Soạn bài ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG

(Truyện cổ tích của A. Pu-skin)

I. Đọc - hiểu văn bản:

  Câu 1:

     Trong truyện ông lão ra biển 5 lần gọi cá vàng.

     Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp có chủ ý của truyện cổ tích, nhằm:

    • Gợi ra các tình huống cuốn hút, hứng thú người nghe, người đọc.
    • Tô đậm tính cách nhân vật.
    • Mỗi lần lại xuất hiện thêm chi tiết mới.

  Câu 2:

     Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng cảnh biển lại càng trở nên dữ dội hơn:

    • Lần 1: Biển gợi sóng yên ả.
    • Lần 2: Biển xanh nổi sóng.
    • Lần 3: Biển xanh nổi sóng dữ dội.
    • Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt.
    • Lần 5: Một cơn dông tố kinh khủng kéo đến, mặ biển nổi sóng ầm ầm.

     Biển nổi sóng, ngày càng dữ dội như vậy cho thấy phản ứng với sự đòi hỏi, tham lam tăng mãi không có điểm dừng và ngày càng quá quắt, vô lý của mụ vợ.

  Câu 3:

    Lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ cho ta thấy: Mụ vợ là kẻ tham làm vô hạn, mụ không hề có công lao gì với cá vàng nhưng lại đòi hỏi ngày càng quá quắt, lòng tham của mụ cứ tăng mãi không điểm dừng. Thái độ của mụ với chồng đã cho thấy mụ là kẻ bội bạc, vô ơn, điều đó ngày càng tăng lên khi địa vị được thay đổi từ cuộc sống nghèo khổ nhưng thanh bình thành cuộc sống đầy đủ, sung sướng.

     Sự bội bạc của mụ đã tăng dần qua những đòi hỏi của mụ:

    • Lần 1: Mắng chồng.
    • Lần 2: Quát to.
    • Lần 3: Mắng như tát nước vào mặt.
    • Lần 4: Giận dữ nổi trận lôi đình, tát vào mặt ông lão.
    • Lần 5: Nổi cơn thịnh nộ, sai người bắt ông lão đến.

     Đỉnh điểm của sự bội bạc này là khi mụ tát vào mặt ông lão và nói “Mày cãi à? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à?”. Và việc mụ coi người chồng – cũng là ân nhân thành chướng ngại vật, mụ gạt ra là một hành động không thể dung tha.

  Câu 4: Câu chuyện đã được kết thúc bằng hình ảnh “trước mắt ông lão lại thấy túp lều nát ngày xưa, và bậc trên cửa, mụ vợ đang ngồi trước cái máng lợn sứt mẻ.”

→ Kết thúc này là một kết thúc có hậu:

    • Với ông lão: mong muốn trở về cuộc sống trước đây.
    • Với mụ vợ: sự trừng phạt cho  lòng tham và bội bạc.

  Câu 5:

     Cá vàng trừng trị mụ vợ cả vì tội tham làm và bội bạc.

     Ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng là:

    • Sự biết ơn với tấm lòng nhân hậu.
    • Tượng trưng cho lòng tốt của con người.
    • Đồng thời là công cụ thực thi công lí, trừng phạt kẻ vong ân bội nghĩa, ích kỉ, tham lam vô độ.

Bài viết gợi ý: