Soạn bài: THẦY BÓI XEM VOI

(Truyện ngụ ngôn)

 

 

ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:

Câu 1:

  • Cách thầy bói xem voi và phán về voi:
    • Vì mù nên họ không thấy được cả voi mà mỗi người chỉ sờ được một bộ phận của con voi nhưng họ đều tưởng đã biết tất cả về voi.
    • Khi họ phán về những bộ phận của voi mà họ sờ được đều rất đúng, họ đã dùng lối so sánh, ví von để diễn tả về những bộ phận mà họ đã sờ được. Để diễn tả về voi như cái chổi cùn, như con đỉa, như cái cột đình, như cái quạt thóc.
  • Thái độ của các thầy khi phán về voi:
    • Ai cũng quả quyết ý kiến của mình là đúng, không chấp nhạn ý kiến của người khác.
    • Tranh cãi quyết liệt, cuối cùng dẫn đến xô xát đánh nhau chảy tóe máu đầu.

Câu 2: Sai lầm của các thầy này:

  • Là chỉ sờ thấy bộ phận mà không nhìn thấy toàn thể
  • Chủ quan trong việc nhận thức sự vật hiện tượng, tự cho là mình đúng. Như vậy họ không chỉ mù mắt mà còn mù về phương pháp đánh giá, mù về nhận thức.

Câu 3:  Truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem voi” cho ta bài học vô cùng ý nghĩa:

  • Giúp ta biết cách nhìn nhận, đánh giá trong cuộc sống: phải nhìn nhận sự việc ở phương diện tổng thể, chứ không nên lấy cái bộ phận, đơn lẻ thay cho toàn thể.
  • Phải biết lắng nghe ý kiến của người khác, không nên bảo thủ hay cố chấp là mình đúng.
  • Muốn đánh giá một sự việc hay hiện tượng được chính xác thì phải có sự kết hợp nhiều yếu tố như tai nghe, mắt thấy,…

Bài viết gợi ý: