1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Hữu Thỉnh

  • Tên thật: Nguyễn Hữu Thỉnh sinh năm 1942
  • Quê: Tam Dương – Vĩnh Phúc
  • Cuộc đời:
    • Năm 1963 nhập ngũ, trở thành cán bộ văn hóa, tuyên huấn trong quân đội và bắt đầu sáng tác thơ.
    • Ông tham gia hội nhà văn Việt Nam khóa III, IV, V.
    • Năm 2000 ông là tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam.
  • Sáng tác: “Những đồng chí trung kiên”, “Huế mùa xuân”.

b. Tác phẩm Sang thu

  • Hoàn cảnh sáng tác: được sáng tác vào gần cuối năm 1977.
  • Bố cục: 3 phần

2. Đọc - hiểu văn bản

Câu 1. Sự biến đổi của đât trời sang thu được nhờ thơ cảm nhận bắt đầu từ đâu và gợi tả qua những hình ảnh hiện tượng nào?

Sự biến đổi của đất trời sang thu được Hữu Thỉnh cảm nhận bắt đầu từ các hình ảnh, hiện tượng:

– “Hương ổi”: Đấy là mùi hương quả chín đặc trưng báo hiệu mùa thu đã sắp tới nơi. Mùi hương thân quen: mùi ổi chín đã thoang thoảng khắp không gian. Tác giả sử dụng từ “bỗng” thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ, như không ngờ tới rằng mùa thu đã sang như thế. Hương thơm rất riêng của ổi chín chính là dấu hiệu của đất trời sang thu. Mùi hương ấy được làn “gió se” mang thi rộng khắp không gian.

– “Gió se”: cũng chính là một dấu hiệu báo thu về. Làn gió không mang hơi nóng như mùa hè, cũng chẳng lạnh như mùa đông, mà là làn gió se mát, khô ráo nhưng chẳng khó chịu, nó mang đến cho con người ta sự dễ chịu, thư thái.

– Hình ảnh “sương chùng chình”: Làn sương mỏng chẳng vội tan vào không gian, nhưng cũng mờ mờ ảo ảo, như muốn níu kéo thời gian trôi chậm hơn.

=> tất cả các hình ảnh, hiện tượng ấy mang nét đặc trưng, dấu hiệu riêng của mùa thu. Tác giả đã có sự cảm nhận tinh tế bằng thị giác, khứu giác. Nhưng, cảm nhận ấy vẫn còn hơi mờ hồ, nửa hư nửa thực, cho nên tác giả chưa dám khẳng định mùa thu đã sang, mà đây chỉ là những chuyển biến của đất trời sắp vào thu, tác giả mới chỉ nói “hình như thu đã về”.

Câu 2. Phân tích sự sảm nhận tinh tế của nhà thơ và sự biến chuyển trong không gian lúc sang thu.

Sự cảm nhận tinh tế của nhà thơ về những biến chuyển trong không gian lúc sang thu:

– Mùi hương ổi chín.

– làn gió se.

– Làn sương chùng chình nửa muốn ở nửa muốn đi.

– Hình ảnh dòng sông “dềnh dàng”: Nếu là mùa hạ, dòng sông sẽ chảy xiết, chảy cuồn cuồn như giục giã, như vội vàng. Nhưng, hình ảnh dòng sông “dềnh dàng” như thể hiện sự buông lơi, muốn chảy chậm lững lờ hơn một chút để níu kéo một chút thời gian mùa hạ.

– Hình ảnh cánh chim “bắt đầu vội vã”: đàn chim đã bắt đầu cho cuộc hành trình di cư, đã có sự biến chuyển hành động.

– Hình ảnh “đám mây mùa hạ” “vắt nửa mình sang thu”: là một hình ảnh vô cùng độc đáo. Hình ảnh đám mây gợi một sự liên tưởng, tưởng tưởng vô cùng phong phú của nhà thơ. Đám mây như một dải lụa đào, với những màu sắc sặc sỡ vắt ngang trên nền trời. Hạ chưa qua hẳn, mà thu lại đang tới gần. Đám mây ấy như một nhịp cầu nối gắn kết giữa hai mùa. Đám mây đã được nhận hóa như một con người, có hành động cụ thể.

– ‘nắng”: Vẫn chưa dứt hẳn, “vẫn còn bao nhiêu”, vẫn có sự hiện diện trong đất trời.

– “Sấm”: không còn giục giã, không còn làm con người “giật mình” như đã từng trong mùa hạ mới qua, mà giờ sấm “cũng bớt bất ngờ” hơn nhiều.

=> Qua những hình ảnh, những hiện tượng mà tác giả nêu lên, báo hiệu một mùa thu đang đến gần, ta thấy được tác giả là một người có tâm hồn rất nhạy cảm và tinh tế. Từ mùi hương, từ sự lững lờ dòng chảy, từ cánh chim vội vã, từ nắng, từ sấm, từ những biến đổi màu mây…Thật sự, phải có một tâm hồn cô cùng tinh tế, sâu sắc, tác giả mới có thể đưa đến những cảm nhận đậm chất thơ như thế.

Câu 3. Theo em nết riêng của thời điểm giao mùa hạ thu được Hữu Thỉnh thể hiện đặc sắc nhất qua hình ảnh câu thơ nào? Em hiểu thế nào về hai câu thơ cuối bài?

Hình ảnh thơ đặc sắc tạo nên nét riêng của Hữu Thỉnh:

Hữu Thỉnh đã làm nên những nét độc lạ trong những thể hiện sự giao mùa: nhà thơ Hữu Thỉnh có cách diễn đạt riêng của mình khi miêu tả thiên nhiên trong thời điểm sang thu, tuỳ theo sở thích mỗi người có thể lựa chọn cho mình mỗi câu khác nhau. Nhưng có lẽ câu đặc sắc nhất của bài thơ:

Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.​

Những đám mây trên bầu trời tựa như câu cầu nối liền giữa hai mùa thu và hạ. Hình ảnh đám mây yêu kiểu đỏng dáng “ vắt nửa mình sang thu” Trong khoảnh khắc giao mùa, đám mây như kéo dài ra, nhẹ trôi như tấm lụa mềm treo lơ lửng giữa bầu trời trong xanh, cao rộng. Nó vắt lên cái ranh giới lỏng lẻo, mỏng manh giữa hai mùa hạ - thu để rồi một thoáng qua đi cả đất trời đã nhuốm màu sắc thu. Có thể nói, bằng sự liên tưởng tinh tế, độc đáo, Hữu Thỉnh đã sáng tạo ra một hình ảnh đầy chất thơ thật quyến rũ, thật xốn xang lòng người!

Hai câu thơ cuối: 

Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi​

Xét về ý nghĩa tả thực, hai câu thơ này có thể được hiểu rằng: Những tiếng sấm không còn bất ngờ nữa, thực chất là đã ít đi những tiếng sấm gắn liền với những cơn mưa mùa hạ quen thuộc. Một hiện tượng không có gì đặc biệt, thậm chí có thể coi là hiển nhiên nhưng cái hay của câu thơ nằm ở cách diễn đạt. Có cái gì đó thật ngộ ngĩnh, hồn nhiên trong cách cảm nhận và quan sát nhưng lại cũng rất già dặn, từng trải trong cách miêu tả và biểu hiện. Sấm là một hiện tượng thiên nhiên có tính bất thường. Trong hai câu này, dường như sấm còn là biểu tượng cho những vang động của cuộc sống sôi nổi. Mùa hè vốn đầy ắp âm thanh và màu sắc, mùa thu, trái lại,yên tĩnh và sâu lắng hơn. Chi tiết “sấm cũng bớt bất ngờ” cũng là một tín hiệu cho thấy mùa thu đang đến.

Bài viết gợi ý: