SOẠN BÀI : HOÁN DỤ

 

I. HOÁN DỤ LÀ GÌ?

1. Các từ ngữ in đậm trong câu thơ chỉ ai?

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

(Tố Hữu)

2. Giữa áo nâu, áo xanh, nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào?

 

3. Nêu tác dụng của cách diễn đạt này.

 

Trả lời:

 

1.

      -Áo nâu, áo xanh: hoán dụ để chỉ  những người nông dân và công nhân.

       -Nông thôn và thị thành: chỉ những người sống ở nông thôn và sống ở thành thị.

 

2.

-  Giữa áo nâu, áo xanh với sự vật có mối quan hệ giữa đặc điểm, tính chất: người nông dân thường mặc áo nâu, còn người công nhân thường mặc áo xanh khi làm việc.

 

-   Giữa nông thôn, thị thành với sự vật được chỉ có mối quan hệ giữa vật chứa đựng (nông thôn, thị thành) với vật bị chứa đựng (những người sống ở nông thôn và thành thị).

 

3.

Cách dùng như trên ngắn gọn, tăng tính hình ảnh gợi hình , gợi cảm cho sự diễn đạt của câu văn và hàm súc cho câu văn, nêu bật được đặc điểm của những người được nói đến.

Lưu ý 1 :

Hoán dụ là gọi tên sự vật ,hiện tuongj , khái niệm bằng tên của 1 sự vật , hiện tượng , khái niệm khác có quan hệ gần gũi nvoiw snos nhằm tăng sức gợi hình , giự cảm cho sự diễn đạt .

II. CÁC KIỂU HOÁN DỤ

 

1. Em hiểu các từ ngữ in đậm dưới đây như thế nào?

a)

Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

(Hoàng Trung Thông)

 

b)

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

(Ca dao)

 

c)

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè.

(Tố Hữu)

 

2. Giữa bàn tay với sự vật mà nó biểu thị trong ví dụ a, một và ba với số lượng mà nó biểu thị trong ví dụ b, đổ máu với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ c có quan hệ như thế nào?

                                  

3. Từ những ví dụ đã phân tích ở phần trên, hãy liệt kê một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo ra phép hoán dụ.

 

Trả lời:

 

1+2:

 

a) Bàn tay -  là một bộ phận của con người, có chức năng cầm nắm. Bàn tay nằm ở cuối một cánh tay (đối với con người) hoặc ở cuối chi trước của động vật linh trưởng và một số động vật có xương sống khác.

Bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người. Nó hỗ trợ cho các hoạt động đơn giản (như nắm một vật thể lớn) hoặc các hoạt động phức tạp hơn (như nhặt một viên sỏi nhỏ). Các ngón tay là nơi tập trung dày đặc các dây thần kinh, là nơi nhận nhiều phản hồi xúc giác nhất, và là nơi định vị lớn nhất trên cơ thể người. Vì vậy, ý thức liên lạc của con người liên hệ mật thiết với hai bàn tay.

 

b) Một, ba - số lượng cụ thể, được dùng thay cho số ít và số nhiều nói chung

c) Đổ máu - dấu hiệu, thường được dùng thay cho sự hi sinh, mất mát nói chung (quan hệ dấu hiệu của sự vật - sự vật). Trong bài thơ của Tố Hữu, đổ máu chỉ dấu hiệu của chiến tranh.

 

3. Một số kiểu quan hệ thường được sử dụng để tạo phép hoán dụ:

Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là :

-  Lấy bộ phận để gọi toàn thể.

-  Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

-  Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

-  Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

 

III. LUYỆN TẬP

1. Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong mỗi phép hoán dụ là gì.

a) Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể.

(Hồ Chí Minh)

 

b)                                  Vì lợi ích mười năm phải trồng cây,

                                     Vì lợi ích trăm năm phải trồng người.

(Hồ Chí Minh)

 

c)                                 Áo chàm đưa buổi phân li

                              Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay.

(Tố Hữu)

 

d)                                Vì sao? Trái đất nặng ân tình

                                   Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh

(Tố Hữu)

 

Trả lời:

 

Các hoán dụ có trong các câu văn, thơ và mối quan hệ giữa chúng:

 

a) Làng xóm - người nông dân: quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.

b) Mười năm - thời gian trước mắt; trăm năm - thời gian lâu dài: quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng.

c) Áo chàm - người Việt Bắc: quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật.

d) Trái Đất - nhân loại: quan hệ giữa vật chứa đựng với vật bị chứa đựng.

 

2. Hoán dụ có gì giống và khác với ẩn dụ? Cho ví dụ minh hoạ.

 

Trả lời:

Ẩn dụ:

        Thực chất Ẩn dụ là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình,gợi cảm cho sự diễn đạt. Giữa sự vật được gọi tên( A)  và sự vật bị ẩn đi ( B)  có nét tương đồng nào đó.

Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:

+ Ẩn dụ hình thức – tương đồng về hình thức

 + Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức

+ Ẩn dụ phẩm chất –  tương đồng về phẩm chất

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác – chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.

Hoán dụ:

       Thực chất Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm trong diễn đạt.

Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp:

+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:

+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:

+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:

+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng

 

So sánh ẩn dụ và hoán dụ

Nhìn hai khái niệm trên đây, các em dễ nhầm lẫn ẩn dụ và hoán dụ.

Điểm giống nhau giữa Ấn dụ và Hoán dụ :

+ Bản chất cùng là sự chuyển đổi tên gọi: gọi sự vật hiện tượng bằng một tên gọi khác.

Lấy A để chỉ B

+ Cùng dựa trên quy luật liên tưởng.

+ Tác dụng của ẩn dụ  và hoán dụ : Làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn, biểu đạt cảm xúc

Điểm khác biệt giữa Ẩn dụ và Hoán dụ

+ Cơ sở liên tưởng khác nhau:

Ẩn dụ dựa vào sự liên tưởng tương đồng,  tức là giữa A và B có điểm gì đó giống nhau, nên người ta dùng A để thay cho tên gọi B.  Do đó, trong trường hợp này sự vật chuyển đổi tên gọi và sự vật được chuyển đổi tên gọi thường khác phạm trù hoàn toàn.

Ví dụ :

“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”

[Truyện Kiều – Nguyễn Du]

Ở đây hoa lựu màu đỏ như lửa, bởi vậy lửa ( A)  được dùng làm ẩn dụ chỉ hoa lựu (B)

Hoán dụ dựa vào sự liên tưởng tương cận ( gẫn gũi ) giữa các đối tượng. Mối quan hệ giữa tên mới (A) và tên cũ (B) là mối quan hệ gần kề

Ví dụ :

Đầu xanh có tội tình gì

Má hồng đến quá nửa thì chưa thôi”

Đầu xanh : là bộ phận cơ thể người ( gần kề với người) , được lấy làm hoán dụ chỉ người còn trẻ ( ví dụ tương tự : đầu bạc- người già)

Má hồng: chỉ người con gái đẹp

Như vậy , các em có thể hiểu nôm na là :

Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:

–  Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng [giống nhau]

–  Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.

Bài viết gợi ý: