SOẠN BÀI : THẦY BÓI XEM VOI

 

Câu 1 : Nêu khái niệm về thể loại truyện “Ngụ ngôn”

_-Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.

 

Câu2: Truyện " Thầy bói xem voi " có thể chia thành mấy đoạn :

   - Đoạn 1(từ đầu ... cùng xem): hoàn cảnh xem voi của các thầy

   - Đoạn 2 (tiếp ... như cái chổi sể cùn): các cách xem và phán về voi

   - Đoạn 3 (còn lại): kết quả sau khi các thầy phán voi

 

Câu 3 : Hãy nêu cách các thầy bói xem voi và phán về voi . Thái độ của các thầy bói khi phán như thế nào ?

-Tất cả các thầy đề phán bằng tay vì các thầy đều mù

Truyện nói về một cuộc hội ngộ của năm ông thầy bói nhân buổi chợ ế hàng. Họ tranh luận về con voi mà họ xem bằng "tay"; tất cả đều mù nên mỗi "thầy" nhận diện con voi một cách khác nhau.

 +Thầy bói sờ vòi voi thì bảo "sun sun như con đỉa".

 + Thầy bói sờ ngà lại phán con voi "chần chẫn như cái đòn càn".

 +Lão thầy bói sờ tai voi lại khẳng định nó "bè bè như cái quạt thóc".

 +Lão thầy bói thứ tư sờ chân voi, lại cãi là voi "sừng sững như cái cột nhà".

 +Thầy bói thứ năm sờ đuôi lại nói con voi "tun tủn như cái chổi sể cùn".

Cả năm ông thầy bói đều thuộc thế giới mù, nên thầy nào cũng dùng cách ví von so sánh tả con voi thật hóm hỉnh, buồn cười. Năm thầy bói đều có nhận xét đúng nhưng chỉ đúng một bộ phận của con voi. Vì mù quen nói mò, nhưng thầy bói nào cũng tin là mình tuyệt đối đúng, đắp tai trước chân lí, trước sự thật.

-Cuộc cãi vã của năm ông thầy bói trở nên ồn ào.

-Cuộc đấu khẩu thành cuộc xô xát. Màn hài kịch trở thành màn bi - hài kịch. Năm lão thầy bói đã "đánh nhau toạc đầu, chảy máu'' làm cho thiên hạ được một bữa ôm bụng mà cười

=> Các thầy phán đều có thái độ chủ quan về phán đoán của mình , ai cũng đều theo ý kiến của mình là đúng và phủ định ý kiến người khác là sai

 

Câu 4: Năm thầy bói đều đã sờ được voi thật và mỗi thầy cũng đã nói được một bộ phận cuat voi , nhưng không thầy nào nói đúng về con vệt này . Từ đó em hãy chỉ ra sai lầm của các thầy ở đâu ?

-Khi các thầy phán đoán đã mắc phải sai lầm là không nhận định toàn bộ phận của con voi mà chỉ sờ từng bộ phận nhỏ

-Vì sự chủ quan về ý kiến cá nhân của mình không lắng nghe hay xem xét ý kiến của nhau nên đã dẫn đến tình trạng một mực    cho mình là đúng

 

Câu 5: Từ câu truyện " Thầy bói xem voi " đã để lại cho ta những bài học gì ?

 -Từ câu chuyện cười thầy bói xem voi mà nhân dân ta có cầu tục ngữ: Thầy bói nói mò. Truyện cười này nhằm chế giễu bọn thầy bói mắt đã mùa mà còn giở trò bịp bợm, kiếm ăn bằng trò mê tín dị đoan.

-Truyện Thầy bói xem voi còn mang tính ngụ ngôn sâu sắc. Nhân dân nêu lên bài học về cách nhìn và cách đánh giá sự vật, hiện tượng, không được chủ quan, phiến diện, phải có quan điểm toàn diện.( mắt thấy tai nghe ) Trong học tập và cuộc sống hàng ngày, bài học ấy rất cần thiết đối với mỗi người.

Bài viết gợi ý: