12cm                          B.20cm                          C.30cm                             D.10cm

Câu 5: Một hệ gồm hai thấu kính hội tụ O1 và O2 đặt đồng trục cách nhau l=50cm có tiêu cự lần lượt là f1=20cm và f2=10cm. Vật sáng AB đặt vuông góc trục chính và cách O1 khoảng d1. Xác định d1 để hệ cho ảnh A2B2 ảo cách O2 đoạn 10cm?

A.30cm                          B.36cm                         C.25cm                              D.32cm

 

Bài viết gợi ý: