I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
Đọc văn bản
a) Nhan đề văn bản là trọng tâm của bài thuyết minh. Tác giả không miêu tả một cây chuối cụ thể nào mà dùng yếu tố miêu tả để khơi gợi sự cảm nhận khi nói về cây chuối trong đời sống Việt Nam. Vì thế người đọc chỉ biết những chi tiết về loại cây, lá, thân, quả. Đây là những chi tiết có giá trị thuyết minh.
b) Các cầu thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối:
Đoạn 1 chú ý câu đầu tiên: “Đi khắp... núi rừng” và hai câu cuối đoạn.
Đoạn 2 chú ý câu: “Cây chuối là thức ăn thức dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả!”.
Đoạn 3 giới thiệu quả chuối. Đoạn này giới thiệu những loại chuối và các công dụng:
- Chuối chín để ăn.
- Chuối xanh để chế biến thức ăn.
- Chuối để thờ cúng.
Mỗi loại lại chia ra những cách dùng, cách nấu món ăn, cách thờ cúng khác nhau.
c) Những câu văn có tính miêu tả về cây chuối:
- Lần lượt theo từng đoạn như trên, chú ý đoạn đầu, đoạn tả chuối trứng cuốc, tả các cách ăn chuối xanh.
- Trả lời câu hỏi về vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong việc thuyết minh về cây chuối. Đọc Ghi nhớ.
d) Đây là đoạn trích nên không thể thuyết minh toàn diện các mặt. Các em cần lưu ý tính hoàn chỉnh của bài, cần có nhu cầu được thuyết minh đầy đủ hơn.
II. LUYỆN TẬP
1. Bài luyện tập này vừa củng cố những bài học đã học, vừa hướng dẫn các em hoàn chỉnh phần thuyết minh về cây chuối.
Bài luyện tập nêu các chi tiết về:
- Thân cây chuối...
- Lá chuối (lá tươi, lá khô)...
- Nõn chuối...
- Bắp chuối...
- Quả chuối...
Các em chú ý vừa thuyết minh, vừa miêu tả các chi tiết nêu trên của cây chuối.
2. Chú ý hai mặt: yêu cầu thuyết minh và yếu tố miêu tả trong văn bản. Chẳng hạn: “Tách là... Chén là... Có uống cũng nâng...”.
3. Các em tìm và đánh dấu các câu miêu tả trong bài văn. Ví dụ, câu 1 đoạn đầu, câu “Lân được trang trí công phu...” ở đoạn 3, “Người tham gia chia làm hai phe...” ở đoạn 4, cầu “Bàn cờ là bãi...” đều là câu miêu tả.