Soạn bài: NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

  1. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự:
  1. Đoạn 1 được kể theo ngôi thứ ba. Dấu hiệu nhận ra điều đó là người kể không xưng tôi.
  2. Đoạn 2 được kể theo ngôi thứ nhất bởi người kể chuyện xưng tôi.
  3. Người xưng tôi trong đoạn 2 là nhân vật Dế Mèn.
  4. Trong hai ngôi kể trên:
    • Ngôi kể thứ ba có thể kể tự do, không hạn chế.
    • Ngôi kể thứ nhất chỉ được kể những gì mình biết và trải qua.

     đ.  Nếu đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ ba, thay “tôi” bằng “Dế Mèn” thì đoạn văn sẽ mất đi tính trung thực.

     e.  Không thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất xưng “tôi”. Bởi vì nếu xưng “tôi” kể chuyện thì câu chuyện sẽ bị hạn chế điểm nhìn.

 

  1. Luyện tập:

     Câu 1:

    • Thay ngôi kể thứ nhất (tôi) thành ngôi kể thứ ba (Dế Mèn).
    • Nhận xét ngôi kể thứ ba đem lại lời kể khách quan, ý nghĩ mang tính phỏng đoán không chắc chắn. Ở ngôi thứ nhất thì những việc được kể trở nên sống động, chân thực hơn.

     Câu 2:

    • Thay ngôi kể thứ ba (Thanh) thành ngôi kể thứ nhất (tôi).
    • Nhận xét sự thay đổi ngôi kể cho ta thấy hành động của con mèo và suy nghĩ của Thanh đều xuất phát từ cái nhìn của Thanh. Sự vật trở nên khách quan cho thấy mối quan hệ giữa mèo và nhân vật Thanh trở nên dịu dàng.

     Câu 3: Truyện “cây bút thần” được kể theo ngôi thứ 3. Bởi vì:

    • Ở ngôi này mới có thể tự do thoải mái, không hạn định địa điểm, thời gian cũng như mối quan hệ giữa nhân vật Mã Lương và sự việc.
    • Thuật chân thực, khách quan sự việc diễn ra.
    • Bộc lộ thái độ một cách cụ thể, rõ ràng với từng nhân vật, từng sự việc nêu ra trong truyện.

     Câu 4: Trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kể theo ngôi thứ 3 mà không kể theo ngôi thứ nhất, bởi lẽ:

    • Truyện kể với nhiều nhân vật khác nhau, mỗi nhân vật tham gia vào một sự kiện khác nhau nên người kể không thể hóa thân được vào ngôi thứ nhất.
    • Do truyện diễn ra ở nhiều không gian khác nhau.
    • Người kể là tập thể nhân dân sáng tác truyền từ đời này sang đời khác.
    • Ngôi thứ ba đảm bảo cho tính bền vững của các sự kiện.

     Câu 5: Khi viết thư, em sử dụng ngôi kể thứ nhất (tôi, con, em, mình,…).

     Câu 6: Dùng ngôi thứ nhất kể miệng về cảm xúc của em khi nhận được quà tặng của người thân.

          Lưu ý: hãy xưng “em” và kể theo yêu cầu:

    • Cho biết nhân dịp gì, hoàn cảnh nhận được quà, từ ai.
    • Bộc lộ cảm xúc (sung sướng, biết ơn, ngạc nhiên, vui mừng, hạnh phúc….)

Bài viết gợi ý: